So sánh ba smartphone tầm trung giá tốt: Oppo Neo, Lumia 525 và Galaxy Trend Plus
Cả ba smartphone đều có giá bán dưới 4 triệu.
Smartphone đang ngày càng trở nên phổ biến hơn so với những năm trước. Giờ đây, chúng ta có thể bắt gặp người dùng smartphone ở khắp mọi nơi. Trong bài viết này, GenK sẽ giới thiệu tới bạn đọc ba lựa chọn khá hấp dẫn với giá thành chưa tới 4 triệu đồng. Ba smartphone đó là Oppo Neo, Nokia Lumia 525 và Samsung Galaxy Trend Plus.
*Đính chính: Lumia 525 có giá là 3,5 triệu đồng.
Thiết kế:
Do thuộc phân khúc tầm trung nên cả ba máy đều có thiết kế nhỏ gọn. Thiết kế của Lumia 525 và Trend Plus hầu như không có nhiều khác biệt với phiên bản tiền nhiệm Lumia 520 và Galaxy Trend. Tuy vậy, phần nắp lưng của hai máy này đã có một thay đổi nhỏ nằm ở cách hoàn thiện chất liệu. Galaxy Trend Plus có nắp lưng vân li ti hạn chế xước trong khi Lumia 525 lại có mặt lưng bóng. Thiết kế của cả ba thiết bị đều được vát cong phần lưng giúp đem lại cảm giác thoải mái khi cầm trên tay. Tuy nhiên, Galaxy Trend Plus có các góc được bo tròn trong khi hai máy còn lại thì vuông vức hơn. Oppo Neo dù màn hình lớn hơn nhưng cảm giác cầm trên tay vẫn khá thoải mái do có phần viền màn hình mỏng.
Màn hình:
Galaxy Trend Plus có lẽ được tạo nên để trở thành đối thủ của Lumia 525 khi mà cả hai sở hữu khá nhiều điểm tương đồng, trong đó có màn hình. Cả hai đều có chung kích thước màn hình 4 inch, độ phân giải 480 x 800 pixel. Trong khi đó, màn hình của Oppo Neo lại có kích thước 4,5 inch nhưng có độ sắc nét ngang bằng với hai đối thủ còn lại do độ phân giải chỉ nhỉnh hơn một chút là 480 x 854 điểm ảnh. Màn hình của Lumia 525 cho tông màu hơi ấm nhưng người dùng có thể cấu hình tùy sở thích qua tiện ích Lumia Color Profile có sẵn trong máy. Đối thủ Trend Plus lại cho khả năng hiển thị rực hơn nhưng cũng hơi có xu hướng ngả tông màu lạnh. Sản phẩm cuối cùng, Oppo Neo lại có màu sắc khá chân thực nhưng lại hơi nhạt hơn hai thiết bị nêu trên.
Video đang HOT
Camera:
Đây là một trong những đặc tính được nhiều người dùng lưu tâm nhất khi chọn lựa smartphone. Cả ba smartphone trong bài viết đều có camera mang độ phân giải 5 MP. Tuy vậy, Oppo Neo không có chức năng tự động lấy nét như hai máy còn lại nên hơi yếu thế trong phần so sánh này. Lumia 525 cho tốc độ chụp và chất ảnh khá tốt và được “trợ lực” bởi bộ ứng dụng chụp hình độc quyền của Nokia. Galaxy Trend Plus cũng được thừa hưởng những chế độ chụp hữu ích từ các siêu phẩm Note 3 hay S4 nhưng ảnh chụp chưa thật sự đạt như mong đợi.
Hiệu năng:
Cả ba sản phẩm được so sánh lần này đều có bộ xử lý lõi kép và xung nhịp nằm trong khoảng từ 1 tới 1,3 GHz. Tuy nhiên, Oppo Neo với chỉ số cao nhất (1,3 GHz) lại cho hiệu năng hơi khiêm tốn hơn hai đối thủ, độ trễ là vẫn có khi thực hiện các tác vụ như kéo thanh thông báo, mở ứng dụng chưa nhanh. Điều này có lẽ do hệ điều hành tùy biến ColorOS của Oppo chưa được họ tối ưu cho chiếc máy này. Hy vọng các bản cập nhật tới của ColorOS cho Neo sẽ ổn định hơn. Lumia 525 với Windows Phone 8 cho hiệu năng rất mượt mà trong mọi tác vụ, nhưng sự thiếu thốn về ứng dụng vẫn đang là một điểm trừ cho hệ điều hành này. Với giao diện cũng được tùy biến lại, Galaxy Trend Plus hoạt động khá mượt mà trong đa số tác vụ nhưng thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng giật, lag nhẹ xảy ra.
