Sơ tán nhà máy sản xuất vaccine của AstraZeneca tại Anh
Một nhà máy sản xuất vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của AstraZeneca ở xứ Wales của Anh đã phải sơ tán sau khi phát hiện một gói đồ khả nghi.
Quang c ảnh bên ngoài nhà máy dược phẩm Wockhardt UK thuộc khu công nghiệp Wrexham. Ảnh: Getty Images
Wockhardt UK – công ty vận hành nhà máy trên ngày 27/1 cho biết đã thông báo vụ việc tới các cơ quan hữu quan. Theo hãng truyền thông BBC, đơn vị rà phá bom của cảnh sát Anh đã có mặt tại hiện trường làm nhiệm vụ.
Trong khi đó, cảnh sát Anh cho biết họ đang xử lý sự vụ tại khu công nghiệp Wrexham – nơi nhà máy tọa lạc, đồng thời yêu cầu người dân tránh xa khu vực nói trên.
Wockhardt UK là nhà máy đảm nhận khâu sau cùng là chia vaccine vào lọ chứa và sau đó đóng gói thành phẩm trước khi xuất xưởng phân phối. Theo thỏa thuận giữa AstraZeneca và Anh, hãng sẽ cung cấp cho quốc gia châu Âu này 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Video đang HOT
Sự việc tại nhà máy Wockhardt UK xảy ra trong bối cảnh nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 khan hiếm đang khiến chương trình tiêm chủng của Liên minh châu Âu (EU) bị chậm trễ hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Căng thẳng giữa EU và AstraZeneca leo thang sau khi công ty sản xuất vaccine này thông báo sẽ cắt giảm nguồn cung cho EU trong quý I/2021. Hiện giới chức EU và đại diện AstraZeneca đang thương lượng về vấn đề này.
Anh gây sốc: Cho phép tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 trên cùng một người
Các chuyên gia y tế Anh cho phép "trộn" các loại vắc xin ngừa COVID-19 khi tiêm chủng (trong tình huống cần kíp) trong bối cảnh biến thể mới của virus corona khiến các ca nhiễm tăng nhanh ở nước này. Giới chuyên gia cảnh báo nguy hiểm.
Chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech tại một trung tâm y tế ở Buckinghamshire, Anh - Ảnh: ZUMAPRESS
Báo New York Times ngày 1-1 cho biết thay đổi mới nhất trong hướng dẫn tiêm chủng của Anh cho thấy sự khác biệt bất ngờ so với hướng dẫn trước đó, và hoàn toàn khác với các tiếp cận tiêm chủng của Mỹ.
Hướng dẫn mới của Anh hiện nay cho phép một người nhận mũi tiêm vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 thứ hai khác loại với mũi đầu tiên trong trường hợp cần thiết. Cho đến nay, Anh đã cấp phép sử dụng vắc xin COVID-19 trong tình huống khẩn cấp đối với 2 loại vắc xin của hãng Pfizer/BioNTech và AstraZeneca.
"Đối với những người tiêm chủng theo lịch trình và đến một điểm tiêm chủng không có cùng loại với mũi tiêm trước đó, hoặc trong trường hợp không nhớ rõ loại vắc xin đã tiêm lần đầu, họ sẽ được tiêm một mũi tiêm của vắc xin sẵn có tại địa phương" - hướng dẫn mới cập nhật của Anh cho hay.
Tuy nhiên, hướng dẫn cũng nói rằng tốt nhất nên tiêm liều thứ hai cùng loại vắc xin với liều thứ nhất. Hướng dẫn lưu ý chỉ nên sử dụng biện pháp tiêm ngừa khác loại vắc xin trong trường hợp bệnh nhân thuộc diện "nguy cơ cao ngay lập tức" hoặc thuộc diện "không có khả năng đi tiêm lại".
Hướng dẫn giải thích việc cho phép tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 khác nhau vì cả hai đều được chế tạo bằng công nghệ mRNA. Hướng dẫn mới của Anh khiến giới chuyên gia y tế bận tâm.
"Không có dữ liệu nào về việc này" - ông John Moore, chuyên gia vắc xin của ĐH Cornell (Mỹ), nói. Ông Moore nhận định là các quan chức Anh "dường như đã bỏ qua các bằng chứng khoa học và chỉ tập trung để giải quyết tình hình lộn xộn trước mắt".
Anh ngày 1-1 đã ghi nhận hơn 53.000 ca mắc mới và 613 ca tử vong vì COVID-19 sau khi phát hiện một biến thể mới của virus corona có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn. Hiện tại nước này đã có trên 2,5 triệu ca nhiễm, cao thứ 6 toàn cầu, theo trang worldometers.info .
Những thay đổi mới nhất của các quan chức y tế Anh cũng hoàn toàn trái ngược với khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, trong đó khẳng định rằng các loại vắc xin "không thể thay thế cho nhau" và "tính an toàn và hiệu quả của hỗn hợp các vắc xin chưa được đánh giá".
CDC Mỹ đã từ chối bình luận về hướng dẫn mới cập nhật của Anh, theo báo New York Time s. CDC Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech và Moderna.
Chiến dịch tiêm chủng cho người Mỹ cũng bị chỉ trích là quá chậm so với dự kiến khi đến nay chỉ có hơn 2,8 triệu người được tiêm ngừa. Trước đó, Chính phủ Mỹ từng công bố kế hoạch chủng ngừa cho 20 triệu người vào cuối năm 2020.
Điểm khác biệt giữa vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và AstraZeneca Hôm 30/12, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên phê duyệt vaccine ngừa bệnh COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển, bổ sung thêm một loại vaccine vào "kho vũ khí" ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan. Một nhân viên y tế giới thiệu vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech tại một bệnh viện vùng ngoại ô...