So sánh chất lượng của những loại cảm biến máy ảnh, liệu càng to thì càng tốt?
Medium Format, Full-frame, APS-C hay Micro 4/3 mới là loại cảm biến tối ưu?
Như đã bàn luận khá nhiều, kích thước của cảm biến trên máy ảnh cũng như smartphone có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ảnh cuối cùng. Cảm biến càng lớn thì từng điểm ảnh sẽ càng lớn, khả năng thu nhận sáng tốt hơn dẫn đến nhiễu sẽ được giảm tối thiểu, hiệu ứng ‘xóa phông’ cũng sẽ hiện ra rõ hơn. Nhưng liệu có ai biết được rõ rằng sự khác biệt này lớn đến đâu? Mới đây 2 nhiếp ảnh gia JP Morgan và Kenneth Merrill của kênh The Slanted Lens đã làm một thử nghiệm nhỏ để trả lời câu hỏi này.
2 anh sử dụng máy ảnh Hasselblad X1D II 50C (cảm biến Medium Format là dạng lớn nhất), Sony a7R IV (Full-frame là cảm biến dạng cao cấp phổ biến), Sony a6600 (APS-C nhỏ hơn 1.5 về kích thước đường chéo so với Full-frame) và Panasonic GH5 (nhỏ hơn FF 2 lần) để chụp cùng 1 tấm hình để so sánh chất lượng.
So sánh chất lượng giữa những kích thước cảm biến ảnh trên thị trường
Trong bài thử đầu tiên về độ máy, tất cả các máy đều sử dụng ống kính tiêu cự tương đương 35mm, f/8, ISO 200 và chụp trong 1 giây. Sự khác biệt hiện lên rất rõ ở dòng chữ ‘Wedbush’ trên đỉnh tòa nhà, khi cảm biến càng lớn thì chữ này hiện ra càng rõ hơn, không có những đường viền mờ xung quanh.
Bài thử tiếp theo là dải động sáng (dynamic range), ta chụp chân dung anh Merrill trong một cảnh ngược sáng sau đó chỉnh lại bằng phần mềm hậu kỳ. Máy nào có dải động sáng càng tốt thì sẽ giữ được chi tiết ở những vùng bị cháy, kèm theo đó là không tạo thêm nhiễu ở những vùng tối. Bài thử này tiếp tục có kết quả tương tự, những dòng máy ảnh có cảm biến càng lớn thì ảnh càng ’sạch’ và dễ lấy lại chi tiết khi chỉnh sửa hơn.
Ta có thể khẳng định lại được một điều: kích thước cảm biến ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ảnh của một chiếc máy ảnh. Nhưng đó không phải là tất cả những gì cần tính đến khi chọn mua máy ảnh, ta còn phải nghĩ tới những yếu tố khác như thiết kế, tốc độ, tính năng và tất nhiên là giá tiền.
Những dòng máy ảnh cảm biến nhỏ sẽ có thiết kế nhỏ nhắn và cũng cầm nhẹ tay hơn, có thể xử lý thông tin của cảm biến nhanh sẽ chụp nhiều khung hình trên giây hơn (áp dụng cho việc chụp thể thao), hoặc trong trường hợp của chiếc Panasonic GH5 đó là áp dụng vào việc quay phim chất lượng cao 4K/60fps. Và thông thường, người dùng cũng sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn để nâng cấp kích thước cảm biến, sự khác biệt có thể lên tới hàng ngàn USD. Chính vì vậy việc mua máy ảnh phải phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người cũng như số tiền mà ta muốn bỏ ra, chứ không phải chỉ chọn dựa trên kích thước của cảm biến.
Cận cảnh Fujifilm X100V: Cảm biến 26.1MP X-Trans BSI CMOS thế hệ 4, ống kính 23mm f/2.0 mới, màn hình đã có thể xoay lật 2 hướng
Hiện chiếc máy ảnh này đang được bán với mức giá gần 34 triệu đồng.
X100V là chiếc máy ảnh hybrid rangefinder mới nhất của nhà Fujifilm và là phiên bản thứ 5 trong series X100 này.
