Số phận éo le của những thiên tài tử nạn vì chính phát minh của mình
Trong lịch sử có không ít nhà phát minh, nhà khoa học đã phải tự kết thúc cuộc đời vì chính những phát minh “con đẻ” của mình.
1. Franz Reichelt được cho là người đầu tiên phát minh ra chiếc dù dành cho phi công. Ông đã dành phần lớn thời gian rảnh của mình để nghiên cứu và thiết kế 1 bộ đồ có thể bay lượn dễ dàng trên bầu trời dành cho các phi công sau khi rời khỏi máy bay. Muốn chứng minh điều đó, ngày 4/2/1912, Franz quyết định sẽ trực tiếp sử dụng chiếc dù của mình nhảy từ tầng trên cùng của tháp Eiffel xuống dưới. Sự kiện này đã thu hút rất nhiều giới báo chí và người dân hiếu kỳ. Chỉ tiếc rằng, thay vì làm được những điều thần kỳ như “cha đẻ” của nó ca ngợi, chiếc dù đã hoạt động không thành công khiến Franz lao thẳng từ độ cao 57m xuống đất và tử vong ngay sau đó.
2. Wan-Hu là 1 chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc ở thế kỉ 16. Ông đã cố gắng đưa mình lên Mặt trăng bằng cách gắn 47 tên lửa vào 1 cái ghế và châm lửa tất cả chúng cùng một lúc. Khi những tên lửa được châm lửa đã xuất hiện 1 tiếng nổ lớn, Wan-Hu biến mất trong làn khói trắng cùng chiếc “ghế nóng”. Ngày nay, tên của ông được đặt cho 1 miệng núi lửa trên Mặt trăng để tưởng nhớ nhân vật này.
3. Henry Smolinski là kỹ sư hàng không tốt nghiệp Học viện Công nghệ Northrup. Ông có ý tưởng thiết kế 1 chiếc xe hơi có thể bay được bằng cách kết hợp cánh máy bay Cessna Skymaster và chiếc Ford Pinto của hãng xe hơi Ford. Tuy nhiên, ngày 11/9/1973, khi tiến hành chuyến bay thử nghiệm với phi công Harold Blake, Henry đã tử nạn do 1 trong 2 thanh chống cánh bị gãy và rời hẳn ra khỏi xe.
4. Otto Lilienthal được biết đến với tên gọi là “Ông vua bay lượn” là người đi tiên phong trong lĩnh vực hàng không dân dụng trên thế giới. Ông là người đầu tiên thiết kế thành công chiếc tàu lượn. Vào ngày 10/8/1896, Lilienthal thử nghiệm với phát minh của mình nhưng tiếc rằng chiếc tàu lượn bị mất kiểm soát và lao thẳng xuống đất. Cuộc thử nghiệm này đã phải trả giá quá đắt bằng chính mạng sống của ông.
5. Alexander Bogdanov là nhà vật lý học, triết học, kinh tế học, tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng và nhà cách mạng nổi tiếng của Nga. Bogdanov thành lập Viện Huyết học và tin rằng truyền máu là cách để kéo dài mãi tuổi trẻ. Để chứng minh quan điểm của mình là đúng, ông làm thí nghiệm với chính mình khi tự truyền máu của bệnh nhân bị lao và sốt rét vào cơ thể. Ông qua đời chỉ 2 ngày sau đó, tức 7/4/1928.
6. Max Valier là một nhà khoa học tên lửa người Áo, người đã phát minh ra động cơ phản lực nhiên liệu lỏng. Ngày 19/4/1930, lần đầu tiên Valier cho chạy thử nghiệm chiếc xe Valier-Heylandt Rak 7 – xe phản lực sử dụng nhiên liệu lỏng. Không may là vài tháng sau, trong một cuộc chạy thử nghiệm khác tại Berlin, Valier đã tử nạn ngay trên băng ghế trong xe khi động cơ nhiên liệu cồn đột ngột phát nổ.
