Số phận của Huawei không “khá khẩm” hơn dưới thời của chính quyền Biden?
Ngay cả chính quyền Biden được giới truyền thông dự đoán sẽ chọn giải pháp “cân bằng” hơn với Bắc Kinh nhưng cho đến thời điểm này, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ gỡ bỏ các công ty Trung Quốc như Huawei khỏi danh sách đen.
Sự thay đổi trong cục diện chính trị Mỹ đương nhiên sẽ gây ra những gợn sóng đối với tất cả các khía cạnh đời sống và kinh doanh của nước Mỹ, đặc biệt là những chính sách và quan điểm gây tranh cãi mà Donald Trump để lại.
Một số chính sách đã bị đảo ngược trong khi một số vẫn còn giữ lại. Đương nhiên, chính quyền mới của tổng thống Joe Biden đem tới đã phần nào đem tới một chút hy vọng về việc Mỹ có thể gỡ bỏ một số công ty Trung Quốc khỏi danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ.
Nhưng thật không may cho Huawei và các công ty Trung Quốc trong danh sách đó khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Bộ thương mại Mỹ dường như không mấy quan tâm đến việc thay đổi hiện trạng lệnh cấm.
Việc các công ty và tổ chức bị liệt vào danh sách đen “Entity List” của Bộ thương mại Mỹ đồng nghĩa với việc họ bị nghi ngờ hoặc đã có bằng chứng việc họ dính líu tới các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia hoặc làm trái các nguyên tắc của Mỹ.
Video đang HOT
Đối với Huawei, công ty bị buộc tội tham gia vào hoạt động gián điệp do Nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn bằng cách sử dụng mạng lưới kinh doanh di động và mạng viễn thông của công ty.
Việc một công ty hoặc tổ chức nằm trong danh sách đen có nghĩa là các công ty Mỹ sẽ bị cấm xuất khẩu bất kỳ sản phẩm, bao gồm của Mỹ và được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ cho các công ty trong danh sách đó.
Đây cũng là lý do khiến Huawei bị mất quyền tiếp cận với nhiều công nghệ từ phần cứng tới phần mềm, bao gồm chip dùng cho smartphone và dịch vụ của Google.
Tất nhiên kể từ khi chính quyền Biden lên nhậm chức, giới truyền thông đã không ít lần gieo hy vọng rằng, tổng thống mới của nước Mỹ sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm này nhưng cho tới nay vẫn chưa có động tĩnh nào.
Trả lời câu hỏi từ các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện, Gina Raimondo, người đứng đầu Bộ Thương mại dưới sự quản lý của ông Biden cho biết, bà thấy chẳng có lý do gì mà không đưa những thực thể đó vào các danh sách cấm. Từ đó Mỹ có thể ngăn chặn các công ty nước này kinh doanh với các tổ chức nước ngoài có nguy cơ đe dọa tới an ninh quốc gia.
Bắc Kinh đương nhiên không hài lòng với những chia sẻ mới nhất của Bộ trưởng Thương mại về vấn đề này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các chính sách sẽ không thay đổi trong suốt nhiệm kỳ của Biden. Chỉ là hiện tại, Huawei, SMIC, ZTE và những công ty khác chưa nên quá tự tin về khả năng thoát khỏi danh sách đen của Bộ thương mại Mỹ.
Công ty chip lớn nhất Trung Quốc lo sợ tác động từ đòn đánh của Mỹ
Sau khi bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách đen, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC có thể phải chịu nhiều tác động tiêu cực.
Trong một tuyên bố trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, SMIC cho biết quá trình nghiên cứu và phát triển chipset được sản xuất trên tiến trình 10 nm sẽ bị ảnh hưởng.
Song, ảnh hưởng của danh sách đen vẫn chưa tác động đáng kể đến khả năng hoạt động và tài chính ngắn hạn của SMIC. Sau khi thông tin trên được đưa ra, giá cổ phiếu của SMIC ngay lập tức giảm mạnh ở Hong Kong và Thượng Hải.
Sau Huawei, TikTok, SMIC là cái tên mới nhất lọt vào tầm ngắm của Mỹ.
Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đang liên hệ với chính phủ Mỹ để tìm ra giải pháp có lợi cho đôi bên, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động xấu lên hoạt động kinh doanh của công ty.
Hôm 18/12, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt 60 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, bao gồm cả SMIC. Tương tự như Huawei, những công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen phải có giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn sử dụng công nghệ của nước này.
"Chúng tôi không cho phép bất kỳ công nghệ tiên tiến nào của Mỹ được dùng để xây dựng lực lượng quân đội cho một kẻ thù ngày càng hiếu chiến", Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross tuyên bố. Trả lời với Fox Business, Ross tuyên bố trong số 77 cái tên mới được liệt vào danh sách đen, có 60 công ty đến từ Trung Quốc.
Cũng trong cùng ngày 18/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định chính quyền Bắc Kinh sẽ có những động thái cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các công ty trong nước.
"Chúng tôi yêu cầu Mỹ chấm dứt những hành động đơn phương có mục đích đe dọa và chèn ép các công ty nước ngoài", ông Bân nêu rõ.
Thêm 77 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ Bộ Thương mại Mỹ vừa bổ sung 77 công ty Trung Quốc vào danh sách đen, cấm xuất khẩu các công nghệ và tài sản trí tuệ Mỹ cho các công ty mà không có giấy phép từ chính phủ. DJI vừa nằm trong danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ Theo Neowin , hai trong số các công ty lớn bị...