Thiết kế bên ngoài của X100V không có nhiều sự thay đổi, tổng quan vẫn rất quen thuộc với người dùng Fujifilm từ trước đến nay: thân máy nhỏ gọn, ống kính liền thân, ống ngắm lệch sang bên góc trái máy.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các góc máy được làm sắc cạnh hơn và không bị bo tròn như phiên bản trước nữa.
Điểm nâng cấp đáng chú ý nhất trên máy này chính là màn hình đã có thể lật 2 chiều (lên và xuống) để người dùng có những góc ngắm và bố cục dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tính năng cảm ứng chạm để lấy nét hoặc chụp ảnh cũng đã được bổ sung trên dòng máy này, dù có thể không phải ai cũng cần đến nó, nhất là đối với những người thích đi dạo chụp phố sẽ rất dễ bị chạm tay nhầm vào màn hình. Kích thước màn hình giữ nguyên ở mức 3 inch, tuy nhiên độ phân giải màn hình đã tăng từ 1,04 triệu lên 1,62 triệu điểm ảnh.
Bên cạnh đó, máy cũng dày ra thêm khoảng 1mm, và nặng thêm gần 10gr, điều này cũng không mấy đáng kể vì cơ bản máy này vẫn nhỏ gọn và có thể cầm sử dụng trong thời gian dài. Báng cầm được cải tiến, sâu hơn chút đỉnh nên cảm giác cầm nắm cũng được chắc chắn hơn.
Mặt trên của X100V cũng giống như phiên bản đời trước, với 2 cụm bánh xe điều chỉnh thông số đều bên nửa phải. Ta có vòng bánh xe lớn để thay đổi ISO và tốc độ màn trập, còn bánh nhỏ hơn để thay đổi EV. Nếu X100F trước đây bạn phải nhấc, giữ bánh xe để xoay thay đổi giá trị ISO thì nay trên phiên bản mới bạn không cần giữ nữa, cứ nhấc lên và vặn đổi ISO thôi.
Ống ngắm điện tử giờ đây cũng to hơn (0,5 inch so với 0,48 inch) và độ phân giải cao hơn (3.69 triệu điểm ảnh so với 2,36 triệu điểm ảnh) cùng độ làm tươi lên đến 100fps.
Lẫy thay đổi hai cơ chế ngắm EVF (electronic viewfinder) và OVF (optical viewfinder).
Với OVF bạn có thể thấy được những gì đang diễn ra ngoài khung ngắm, còn EVF lại thuận lợi hơn khi không muốn bị phân tâm và có thể thấy được bộ lọc màu đang áp vào.
Sau 4 phiên bản không có gì thay đổi, cuối cùng Fujifilm đã cho phiên bản thứ 5 này có hệ thống ống kính mới. Vẫn là 23mm (tương đương 35mm trên full frame) và F/2.0 nhưng bên trong đã được thiết kế lại, thêm vào đó là kính phi cầu bên trong giúp tăng độ nét viền và lấy nét gần được tốt hơn.
Những nâng cấp khác bao gồm cảm biến 26.1MP X-Trans BSI CMOS (thế hệ 4), 117 điểm lấy nét theo pha phủ 99% diện tích cảm biến và các điểm này có thể chia nhỏ sang 425 điểm lấy nét kết hợp. Fujifilm cũng cho biết thuật toán mới cũng giúp chiếc X100V này nhận diện mắt và khuôn mặt tốt hơn.
Viên pin NP-W126S giống đời trước nhưng Fujifilm cho biết khi dùng trên X100V sẽ có thể chụp được 350 bức ảnh khi dùng EVF hoặc 420 bức khi dùng OVF.
X100V có thể chụp burst shot với tốc độ 11 khung hình/giây (màn trập cơ) hoặc 20 khung hình/giây (màn trập điện tử). Cuối cùng, X100V còn có thể quay phim 4K/30p và 1080/120p, xuất tín hiệu 10-bit, 4:2:2 qua HDMI.
Tuấn Lê
Bồn cầu nhận diện mông, cảnh báo tình trạng sức khỏe Được trang bị máy ảnh và các cảm biến, chiếc bồn cầu thông minh này có thể phân tích chất thải để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như sử dụng 'vân mông' để nhận diện người dùng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã tạo ra chiếc bồn cầu có thể nhận diện người dùng qua "lỗ hậu" để...