7. Marie Curie là nhà vật lý và hóa học nổi tiếng người Ba Lan. Bà là một trong những người đi tiên phong nghiên cứu về phóng xạ và đã 2 lần giành được giải Nobel. Bên cạnh việc đề xuất lý thuyết về bức xạ, bà là người đã khám phá ra 2 yếu tố hóa học là radium và polonium. Marie Curie qua đời ngày 14/7/1934, trong một nhà điều dưỡng Pháp do chứng thiếu máu, nguyên nhân được cho là tiếp xúc lâu dài với phóng xạ, có lẽ từ thói quen mang theo ống nghiệm plutoni trong túi của bà.
Video đang HOT
8. Valerian Abakovsky là người đã nghiên cứu và chế tạo động cơ xe lửa tốc độ cao Aerowagon. Aerowagon được trang bị động cơ và cánh quạt của máy bay, dự định sẽ sử dụng để chuyên chở các quan chức Liên Xô tới Moscow. Vào ngày 24/7/1921, Abakovsky khi đó 26 tuổi đang tiến hành đường đi thử nghiệm từ Tula tới Moscow thì bất ngờ chiếc xe lửa Aerocar của ông xảy ra tai nạn, làm chết 6 người, trong đó có Abakovsky.
9. Aurel Vlaicu là người đã chế tạo ra chiếc máy bay bằng sắt đầu tiên trên thế giới, được đặt tên là Vlaicu WR I, II, và III. Những phát minh của ông được ghi nhận là chuyến bay cao nhất, dài nhất và nhanh nhất thời điểm đó. Vào thứ Sáu, ngày 13/9/1913, cuôkc đời Vlaicu đã kết thúc sau khi ông cố gắng đạt độ cao tối đa vượt qua ngọn núi Carpathian.
10. Horace Lawson Hunley được ca ngợi là người phát minh ra tàu ngầm. Nguyên mẫu đầu tiên của ông bị mắc kẹt đã khiến 7 thủy thủ chìm dưới nước và tất cả đều tử nạn. Hunley đã quyết định chỉnh sửa, cải tiến lại bảng vẽ để thiết kế chiếc tàu ngầm mới có tên H.L. Hunley. Vào ngày 15/10/1863, Hunley đã thử nghiệm chiếc tàu này ngoài bờ biển Charleston, Nam Carolina, rất tiếc cuộc thử nghiệm đã bị thất bại và chính Horace Lawson Hunley cũng bị chìm ngoài khơi.
11. Sylvester H. Roper là người đã phát minh ra chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới. Ông gọi nó là một chiếc velocipede và nó thực sự là một chiếc xe đạp được chuyển đổi bằng động cơ hơi nước. Vào ngày 1/6/1896, Roper đã thử nghiệm chiếc xe này trên đường đua xe đạp và cố gắng đạt vận tốc tối đa là 65km/h nhưng không may bi kịch xảy ra, chiếc xe đâm vào 2 chiếc xe khác trên đường đua khiến ông tử nạn ngay lập tức. Sau khi khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân gây tử vong là cơn đau tim do nhà phát minh khi đó đã 72 tuổi.
12. Karel Soucek là 1 diễn viên đóng thế nổi tiếng người Tiệp Khắc. Ông đã chế tạo ra 1 chiếc “khoang kín” có thể cho người ngồi bên trong và bay từ trên thác Niagara xuống. Ngày 20/1/1985, Soucek đã tiến hành 1 cuộc thử nghiệm mạo hiểm tại Texas khi chính ông ngồi trong chiếc “khoang kín” đó và lăn tự do xuống thác nước. Khi tiếp nước, Soucek không rơi vào lòng hồ mà đập vào vách đá khiến ông bị thương nặng và qua đời ngay ngày hôm sau.
