Sờ soạng không phải là dâm ô: Lỗ hổng pháp luật gây nguy hiểm
Những hành vi như sờ ngực, sờ đùi, sờ mông…vẫn được xã hội coi là hành vi dâm ô nhưng lại thường bị bỏ qua.
Vụ việc thầy giáo ở Bắc Giang sờ soạng học sinh được cơ quan chức năng xác định chưa phải hành vi dâm ô khiến dư luận quan tâm còn thắc mắc. Theo giải thích của các luật sư, hiện vẫn có nhiều cách giải nghĩa về “hành vi dâm ô”, nên các cơ quan tố tụng rất lúng túng khi áp dụng điều luật này vào cuộc sống. Đây sẽ là lỗ hổng lớn trong luật khi những hành vi như sờ ngực, sờ đùi, sờ mông…vẫn được xã hội coi là hành vi dâm ô nhưng lại thường bị bỏ qua.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Chỉ cần lệch một chút sẽ thành vi phạm hoặc không
Trong luật học, “quấy rối tình dục” không phải là lỗi mà là một khái niệm để chỉ nhóm hành vi xâm hại tình dục người khác. Vấn đề là các hành vi quấy rồi tình dục có là hành vi, vi phạm pháp luật và nếu có thì thuộc nhóm vi phạm nào?
Trong Bộ luật Hình sự, không có tội “quấy rối tình dục”. Khái niệm này được mọi người sử dụng và có nội hàm bao gồm đủ loại hành vi với những phương thức tác động đến tình dục của người bị hại, như: quấy rối trên thân thể, quấy rối bằng những từ ngữ, hình ảnh mang tính kích thích về tình dục….
Bộ Luật hình sự cũng chỉ quy định chung về hành vi, điển hình như hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Cụ thể, Điều 146, Bộ luật Hình sự quy định “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Với quy định này, việc xác định hành vi dâm ô không dễ dàng. Đối với hành vi dâm ô, dấu hiệu rõ ràng nhất mà luật quy định là “không nhằm mục đích giao cấu” còn thế nào là “dâm ô” thì chưa được mô tả.
Do vậy, việc kết luận dâm ô hay không phụ thuộc khá lớn vào nhận thức, sự hiểu biết pháp luật và sự tử tế của người thực thi pháp luật.
Chỉ cần lệch một chút về lập luận có thể không vi phạm hoặc vi phạm.
Thậm chí, trong một vụ việc, kết luận về tội phạm còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật của người điều tra và những người làm công tác tư pháp. Họ muốn bảo vệ chủ thể nào (nhà trường hay học sinh) thì có thể lâp luận theo hướng mong muốn.
Việc sờ đến “vùng nhạy cảm” của học sinh là điều không chấp nhận được của một thầy giáo. Điều này để lại di chứng lâu dài cho đứa trẻ. Hành vi này phải gọi là “dâm ô”.
Một thầy giáo sờ vào đùi, mông những học sinh dưới 15 tuổi trong khi họ không có nhiệm vụ và quyền hạn được sờ đến những điểm đó trên cơ thể người học không thể không là hành vi dâm ô.
Video đang HOT
Nhiều nhà luật học cho rằng: một trong các tiêu chí đánh giá mức độ văn minh về pháp lý của một quốc gia là “pháp luật phải bảo vệ được kẻ yếu”.
Trong vụ việc này, người thực thi pháp luật chưa làm được chức năng cao cả ấy của pháp luật, ý thức bảo vệ trẻ em chưa đủ mạnh để vượt qua những lợi ích khác.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải phóng, TP.HCM: Dâm ô về bản chất là chỉ cần có hành vi sờ vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ em
“Quấy rối tình dục” chưa phải là một thuật ngữ pháp lý nên không có cơ sở để xử lý hành vi này.
Tuy nhiên, nếu ai đó có lời nói khiêu khích, trêu ghẹo người khác, dù có tính dục vọng hay không thì vẫn có thể xử lý xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về hình sự, hiện không có tội danh nào đặc thù cho hành vi này, tuy nhiên có thể xử lý về hành vi “làm nhục người khác”, nếu việc quấy rối diễn ra nơi công cộng, đông người.
