So sánh ngành Thẩm định giá và Quản trị kinh doanh
Trong thư gửi đến ban Tư vấn tuyển sinh, bên cạnh xu hướng của marketing, thí sinh cũng băn khoăn về sự tương quan giữa ngành Thẩm định giá và Quản trị kinh doanh.
Thí sinh tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh Lê Hiếu.
- Các thây cô cho em hỏi ngành Thâm định giá và ngành Quản trị kinh doanh ngành nào sau này có thê kiêm viêc dê hơn. Em nghe nói ngành Quản trị kinh doanh sau này rât khó kiêm việc và Thâm định giá lương có cao không? – bạn Lee Huynh ở email Leehuynh159@gmail.com.
Video đang HOT
Thầy Huỳnh Nhật Trường – Chuyên viên Tư vấn tuyển sinh – ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF):
Ngành thâm định giá là một chuyên ngành hẹp sẽ cung cấp cho người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn về thẩm định giá để người học có khả năng vận dụng kiến thức trong thực tế qua các cuộc thẩm định giá tài sản ở các ngân hàng, công ty.
Như vậy có thể nói học quản trị kinh doanh sẽ có kiến thức sâu rộng hơn, bao quát hơn, cơ hội việc làm sẽ cao hơn ở nhiều bộ phận của các công ty. Bất cứ ngành nào cũng cần có sự cạnh tranh giữa các ứng viên nên vấn đề việc làm và lương còn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực thực sự của bạn (kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ…), mặt bằng chung của ngành trong nền kinh tế… sau khi bạn ra trường. Chúc bạn chọn đúng ngành và thi đạt kết quả cao.
- Em có chú ý đến ngành Marketing dù có tìm hiểu ít nhiều nhưng vẫn khá mơ hồ về ngành này, nói về ngành này người ta lại cho rằng nó là quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện mà ít đề cập đến các mặt khác như vậy có đúng không? Em cũng nghe nói muốn làm ngành này thì phải “lanh”, năng động, quyết đoán mà em lại hơi trầm tính, cầu toàn và cũng không năng động lắm, không biết có thể đi theo ngành này không? – thí sinh ở địa chỉ email Armstrong nelson beb3be@gmail.com.
Thầy Huỳnh Nhật Trường – Chuyên viên Tư vấn tuyển sinh – ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF):
Chào em, ngành học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về marketing và kiến thức chuyên môn đê phân tích marketing, hoạch định và thực hiên các kê hoạch, chương trình thuôc lĩnh vực sản xuât, thương mại, du lịch, xuât nhâp khâu, dịch vụ, quản trị thương hiệu… Khi xã hội phát triển, các nhà sản xuất muốn giới thiệu sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, tổ chức các kênh phân phối sản phẩm như thế nào… cần thiết các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn phải có bộ phận markeing.
Như vậy, xét về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển, thì triển vọng của ngành này sẽ không thể thiếu được. Hiện nay có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này nằm trong ngành Quản trị kinh doanh, ví dụ ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, ngành Marketing nằm trong Khoa Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, để làm việc tốt trong lĩnh vực này, bên cạnh các tố chất, việc trau dồi các kiến thức trên giảng đường, kiến thức từ thực tiễn cũng hết sức quan trọng để giúp em khi tốt nghiệp có đủ bản lĩnh nghề nghiệp.
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Thành lập Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
Ngày 18/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Tài chính-Quản trị kinh doanh.
Trường Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Tài chính. Trụ sở chính của trường đặt tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng trước khi cho phép mở ngành đào tạo đại học và tuyển sinh.
Trước đó, trường Cao đẳng Tài chính-Quản trị Kinh doanh (nay là Đại học Tài chính-Quản trị kinh doanh) trực thuôc Bô Tài chính, được thành lâp theo Quyêt định sô 6584/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/11/2005 của Bô trưởng Bô Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tô chức lại hai trường Cao đẳng Tài chính Kê toán I và Cao đẳng Bán công Quản trị Kinh doanh thuôc Bô Tài chính.
Hiện nhà trường có sáu khoa gồm tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, thẩm định giá, hệ thống thông tin kinh tế, lý luận chính trị hai bộ môn là ngoại ngữ và giáo dục thể chất.
Theo TTXVN
Cả nước có 212 chương trình liên kết đào tạo được hoạt động Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT vừa công bố danh mục các chương trình liên kết đào tạo đã được phê duyệt, cập nhật đến ngày 2/3/2013. Theo lãnh đạo Cục đào tạo với nước ngoài, hiện cả nước có 233 chương trình liên kết đào tạo, trong đó 212 chương trình đang hoạt động và 15 chương trình đã dừng...