13. Louis Slotin là nhà khoa học người Canada từng làm việc trong chương trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Trong 1 lần tiến hành thí nghiệm, ông đã vô tình làm rơi bình cầu có chứa chất beryllium vào bình cầu có chứa plutonium (một loại chất phóng xạ) cùng các chất hoá học khác và điều này vô tình đã gây ra một phản ứng hoá học kinh hoàng. Slotin đã dũng cảm dùng chính cơ thể mình để che phủ phản ứng hóa học đó trong khi những người khác cố gắng chạy trốn thật xa. Ông qua đời vào ngày 30/5/1946, sau 2 tuần phơi nhiễm hóa học quá nặng.
14. Francis Edgar Stanley là người đã phát minh ra dòng ô tô Stanley Steamer vào năm 1896. Năm 1906, xe của họ lập kỷ lục thế giới với vận tốc lớn nhất, 204,5 km/h. Ngày 13/7/1918, Francis Stanley thử nghiệm 1 trong những chiếc Steemers của mình và đã gặp nạn sau khi cố gắng điều khiển chiếc xe tránh khỏi chướng ngại vật trên đường. Ông đã tử nạn ngay sau đó.
15. William Bullock là người đã phát minh ra máy in quay với tốc độ cao. Trong khi sửa chữa chiếc máy, Bullock đã cố gắng chỉnh sửa ròng rọc vào đúng vị trí, máy in đè lên bàn chân của ông và nghiền nát chúng khi đang tiếp tục hoạt động. Ông nhanh chóng được đưa đi cấp cứu và cắt bỏ phần chân nhưng đã tử vong 12/4/1867, khi đang phẫu thuật vì các biến chứng.
16. Thomas Andrews là kiến trúc sư hải quân phụ trách lên kế hoạch xây dựng con tàu Titanic lừng danh. Andrews dự đoán được những thương vong có thể gặp phải khi tàu Titanic đi vào những vùng nước đóng băng và đã yêu cầu có ít nhất 46 thuyền cứu hộ đi theo thay vì chỉ có 20 như thực tế. Tuy nhiên những yêu cầu này đã bị bác bỏ do vấn đề kinh phí. Khi Titanic đâm vào tảng băng trôi ngày 15/4/1912, Andrews đã giúp đỡ rất nhiều người trong thuyền cố gắng thoát nạn. Ông đã tử nạn trên thuyền.
Theo Danviet
Những thần đồng "tài không đợi tuổi" khiến cả thế giới khâm phục
Mặc dù nhỏ tuổi nhưng đây là những tài năng được đánh giá rất cao.
1. Dược sĩ nhỏ nhất thế giới
Selvi Bakkiashree, 7 tuổi có thể ngay lập tức kể tên 1000 loại thuốc chữa đủ các loại bệnh từ suy thận, lao đến cả suy giảm bạch cầu... Cô bé cũng có thể kê đơn chữa viêm phổi, bệnh bạch cầu và sốt xuất huyết.
Cô bé thiên tài này bắt đầu phát hiện ra đam mê của mình với dược phẩm vào năm 6 tuổi trong một lần đọc cuốn sách về thuốc ở nhà dì. Mỗi ngày, Bakkiashree dành 4 tiếng để học về các loại thuốc. Các vị bác sĩ hàng đầu ở Ấn Độ đã tìm gặp và vô cùng kinh ngạc trước những hiểu biết của cô bé về dược phẩm.
2. Đạo diễn 10 tuổi
Trên phim trường, Kishan Shrikanth có thể tự tin đưa ra những quyết định như các đạo diễn chuyên nghiệp dù mới chỉ 10 tuổi. Cậu bé đến từ thành phố Bangalore phía nam của Ấn Độ và là một cái tên nổi danh trong ngành điện ảnh khu vực, chuyên sản xuất những bộ phim chất lượng.