Trong trường hợp, hành vi đó vượt quá giới hạn, thì có thể truy cứu nhóm tội liên quan đến tình dục: như giao cấu với trẻ em, dâm ô, hiếp dâm”.
Hiện nay nhiều người đang hiểu dâm ô và quấy rối tình dục là như nhau. Ở đây, một bên là cách nói dân gian, còn một bên là thuật ngữ trong luật.
Tuy vậy, theo cách hiểu dân gian thì hai cái này có những điểm tương đồng, hành vi như nhau, nhưng tùy đối tượng và mức độ sẽ bị xử lý khác nhau.
Hiện vẫn có nhiều cách giải nghĩa về “hành vi dâm ô”, nên các cơ quan tố tụng rất lúng túng khi áp dụng điều luật này vào cuộc sống.
“Dâm ô về bản chất là chỉ cần có hành vi sờ soạng vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ em, thay vì chỉ được hiểu là sờ vào bộ phận sinh dục.
Do vậy, dâm ô về bản chất là chỉ cần có hành vi sờ soạng vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ em, thay vì chỉ được hiểu là sờ vào bộ phận sinh dục.
Có như vậy mới phòng ngừa và răn đe được loại tội phạm dâm ô đang khá phổ biến như hiện nay.
Lê Huyền(Ghi)
Đồng nghiệp nói gì về thầy giáo trong vụ việc ở Bắc Giang?
Có mặt tại Trường Tiểu học Tiên Sơn chiều 6/3, đúng thời điểm toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đang sinh hoạt chuyên môn, Khi phóng viên mở đầu câu chuyện liên quan đến sự việc đáng tiếc vừa xảy ra tại nhà trường thì toàn bộ những đồng nghiệp của thầy giáo M. có mặt tại hội trường ai nấy đều rơi nước mắt.
Cô giáo Nguyễn Thị Trang nói thầy M. tính tình hiền lành, hòa đồng với đồng nghiệp và gần gũi với học sinh, không những của lớp mình mà cả với các em học sinh của các lớp khác thầy cũng rất vui vẻ. Với đồng nghiệp, thầy luôn quan tâm, chia sẻ công việc những lúc khó khăn. Khi giảng dạy thầy luôn là người nhiệt tình, tâm huyết, luôn nêu cao trách nhiệm trong công việc.
Cô Doãn Thanh Mai nói: “Tôi cũng chỉ nghĩ rằng thầy M. đã uống rượu nên hành vi của thầy có thể không chuẩn mực như: vỗ vai, véo tai, véo mũi học sinh. Sự việc vừa qua tôi rất thương và đồng cảm với thầy. Sáng thứ 2, sau khi sự việc xảy ra trong lúc tình cờ đi rửa chén ở khu bếp, tôi có nghe được các em học sinh nói chuyện với nhau rằng chúng mình mong rằng thầy mình không làm sao, nếu thầy không được dạy thì buồn lắm”.
Cô Mai cho biết thêm: “Thầy M. đôi khi cũng vỗ vai hoặc vỗ má chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng theo một thói quen hay tình cảm nên thầy giáo mới có những hành động như thế. Chúng tôi cũng mong dư luận hay nhìn công bằng đối với đồng nghiệp của chúng tôi trong sự việc vừa qua”.
Thầy Nguyễn Văn Hạnh một người đồng nghiệp sống gần nhà cho hay: “Là hàng xóm với thầy M. nhiều năm, tôi cũng thường xuyên thấy thầy hay véo mũi, vỗ vai con cháu trong gia đình. Vì vậy, tôi mong là dư luận có cái nhìn nhiều chiều về sự việc, vì sự việc không đến mức như thế”.