Giá bán:
Với giá 3,7 triệu, người dùng có thể sở hữu chiếc Oppo Neo 2 sim 2 sóng với thiết kế thời trang, trẻ trung. Cao hơn 300 nghìn đồng Galaxy Trend Plus ghi điểm nhờ gói bảo hiểm tai nạn. Gói bảo hiểm này sẽ chi trả cho chi phí sửa chữa khi người dùng làm rơi, vỡ máy, nhưng ở giới hạn nhất định. Lumia 525 cũng có gói bảo hiểm tương tự nhưng có giá bán rẻ nhất trong cả ba thiết bị, chỉ khoảng 3,5 triệu đồng cho hàng chính hãng.
Một số hình ảnh khác:
Theo Genk
Smartphone mất giá vùn vụt, người dùng "khóc dở mếu dở"
Những mẫu điện thoại cao cấp chạy Android sau 6 tháng sử dụng giá chỉ còn một nửa so với thời điểm mua ban đầu.
Khi được hỏi sản phẩm công nghệ nào mất giá nhanh nhất hiện nay, không ít người dùng nhanh chóng trả lời rằng đó là smartphone. Phải thừa nhận đây là một thực trạng đang xảy ra trên thị trường di động Việt. Trước đây, iPhone thường mất giá chậm hơn so với điện thoại Android. Tuy nhiên hiện tại, ngay cả dòng điện thoại độc tôn của Apple cũng phải chịu tốc độ mất giá nhanh hơn rất nhiều.
Anh Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ do muốn yên tâm vì trên thị trường hiện nay xuất hiện vô số hàng dựng của điện thoại iPhone nên anh đã quyết định chọn mua iPhone 4 chính hãng FPT với giá 8 triệu đồng. Chỉ sau chưa đầy một tháng sử dụng, vì cần tiền gấp nên anh buộc phải tìm đến một cửa hàng điện thoại để bán chiếc iPhone mới của mình. Tuy nhiên, mức giá mà cửa hàng đưa ra chỉ là 5,4 triệu đồng. Thất vọng, anh tìm cách rao bán trên nhiều diễn đàn mua bán hàng second hand uy tín, song rất chật vật mới có người trả 6,1 triệu đồng và anh buộc phải chịu lỗ tới 1,9 triệu đồng cho hơn 3 tuần sử dụng máy. Anh Minh ngao ngán thừa nhận: "Mua đồ chính hãng lúc bán chỉ có lỗ nặng".
Hay như trường hợp của anh Tùng cũng gần tương tự: "Chiếc Optimus G mình mua hồi tháng 10 năm ngoái với giá 16,5 triệu đồng, dùng hơn một năm bây giờ bán chưa được một phần ba". Qua đó chúng ta có thể thấy được, tốc độ trượt giá của điện thoại Android thậm chí còn khủng khiếp hơn. Và nhìn chung, mất giá là tình trạng chung của các dòng điện thoại Android, càng cao cấp, càng đắt tiền thì khi bán lại, càng lỗ nhiều. Đặc biệt, hiện nay một chiếc điện thoại hàng khủng như LG G2 xách tay Hàn Quốc được rao bán cũ chỉ trên dưới 8 triệu đồng.
Hàng cũ đã đành nhưng đời mới cũng chẳng hơn. Cách đây một vài tháng, phablet Xperia Z Ultra về Việt Nam được bán với giá 16 đến 18 triệu đồng, nhưng bây giờ bán mới chỉ còn hơn 11 triệu đồng (xách tay). Người nào bán lại, chắc chỉ được hơn 10 triệu đồng là may mắn. Không chỉ Xperia Z Ultra, các model ra mắt tại Việt Nam hồi đầu năm 2013 của Sony như Xperia Z, ZL, hay Optimus G Pro của LG đều đang tụt dốc không phanh.
