So sánh học phí ngành Ngoại ngữ các đại học
Học phí ngành Ngoại ngữ thường 9,8 triệu đồng một năm với hệ đại trà, riêng chương trình chất lượng cao là 14-36 triệu đồng.
1. Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường tuyển sinh các ngành gồm Ngôn ngữ Anh, Nga, Trung, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Ả Rập chương trình chuẩn; Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn chương trình chất lượng cao.
Trường thu 280.000 đồng một tín chỉ với sinh viên các ngành ngôn ngữ nước ngoài chương trình chuẩn. Tổng số tín chỉ ngành này là 128 trong bốn năm, trung bình học phí một năm gần 9 triệu đồng. Với chương trình chất lượng cao, học phí một năm là 35 triệu đồng, tổng tín chỉ trong bốn năm là 152.
2. Đại học Hà Nội
Đại học Hà Nội đào tạo 10 ngành ngôn ngữ gồm: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Nhật, Hàn Quốc. Trừ Ngôn ngữ Trung Quốc, Itay và Hàn Quốc có chương trình chất lượng cao, các ngành còn lại chỉ có chương trình chuẩn. Điểm trúng tuyển các ngành này năm 2019 dao động 25,88-33,85, môn ngoại ngữ nhân hệ số hai.
Trường thu học phí theo tín chỉ. Các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận của ngành đào tạo bằng tiếng Anh thu 650.000 đồng/tín chỉ. Các học phần còn lại 480.000 đồng/tín chỉ. Chương trình đào tạo chất lượng cao đối với các ngành ngôn ngữ Trung Quốc, Italy và Hàn Quốc 770.000 đồng/tín chỉ.
3. Đại học Ngoại thương
Bốn ngành Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Quốc và Nhật chỉ tuyển sinh tại Đại học Ngoại thương trụ sở chính tại Hà Nội. Điểm trúng tuyển các ngành này năm 2019 từ 31,75 đến 34,3.
Năm học 2020-2021, với các chương trình đại trà, học phí là 18,5 triệu đồng. Các chương trình Chất lượng cao, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, Kế toán – Kiếm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế 40 triệu đồng một năm.
4. Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên
Video đang HOT
Khoa đào tạo bốn ngành ngôn ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc. Năm ngoái, điểm trúng tuyển của bốn ngành này lần lượt là 18,5, 13, 13 và 20,5. Trường thu học phí theo quy định của Chính phủ, mức 9,8 triệu đồng một năm, được quy đổi ra học phí tín chỉ theo từng chương trình đào tạo.
5. Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Sáu ngành ngôn ngữ tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế là Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, tuyển khoảng 1.200 sinh viên. Điểm chuẩn năm 2019 các ngành này từ 15 đến 21,5, cao nhất là Ngôn ngữ Hàn Quốc, kế đó là Ngôn ngữ Trung Quốc – 21.
Học phí cho các ngành này 9,8 triệu đồng một năm. Riêng ngành Ngôn ngữ Nga, sinh viên được giảm 50% học phí.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Giang Huy
6. Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Trường đào tạo các ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan theo chương trình đại trà, trong đó ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc có thêm hệ chất lượng cao. Trừ Ngôn ngữ Anh tuyển 400 sinh viên, các ngành còn lại chủ yếu tuyển 40-80.
Năm ngoái, Ngôn ngữ Hàn Quốc lấy điểm cao nhất – 23,58, kế đó là Ngôn ngữ Trung Quốc 23,34, còn lại dao động 18,13-22,86.
Trường thu học phí 9,8 triệu đồng một năm với chương trình đại trà, 14 triệu đồng một năm chương trình chất lượng cao.
7. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM
Trường tuyển sinh các ngành ngôn ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức, Tây Ban Nha, Italy, trong đó duy nhất Ngôn ngữ Anh đào tạo hệ chất lượng cao, tuyển tổng 825 sinh viên. Năm 2019, điểm trúng tuyển dao động mức 19-25,5.
Với chương trình đại trà, học phí là 184.000 đồng/tín chỉ. Tại chương trình chất lượng cao, học phí một năm là 36 triệu đồng, riêng hệ tài năng được miễn.