Khi được hỏi về cảm xúc của các thầy cô như thế nào khi cơ quan chức năng đưa ra kết luận ban đầu là chưa đủ căn cứ để chứng minh thầy M. có hành vi dâm ô đối với các em học sinh, cô giáo Thân Thị Tuyết nói: “Tôi nghĩ rằng đây không chỉ là kết luận ban đầu mà nó sẽ là kết luận cuối cùng vì đồng chí của chúng tôi không bao giờ có những hành động vi phạm đạo đức như vậy”.
Theo Giáo dục và Thời đại
Thầy sàm sỡ trò mà không tổn thương ư?
Có không ít phụ huynh nghĩ rằng "thôi, cũng chưa có gì nghiêm trọng, nói ra nhiều khi người ta đồn đại lại ảnh hưởng không tốt đến con mình bởi dù gì nó cũng là con gái". Cũng có khi họ chỉ sống trong phạm vi nhỏ, làm căng lên con mình bị trù dập thì chẳng chuyển đi đâu được. Vì vậy những đứa trẻ đó đã lớn lên với tổn thương như thế đến cuối cuộc đời.
Ngôi trường, nơi xảy ra vụ việc gây ồn ào dư luận - Ảnh: Internet
"Chưa đủ căn cứ kết luận hành vi dâm ô"; "Công an nhận định thầy giáo ở Bắc Giang không dâm ô học sinh"; "Sự việc không nghiêm trọng"; "Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy các em không bị tổn thương gì, dù chưa có kết quả cuối cùng nhưng tôi dám khẳng định điều này sẽ không có gì thay đổi"... là kết luận của lãnh đạo huyện Việt Yên, công an huyện Việt Yên, lãnh đạo phòng GD-ĐT huyện Việt Yên và của vợ ông Minh đồng thời là đồng nghiệp của ông, trong vụ việc ông này bị tố cáo có hành động dâm ô đối với 13 nữ sinh lớp 5A của Trường tiểu học Tiên Sơn (H.Việt Yên, Bắc Giang).
Tôi không phải luật sư, nên không rõ cần phải có bằng chứng, căn cứ nào là điều kiện cần và đủ mới có thể kết luận rằng hành vi của ông Minh là "hành vi dâm ô". Chỉ biết theo theo điều 146 Bộ luật Hình sự (tội dâm ô với người dưới 16 tuổi), dâm ô là hành vi có tính chất dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người thực hiện hành vi mà không nhằm mục đích giao cấu hoặc các hành vi quan hệ tình dục khác.
Biểu hiện của hành vi này thường là chạm vào khu vực nhạy cảm trên cơ thể nạn nhân. Việc chạm mông, sờ đùi nếu nhằm để thỏa mãn dục vọng của người thực hiện hành vi thì đó là dấu hiệu khách quan của hành vi dâm ô. Vậy xin hỏi lãnh đạo huyện Việt Yên, công an huyện Việt Yên, các vị thuộc cơ quan công quyền, rằng các vị đã căn cứ vào điều gì để đưa ra kết luận như thế?
Còn lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Việt Yên lại cho rằng sự việc không nghiêm trọng. Thật phẫn nộ khi một vị lãnh đạo lại có phát ngôn thiếu tâm và thiếu tầm như thế. Ông thiếu tâm vì ông không biết đặt mình vào hoàn cảnh những nữ sinh đáng thương kia. Ông thiếu tầm bởi ông không thấy rằng với người làm nghề giáo, đạo đức là thứ quan trọng nhất. Nếu con gái ông là một trong những đứa trẻ kia, ông cảm thấy thế nào? Nếu hôm nay ông cho rằng hành vi của ông Minh không nghiêm trọng, liệu có phải về sau sẽ lại có những ông Minh khác như thế chăng?
Là lãnh đạo của những người đào tạo nên thế hệ tương lai mà có trái tim vô cảm như ông, chắc ông cũng phải tự xem lại mình.
Ý kiến của vợ ông Minh rằng "kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy các em không bị tổn thương gì", trong một chừng mực nào đó, tôi thông cảm vì đấy là chồng bà, cũng là đồng nghiệp của bà. Nhưng thưa bà, thà rằng bà im lặng chắc dư luận sẽ cảm thông hơn. Bà nói ra chỉ làm người đời phẫn nộ.