Việc các dòng điện thoại Andoid có độ trượt giá mạnh có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân sau đây. Thứ nhất là do cuộc "chạy đua vũ trang" của các hãng di động như Samsung, HTC, Sony hay LG, đồng thời còn chứng kiến sự góp mặt của các đại gia đến từ Trung Quốc khác là Huawei, Oppo... Mỗi năm, họ đều tung ra hàng chục model máy khác nhau trong đó mỗi hãng có không dưới 2 sản phẩm thuộc dòng cao cấp. Điều đó dẫn đến việc, khi sản phẩm mới ra mắt, sản phẩm đời trước trở thành "đồ cổ". Tốc độ quay vòng một sản phẩm Android mới càng nhanh, tình trạng trượt giá càng diễn ra mạnh.
Thứ hai là do tính phân mảnh của hệ điều hành Android. Thông thường, một chiếc điện thoại Android chỉ được cập nhật 1, 2 bản nâng cấp lớn trong suốt vòng đời trừ các model hút khách, sau đó "tắc lại" khác với nền tảng iOS vốn được Apple hỗ trợ khả năng nâng cấp cho cả các sản phẩm cũ. Do đó, người dùng không hề lạ khi bắt gặp các mẫu máy Android của cùng một hãng gần như sở hữu phần cứng tương tự nhau và sự khác biệt chỉ là phiên bản hệ điều hành mà chúng sử dụng hoặc một vài tính năng nhỏ không đáng kể.
Không thể phủ nhận việc smartphone liên tục giảm giá góp phần mang đến cơ hội cho nhiều người tiêu dùng để thỏa sức mơ ước sở hữu những sản phẩm mà mình khao khát, đồng thời tạo thêm hấp lực thúc đẩy thị trường tăng trưởng. Tuy nhiên, đây thực sự là con dao 2 lưỡi khiến người dùng cần hết sức cân nhắc khi bỏ đồng tiền để chọn mua một chiếc điện thoại mới cho mình, dù đó là hàng chính hãng hay xách tay.
Không chỉ riêng người dùng, smartphone giảm giá quá nhanh cũng khiến nhiều cửa hàng kinh doanh điện thoại chịu cảnh điêu đứng. Điển hình như trường hợp của iPhone 5c hồi tháng 10 vừa qua. Những tưởng đó sẽ là một món hời giống như truyền thống các dòng iPhone trước đó, các cửa hàng nhanh tay nhập về một lượng lớn iPhone 5c, thậm chí với giá khá cao vì cho rằng đây sẽ là món hàng "hot" và họ có thể thổi giá nhằm ăn lời lớn. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng, giá của iPhone 5c giảm phi mã từ mức "không tưởng" 16 triệu đồng xuống chỉ còn gần 12 triệu đồng. Lúc này, bí vốn để xoay vòng, cửa hàng đành chấp nhận bán giá gốc. Ngay cả iPhone 5s hiện nay, dưới sức ép cạnh tranh của hàng chính hãng, lời lãi của hàng xách tay cũng chẳng còn "đậm" như xưa nữa.
"Cái khó ló cái khôn" nhưng cái khôn ở đây lại là khôn lỏi là gian lận, nhiều cửa hàng quay ra bán trà trộn cả những chiếc điện thoại dựng với nguồn gốc từ Trung Quốc, tự in nhãn, đóng "seal" giả như thật để đánh lừa khách hàng. Hoặc với điện thoại iPhone, họ sẵn sàng đánh tráo phụ kiện máy bằng các loại sạc, cáp hay tai nghe lô với chất lượng kém để lấy phụ kiện chính hãng có giá bán lẻ tới 700 đến 800 nghìn đồng. Nếu không tỉnh táo, người dùng lại vô hình chung trở thành nạn nhân của cái bẫy "giá rẻ". Đáng lẽ ra, smartphone giảm giá nhanh thì người dùng phải được lợi hơn cả nhưng với thực trạng thật giả lẫn lộn như hiện nay, không ít người đang lâm vào tình trạng dở khóc dở cười.
Theo VNE
Vì sao giá điện thoại xách tay tại Việt Nam ngày càng rẻ? Các mẫu model mới về qua đường xách tay về Việt Nam có giá giảm rất nhanh chỉ sau khoảng một tháng. Điểm lại thị trường điện thoại xách tay thời điểm đầu năm 2014, người dùng có thể tìm thấy hàng loạt những sản phẩm có giá bán rất hấp dẫn như LG Optimus G (5,6 triệu đồng), Samsung Galaxy Note 2...