Năm 4 tuổi, Kishanđã tham gia vào khoảng 24 bộ phim và đóng vai chính vào vở kịch opera nổi tiếng Kannada. Khi lớn hơn một chút, cậu quyết định thử sức mình với nghề đạo diễn.
Bộ phim đầu tiên mà cậu tham gia với vai trò đạo diễn và biên kịch là "Care of Footpath" - một bộ phim nói về những đứa trẻ đường phố. Với kinh phí khoảng 200.000$, bộ phim được chờ đợi gây tiếng vang ở nhiều thành phố lớn của Ấn Độ.
3. Nghệ sĩ xăm hình nhỏ tuổi nhất thế giới
Ruby Dickinson - một cô bé 3 tuổi người Anh đã trở thành nghệ sĩ xăm hình trẻ nhất thế giới sau một thời gian tiếp cận và học hỏi từ chính người cha của mình.
Trong khi hầu hết những bé gái 3 tuổi khác cầm bút chì còn chưa chắc thì Ruby Dickinson đã có thể sử dụng chiếc súng xăm đặc biệt được thiết kế riêng cho trẻ em rất điêu luyện.
Trước đó, kỷ lục nghệ sĩ xăm trẻ tuổi nhất thuộc về cô bé người Canada - Emilie Darrigade khi xăm một phần con bướm lên cánh tay của cha khi mới 5 tuổi.
4. Họa sĩ chuyên nghiệp nhỏ nhất thế giới
Aelita Andre - cô bé người Australia đã sớm bộc lộ khả năng vẽ của một thiên tài từ lúc 2 tuổi. Các nhà phê bình đã so sánh tranh của cô bé với nhiều danh họa có tiếng trên thế giới.
Cô bé người Australia này khiến Giám đốc Brunswick Street Gallery, ông Mark Jamieson ở Melbourne hết sức thích thú và kinh ngạc trước những bức tranh của cô. Ông giám đốc sau khi mời chủ nhân của những bức tranh đẹp kia vào phòng tranh mới hay rằng đó là cô bé mới chỉ 22 tháng tuổi.
"Phong cách vẽ của con bé thật khác biệt. Sự kết hợp của con bé, cách sử dụng màu sắc, thời gian tập trung... Thậm chí đôi khi bé vẽ liên tục khoảng 1 tiếng hay tiếng rưỡi đồng hồ, nó lại đi dạo sau đó quay trở lại vẽ, đó là cách bé tập trung. Những đứa trẻ khác thường chỉ vẽ 2 hoặc 3 phút và chúng thấy thế là đủ rồi chạy đi chơi nhưng Aelita thì không", mẹ em cho biết.
5. Bác sĩ phẫu thuật 7 tuổi
Akrit Jaswal bắt đầu phẫu thuật từ lúc lên 7 tuổi. Cậu bé nhỏ tuổi người Ấn Độ này khiến cả thế giới ngạc nhiên khi phẫu thuật cho một cô gái ở cùng làng. Akrit cũng được coi là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Năm lên 11 tuổi, cậu bé được mời vào học đại học.
Chưa từng theo học trường y nào nhưng Akrit lại có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực y khoa. Không chỉ đất nước Ấn Độ mà cả thế giới đều phải kinh ngạc trước bộ óc kì diệu của cậu bé. Trong cuộc kiểm tra về chỉ số IQ, Akrit đạt 146 điểm và còn được gọi bằng cái tên "cậu bé thông minh nhất thế giới".
Theo Danviet
Bản chép tay 95 năm hé lộ bí mật thiên tài Albert Einstein Bí quyết hạnh phúc của thiên tài vật lý Albert Einstein mới đây đã được hé lộ nhờ vào tờ giấy viết tay cách đây 95 năm ở Nhật Bản. Thiên tài vật lý Albert Einstein. Theo Daily Mail, tờ giấy viết tay được Einstein ghi chép tại một khách sạn ở Tokyo, chia sẻ bí quyết có một cuộc sống hạnh phúc....