Thế nào là không tổn thương gì? Phải chăng phải có vết tích gì để lại trên cơ thể những đứa trẻ chỉ đáng tuổi con bà thì mới được xem là tổn thương? Bà được học hành tử tế để có thể đóng vai cô giáo là mẹ hiền thì chắc cũng có học tâm lý hành vi trẻ em, tâm lý học sinh trong quá trình học chứ? Bà có hiểu thế nào là những tổn thương tâm lý mà một đứa trẻ có thể gặp phải sau khi ông chồng "có đạo đức" như bà nói, đã hành động thiếu đạo đức nhà giáo như thế không?
Xét ở khía cạnh là con người, lời nói của bà chỉ chứng tỏ bà thiếu sự tử tế bởi chỉ có thiếu sự tử tế mới không biết xót thương cho những đứa trẻ đang phải chịu tổn thương cảm xúc từ hành vi thiếu đạo đức của ông chồng khả kính của bà, đang phải chịu áp lực từ dư luận xã hội cho dù chúng ngây thơ, vô tội.
Xét ở khía cạnh là người làm công tác giáo dục, phải chăng bà nên đi học lại nghiệp vụ giảng dạy, tâm lý sư phạm để hiểu thế nào là tổn thương, để có phát ngôn cho đúng tư cách sư phạm?
Tôi đã gặp một số trường hợp từng rơi vào hoàn cảnh như những em học sinh kia, những đứa trẻ ngây thơ, hoảng sợ, không biết phải làm gì. Bố mẹ chúng cũng không làm gì được bởi nào có bằng cớ gì, ai mà tin lời của một đứa trẻ? Có không ít phụ huynh nghĩ rằng "Thôi, cũng chưa có gì nghiêm trọng, nói ra nhiều khi người ta đồn đại lại ảnh hưởng không tốt đến con mình bởi dù gì nó cũng là con gái". Cũng có khi họ chỉ sống trong phạm vi nhỏ, làm căng lên con mình bị trù dập thì chẳng chuyển đi đâu được. Và những đứa trẻ đó đã lớn lên với tổn thương như thế đến cuối cuộc đời.
Tôi đã theo dõi vụ việc từ đầu đến cuối để không nhận định sai, để không bị truyền thông dẫn dắt. Tôi khẳng định rằng hành vi của ông là thiếu đạo đức, rất nghiêm trọng khi xét từ góc độ quyền lợi của những đứa trẻ.
Tôi hết sức kinh ngạc và phẫn nộ khi những bài báo mà tôi đọc chỉ khai thác yếu tố "mới mẻ" của sự việc mà không để tâm đến việc bảo vệ những đứa trẻ vô tội của lớp 5A kia. Tôi hoàn toàn ủng hộ vị phụ huynh của một trong số các học sinh khi không cho công an tiếp xúc để lấy lời khai của con mình, bởi điều này sẽ tổn thương cháu nặng nề hơn nếu người hỏi không hiểu biết về tâm lý trẻ em.
Là người đã và đang trực tiếp giảng dạy hơn 20 năm trong nghề, tôi hy vọng vụ việc được giải quyết nghiêm khắc vì quyền trẻ em và giá trị nhân phẩm của phụ nữ. Bởi các em sẽ là những phụ nữ trong tương lai.
Trương Thị Mai Hạnh
Giảng viên Trường đại học Văn hóa TP.HCM
Theo motthegioi
Nói "sờ mông sờ đùi mà không dâm ô" là đánh tráo khái niệm! "Thầy giáo sờ mông sờ đùi, sàm sỡ các em học sinh nhưng kết luận của cơ quan điều tra không phải hành vi dâm ô là đang đánh tráo khái niệm" - Tiến sĩ Khuất Thu Hồng - Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hội, chuyên gia nghiên cứu về giới tính, tình dục khẳng định. Như Dân Việt đã...