8. Đại học Sư phạm TP HCM
Sáu ngành ngôn ngữ được đào tạo tại Đại học Sư pham TP HCM gồm Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, chỉ tiêu từ 80 đến 200. Năm ngoái, Ngôn ngữ Anh lấy điểm chuẩn cao nhất – 23,25, kế đó là Hàn Quốc 22,75 điểm. Điểm trúng tuyển Ngôn ngữ Trung Quốc và Nhật là 22, còn lại 17,5 cho tất cả tổ hợp.
Trường chưa thông báo học phí năm học 2020-2021 trên website. Năm ngoái, với các học phần khoa học xã hội, sinh viên phải nộp 263.000 đồng/tín chỉ. Các học phần khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng là 327.000 đồng/tín chỉ.
9. Đại học Cần Thơ
Trường chỉ đào tạo hai ngành ngôn ngữ là Anh và Pháp, riêng Anh có hai chuyên ngành Phiên dịch, biên dịch tiếng Anh. Điểm chuẩn của hai ngành này năm 2019 là 22,5 và 17.
Năm nay, hệ đại trà học phí một năm là 9,8 triệu đồng, dự kiến năm 2021 tăng lên 10,8 triệu đồng. Với hệ chất lượng cao, các em học chương trình 4,5 năm nộp học phí 27 triệu đồng một năm.
10. Đại học Thăng Long (Hà Nội)
Trường tuyển 855 sinh viên tại bốn ngành ngôn ngữ gồm Anh, Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc. Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Anh là 19,8, thấp nhất trong bốn ngành, còn Ngôn ngữ Trung Quốc cao nhất – 21,6.
Năm nay, học phí ngành Ngôn ngữ Nhật, Hàn quốc là 24 triệu đồng, Ngôn ngữ Anh, Trung Quốc 23 triệu đồng.
Đại học Thái Nguyên công bố phương án tuyển sinh năm 2020
Năm 2020, Đại học Thái Nguyên tuyển 10.540 chỉ tiêu hệ đại học chính quy và 1.240 chỉ tiêu hệ cao đẳng.
Năm 2020, Đại học Thái Nguyên sẽ tuyển sinh theo 5 phương thức. Ảnh: TNU
Đại học sẽ tuyển sinh theo 5 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT; Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020; Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ); Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 kết hợp thi năng khiếu và xét tuyển theo kết quả học tập (học bạ) kết hợp thi năng khiếu.
Đại học Thái Nguyên là một trong các đại học vùng (Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng), cùng với 2 đại học quốc gia có sứ mệnh "thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước" (Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018).
Đại học Thái Nguyên bao gồm 7 trường đại học thành viên, 2 khoa trực thuộc, 1 trường cao đẳng và 1 phân hiệu Đại học; các viện nghiên cứu khoa học và đơn vị phục vụ đào tạo. 7/7 trường đại học thành viên đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
Toàn Đại học có 141 ngành (trong đó 10 chương trình tiên tiến đào tạo bằng tiếng Anh). Năm 2020, đại học bổ sung 15 chương trình đào tạo trọng điểm theo hướng chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0.
Đây đều là những chương trình đào tạo liên quan đến các lĩnh vực công nghệ hoặc những ngành có nhu cầu lao động tăng cao trong những năm tới.
Ví dụ như Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử và marketing số, Cơ điện tử, Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao, Kỹ thuật xét nghiệm Y sinh, Công nghệ thực phẩm, Điều dưỡng, Thú y, Quản trị kinh doanh khách sạn và du lịch, Phân tích đầu tư tài chính,...
Sinh viên của Đại học Thái Nguyên sẽ có cơ hội học song hành hai chương trình (cấp 2 bằng đại học) trong cùng trường đại học hoặc giữa các trường đại học thành viên; có cơ hội trao đổi học tập, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài. Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể đăng ký học tiếp văn bằng đại học thứ hai hoặc ở bậc học cao hơn.
Ngoài ra, đại học còn có các dịch vụ hỗ trợ sinh viên như ký túc xá, dịch vụ việc làm... Hằng năm nhà trường đều dành nhiều suất học bổng cho các thủ khoa, học bổng khuyến khích học tập và nhiều chương trình miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực trong học tập.
Đề án tuyển sinh chính thức, điểm trúng tuyển đại học Y, Dược năm 2020 Một số trường đại học khối ngành Sức khoẻ đã chính thức tuyển sinh năm 2020. Các trường đại học ngành Sức khoẻ công lập chủ yếu tuyển sinh bằng hình thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Huyên Nguyễn Đề án tuyển sinh chính thức Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên Ban hành Đề án tuyển...