Số phận đau thương của Bạch Long Mã của ‘Tây du ký’ 1986
Để hoàn thành bộ phim kinh điển Tây du ký, Bạch Long Mã phải trải qua biết bao gian khổ và đau thương.
Có nhiều phiên bảnTây du kýnhưng không một phiên bản nào có thể “vượt mặt” được phiên bản 1986. Không chỉ bộ phim mà đến cả dàn diễn viên năm đó cũng trở nên kinh điển nhưng khán giả cũng chỉ nhớ đến bốn thầy trò đường tăng mà quên đi mất một nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong phim là chú ngựa trắng Bạch Long Mã.
Bạch Long Mã gắn bó với đoàn làm phim trong suốt 5 năm quayTây du ký. Trong quá trình quay phim, đoàn làm phim phải di chuyển khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Suốt 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng, trèo đèo lội suối nguy hiểm bao nhiêu thì Bạch Long Mã cũng hứng chịu đầy đủ như vậy. Năm đó do kinh phí đầu tư không nhiều, tiền cát-xê của các diễn viên chính còn ít thì một con vật được coi là công cụ đóng phim như Bạch Long Mã lại càng chịu nhiều khổ cực.
Trong suốt 5 năm trời, Bạch Long Mã không ít lần gặp nguy hiểm. Có một lần ở Tô Châu, trong lúc di chuyển địa điểm quay Bạch Long Mã đã bị ngã xuống suối, yên ngựa bị kẹt. Để kéo Bạch Long Mã lên là việc vô cùng khó khăn. Hình ảnh đầy xót xa của đoàn làm phim khi đó chính là những giọt nước mắt lăn trên mặt chú ngựa này.
Một lần khác, đoàn phim di chuyển trên đỉnh thác nước ở Cửu Trại Câu. Do đường trơn ướt, Bạch Long Mã bị trượt chân ngã và bị nước cuốn xuống rãnh sâu. Các thành viên trong đoàn phim đã hợp sức để kéo ngựa lên nhưng vô ích vì rãnh nước quá hẹp. Sau đó được sự giúp đỡ của người dân ở đó, Bạch Long Mã đã được cứu.
Thêm một lần nguy hiểm đến tính mạng nữa là trong một cảnh quay trên núi. Con đường lên núi khó khăn trắc trở, Bạch Long Mã lại một lần nữa bị ngã xuống khe nước sâu, một chân bị lọt xuống lòng khe và một bên cận kề với vách đá.
Sau khi quay xongTây du ký, Bạch Long Mã đã được để lại Vô Tích và rơi vào tay một người chủ vô đạo đức. Mượn sự nổi tiếng lúc bấy giờ củaTây du ký, người đàn ông này đã lợi dụng Bạch Long Mã để thu hút khách du lịch, làm đạo cụ kiếm tiền, làm thú vui cho người ta cưỡi. Khi Bạch Long Mã già hết giá trị lợi dụng, người chủ này bèn nhốt ngựa vào một cái lò nung cũ kĩ không quan tâm chăm sóc, bỏ đói liên tục nhiều ngày liền. Bạch Long Mã còn bị các con ngựa khác nhốt chung tranh giành miếng ăn.
Năm 1997, Bạch Long Mã chết trong sự đói rét và bẩn thỉu. Đến tận phút cuối, Bạch Long Mã lại phải chịu kết cục bi thương không ai biết đến.
Video đang HOT
Số phận đau thương của Bạch Long Mã phiên bản Tây du ký 1986
Theo VNE
Bất ngờ số phận Bạch Long Mã sau 5 năm ròng phục vụ thầy trò Đường Tăng
Số phận đầy éo le và bị bỏ rơi không thương tiếc của "công thần" đoàn phim Tây Du Ký.
Gia nhập Tây Du Ký năm 4 tuổi với giá 2,7 triệu đồng
Tháng 9, đoàn phim Tây du ký đến vùng Xilinhot ở Nội Mông để thực hiện cảnh Tôn Ngộ Không thả đàn ngựa trên thiên đình - khi ấy là ngựa đi thuê. Sau đó, đạo diễn Dương Khiết đã đề xuất với lãnh đạo đài CCTV để mua một con ngựa trắng, phục vụ riêng cho đoàn phim. Cuối cùng, họ đã mua được Bạch long mã tại một trang trại ở Nội Mông với giá 800 NDT (2,7 triệu đồng).
Bạch long mã là đệ tử thứ 4 của Đường Tăng.
Chú ngựa từ khi vào biên chế của đoàn đã cống hiến và phục vụ hết mình, hoàn thành nhiệm vụ cùng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Gia nhập đoàn khi 4 tuổi, chú ngựa này đã cùng ê-kíp đi khắp đất nước Trung Quốc, trải bao gian nan vất vả. Tổng cộng thời gian nó gắn bó với đoàn phim là 5 năm.
Trong ê-kíp có hai nhân viên chuyên trách chăm sóc cho chú ngựa này. Nhiều lần, bạch mã và đạo cụ, phục trang của đoàn được xếp cùng một khoang khi di chuyển bằng tàu hỏa trong những chặng đường dài.
Chú ngựa trắng được đoàn phim chăm sóc cẩn thận với 2 nhân viên phục vụ riêng.
Ngoài ra, hai nhân viên trông coi ngựa cũng phải ngồi chung toa với chú ngựa bạch của đoàn. Những đoạn đường ngắn, ngựa lại được chuyển sang chở bằng xe tải, tất nhiên vẫn được xếp chung cùng với đạo cụ và phục trang.
