Số phận Trung Đông trong bàn tay của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran
Rất hiếm thấy có khi nào mà tình hình hiện tại và triển vọng tương lai của khu vực Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh lại chế ngự chương trình nghị sự của đồng thời nhiều sự kiện chính trị an ninh thế giới như hiện tại.
Ở Sochi (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp của Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và của Iran Hassan Rohani tiến hành cuộc gặp lần thứ 4 của khuôn khổ diễn đàn đối thoại tay ba Astana về Syria.
Ở Varsaw (Ba Lan), nước chủ nhà cùng Mỹ chủ trì một hội nghị quốc tế trên danh nghĩa chính thức về Trung Đông nhưng trong thực chất nhằm tập hợp lực lượng thành liên quân chống Iran mà theo ngôn từ của thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhằm “thúc đẩy lợi ích chung của một cuộc chiến tranh chống Iran”. Ở Munich (Đức) diễn ra hội nghị an ninh lần thứ 57 với hai sự kiện đáng chú ý là có hội nghị của những nước thành viên tham gia liên quân đối phó tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria cũng như có chuyện phó tổng thống Mỹ Mike Pence công khai thôi thúc Đức, Anh và Pháp cũng rút khỏi thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran như Mỹ.
Ở đây có hai điều đáng được chú ý. Thứ nhất, cả EU lẫn Thổ Nhĩ Kỳ trong tư cách là thành viên NATO đều không tham dự sự kiện ở Varsaw. Cho dù Mỹ, Israel, Ba Lan và một số nước khác mong muốn thì EU và NATO không hậu thuẫn ý định phát động cuộc chiến tranh nhằm vào Iran. Nội bộ EU và NATO rõ ràng hiện bị phân hoá rất sâu sắc về chính sách đối với Iran. Thứ hai, trong khi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran chuẩn bị cả về chính trị lẫn quân sự cho thời kỳ sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Syria thì cuộc đối địch công khai mà chắc chắn sẽ không chỉ có về chính trị hay khẩu chiến giữa Mỹ, Israel, Ả rập Xê út và đồng minh với Iran đang dần định hình và trở nên không thể tránh khỏi được nữa.
Mỹ rút quân ra khỏi Syria tạo ra cục diện tình hình mới ở Syria có lợi cho Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và chính phủ Syria với tổng thống Bashir al-Assad về quân sự cũng như chính trị, giúp họ có thể thúc đẩy tiến trình tìm kiếm giải pháp chính trị hoà bình cho Syria. Nhưng đối địch giữa Mỹ, Israel và đồng minh với Iran gia tăng mà không chỉ biểu hiện ở những biện pháp chính sách của Mỹ trừng phạt Iran và hoạt động quân sự của Israel ở Syria hay của Ả rập Xê út và liên quân ở Yemen sẽ làm cho toàn bộ khu vực lớn này không thể có hoà bình, an ninh và ổn định. Việc có được giải pháp chính trị hoà bình cho Syria thêm khó khăn và phức tạp. Chiến tranh và xung đột bạo lực sẽ chỉ dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác và giữa các bên này sang thành giữa các bên khác. Mỹ dẫu có rút hết quân đội ra khỏi Syria mà lại tập trung vào đối địch Iran như thế thì vẫn vướng mắc, nếu như không nói là sa lầy, về chính trị an ninh ở khu vực lớn này. Nga cũng bị gây khó khăn thêm đáng kể với việc thực hiện những mục tiêu chiến lược đề ra cho sự can thiệp quân sự vào Syria nói riêng và cho cả khu vực lớn này nói chung. Chuyện chống khủng bố, tiêu diệt IS hay nội tình ở Syria, Iraq, Libia và Yemen sẽ bị lu mờ bởi đối địch gia tăng giữa Mỹ, Israel, Ả rập Xê út và đồng minh với Iran ở khu vực này.
Video đang HOT
Triển vọng tương lai như thế thật không tốt lành gì, nếu như không muốn nói là rất đáng lo ngại, đối với khu vực lớn này. Nó lơ lửng giữa chiến trường và bàn hội nghị nên khu vực lớn này sẽ chưa thể sớm yên bình. Khu vực càng bất an bất ổn dai dẳng và vẫn còn chiến tranh hay nội chiến cũng như đối địch lẫn nhau thì nguy cơ IS phục hồi hay hình thành những tổ chức khủng bố cực đoan mới như IS sẽ càng gia tăng. Cả trong thời gian tới, khu vực lớn này vẫn là một trong những nơi quyết định chính trị thế giới.
Theo Danviet
Tổng thống Putin: Không có quốc gia nào trên thế giới độc lập thực sự
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng thế giới hiện đại là thế giới của sự phụ thuộc và hiện tại không có quốc gia nào thực sự độc lập thực sự.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters)
Ông Putin đã đưa ra nhận định trên trong chuyến công tác tới thành phố Sochi. Tổng thống Nga nói rằng châu Âu không thể phản đối việc Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ của họ, ngay cả khi xảy ra xung đột lợi ích vì không quốc gia gia nào hoàn toàn độc lập vào thời điểm này.
"Bạn có nghĩ là các nước châu Âu muốn đưa tên lửa vào lãnh thổ của họ? Không một ai muốn. Nhưng họ chọn cách giữ im lặng. Chủ quyền của họ ở đâu?", ông Putin đặt ra câu hỏi.
Vào ngày 14/2, các lãnh đạo từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã gặp mặt tại Sochi để bàn luận về các chủ đề liên quan tới chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Syria. Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh đang gặp mặt ở Ba Lan để bàn về tình hình Trung Đông.
Trong cuộc gặp, trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani tỏ ra hoài nghi về kế hoạch rút quân khỏi Syria của Washington thì ông Putin lại tỏ ra khá lạc quan khi nhận định rằng động thái này sẽ sớm được thực hiện.
Hồi cuối năm ngoái, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về việc Mỹ muốn rút khỏi hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Moscow đã quan ngại Washington sẽ triển khai thêm tên lửa tới châu Âu, động thái có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov quan ngại rằng sau khi rút khỏi INF, Mỹ có thể đưa hệ thống tên lửa Aegis Ashore MK41 tới các đồng minh tại châu Âu.
Mặc dù Mỹ thời điểm đó nói chưa có kế hoạch cho việc mang tên lửa bị cấm theo INF tới châu Âu, nhưng Nga cảnh báo sẽ đáp trả thích đáng, không loại trừ phương án quân sự.
Trước đó, Nga cũng cáo buộc Mỹ vi phạm INF khi triển khai lá chắn phóng thủ Aegis Ashore ở Ba Lan và Romania.
Theo các chuyên gia quân sự Nga, các bệ phóng Mk 41 của tổ hợp Aegis Ashore ngoài việc có thể triển khai tên lửa Standard Missile 3, thì còn có thể tích hợp được tên lửa hành trình Tomahawk. Vì vậy, Nga coi đây là mối đe dọa tới các mục tiêu nằm trong lãnh thổ của họ nếu Aegis xuất hiện ở châu Âu.
Tháng 12/2018, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev khẳng định các lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu nằm trong tầm tấn công của Nga.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran: Xây dựng kế hoạch hành động chung ở Syria Tại hội nghị thượng đỉnh Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran về tương lai của Syria ngày 15-2 tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi cùng xây dựng một kế hoạch chung nhằm đánh bật các phiến quân ở tỉnh Idlib của Syria. Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (từ...