Nhân viên chăm sóc và trông giữ ngựa là những người hết sức tận tụy, không kể ngày đêm họ đều phải chăm cho ngựa ăn đầy đủ. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo của hai nhân viên này, chú ngựa bạch từ khi về đoàn đã trở nên béo tốt, lông bóng lượt, trông càng có thần thái, thật xứng với một chú Bạch Long Mã mà đoàn phim đang cần.
Mỗi lần nhớ lại, đạo diễn Dương Khiết đều coi nó như một người bạn, một con người chứ không chỉ là một con ngựa Cho dù không nói được nhưng qua ánh mắt cũng đủ cảm thấy tình cảm của nó.
Éo le tháng ngày rời đoàn phim
Chú ngựa được cả đoàn phim coi như một thành viên, một người bạn
Sau 5 năm đoàn phim đóng máy cũng là lúc ê kíp phải nói lời tạm biệt với chú ngựa dũng và trung thành. Tuy vậy Dương Khiết không hề biết ngựa được đưa đi đâu. Chỉ sau này bà mới được nghe nói, cả ngựa lẫn những đạo cụ được sử dụng trong Tây Du Ký đều được đưa tới Vô Tích.
Có nguồn tin cho rằng, bạch mã được mang ra chụp ảnh phục vụ khách du lịch với tấm biển đề: "Bạch Long Mã phim Tây Du Ký". Du khách muốn cưỡi và chụp ảnh cùng sẽ phải bỏ phí để được phép chụp ảnh cùng hoặc được hay đi một vòng...
Số phận éo le của chú ngựa trắng khiến đạo diễn xót xa
Đạo diễn Dương Khiết khi biết tin đã khá sốc và cho rằng đây không phải cái kết xứng đánh dành cho người bạn cũ. Tuy nhiên, bản thân bà không làm gì được hơn vì không có quyền năng gì để đòi lại công bằng cho ngựa.
Năm 1995, khi Dương Khiết khởi quay bộ phim Tư Mã Thiên và đến Vô Tích tìm cảnh cũng tranh thủ tìm đến chú ngựa bạch năm xưa. Bạch mã khi đó được đặc biệt hưởng chế độ như một cán bộ về hưu, có chuồng riêng, được cung cấp mức ăn hạng "tiểu táo" (tiêu chuẩn ăn tập thể cao nhất, phân biệt với trung táo và đại táo).
Dương Khiết được dẫn đến một gian phòng trông gần giống như một chiếc hang động thực chất là một vách núi nhô ra và tạo thành một hõm đá, trong hơi tối và chật hẹp. Trong chuồng là một chú ngựa già gầy còm đang uể oải gặm cỏ. Dương Khiết đến trước mặt chú ngựa và nó quay đầu ra nhìn bà. Đạo diễn Dương khẽ giật mình khi nhận ra đây đúng là con ngựa từng gắn bó với đoàn phim Tây Du Ký năm nào.
Dương Khiết trong lần tái ngộ chú ngựa trắng
Dương khẽ nói với chú ngựa: "Con còn nhận ra ta nữa không anh bạn cũ?". Chú ngựa đứng im nhìn bà không chớp. Bà lại nói thầm với ngựa: "Bấy lâu nay, con sống có tốt không? Sao lại gầy gò thế này? Họ có cho con ăn no không?".
"Nó nghe hiểu làm sao được, nhanh đi thôi", một người trong đoàn giục. Dương Khiết vừa đi vừa ngoái đầu nhìn ngựa. Dương Khiết bèn đến gặp người phụ trách của nơi này và đề xuất và hy vọng, mọi người ở đây vì bà mà chăm sóc tốt hơn cho chú ngựa. Lãnh đạo ở đây đồng ý nhưng nói thêm một cầu: "Bây giờ thế là tốt hơn nhiều rồi đấy, ngựa sống chẳng được bao lâu, như vậy coi như là tốt lắm rồi".
Năm 1996, Dương Khiết trở lại Vô Tích quay bộ phim Tây Thi và bà lại đến thăm bạch mã. Lúc này chú ngựa được đem nhốt chung chuồng với những đàn ngựa khác. Để ý kỹ bà mới phát hiện ra chú "Bạch Long Mã" đứng lép vế hẳn so với bầy ngựa lộc ngộc, cao lớn ở đây.
Chú ngựa này giờ đây nhỏ thó, gầy gò và ốm yếu, đứng lẫn trong đám ngựa. Vì quá thấp bé nên chú ngựa bạch không với được đến máng cỏ, phải nghển cổ lên mới với được thức ăn. Dương Khiết thấy thực sự đau lòng. Bà yêu cầu người giữ ngựa dắt chú ngựa bạch ra để bà được chụp ảnh với nó làm kỷ niệm. Sau đó, nữ đạo diễn đề nghị cải thiện tình trạng đãi ngộ cho người bạn cũ và được những người coi ngựa ở đây đáp ứng. Họ dắt chú ngựa đến một khu vực riêng và cảm thấy làm lạ vì sao Dương Khiết lại quan tâm đến con ngựa này đến như vậy.
Năm 1997, nữ đạo diễn nghe tin chú ngựa đã qua đời và được chôn ở Vô Tích.
Theo Danviet
Phim Trung Quốc đạt doanh thu trăm tỷ năm 2017: Kỷ lục từ đâu mà có? Năm nay, thị trường điện ảnh Trung Quốc đã có một năm "bội thu" cả về số lượng và chất lượng. Thị trường điện ảnh Trung Quốc đã chứng kiến một năm "bội thu" về doanh thu phòng vé khi tính đến 18h chiều 20/11, doanh thu cả năm của thị trường này đã đạt con số kỷ lục 50 tỷ NDT (tương...