Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Haiti tăng lên trên 720
Sáng 15/8 (theo giờ Trung Mỹ), nhà chức trách Haiti cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất độ lớn 7,2 hôm 14/8 tại nước này đã tăng lên 724 người.
Những căn nhà bị phá huỷ sau trận động đất có độ lớn 7,2 ở Jeremie, Tây Nam Haiti ngày 14/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới sáng 15/8 theo giờ địa phương, người đứng đầu lực lượng bảo vệ dân sự Haiti xác nhận ít nhất 724 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương trong trận động đất kinh hoàng nói trên.
Quan chức này cho biết thêm Haiti ngày 14/8 tiếp tục hứng chịu một số dư chấn, có cuộc độ lớn lên tới 5,8. Bên cạnh đó, Haiti cũng đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm và cứu hộ những người đang bị mắc kẹt, mất tích và bị thương, trong bối cảnh quốc gia Caribe này sắp phải đón nhận một trận bão lớn.
Trước đó, Thủ tướng Haiti Ariel Henry đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 tháng, đồng thời cam kết sẽ huy động “mọi nguồn lực” của chính quyền để khắc phục hậu quả trận động đất.
Thủ tướng Henry nhấn mạnh: “Điều cấp bách nhất đối với chúng ta là nhu cầu về y tế. Chúng tôi đã bắt đầu gửi thuốc và điều nhân viên y tế đến những cơ sở bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã sơ tán một số lượng nhất định những người cần chăm sóc đặc biệt khẩn cấp, và chúng tôi sẽ sơ tán thêm một số nữa trong ngày hôm nay và ngày mai”.
Trận động đất này đã san phẳng hàng trăm ngôi nhà ở đất nước nghèo khó và con số thương vong hiện đã lên tới hơn 300 người thiệt mạng cùng hơn 1.800 người bị thương. Khu vực phía Tây Nam Haiti bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Báo cáo ban đầu các thiệt hại về tài sản cho thấy gần 1.000 ngôi nhà, 7 nhà thờ, 2 khách sạn và 3 trường học đã bị phá hủy. Ngoài ra, 723 ngôi nhà, 1 nhà tù, 3 trung tâm y tế và 7 trường học bị hư hại.
Video đang HOT
Cộng đồng quốc tế đã gửi lời chia buồn tới người dân và Chính phủ Haiti. Tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ sự mất mát này.Ông khẳng định thông qua Cơ quan Cứu trợ Mỹ (USAID), Washington hỗ trợ chính quyền Haiti đánh giá thiệt hại và công cuộc phục hồi, tái thiết đất nước.
Viết trên Twitter, ngôi sao quần vợt Naomi Osaka, người có cha là người gốc Haiti, nói rằng cô ấy sẽ tặng tất cả số tiền thưởng mà cô ấy giành được tại một giải đấu vào tuần tới để hỗ trợ người dân Haiti.
Nhiều quốc gia, tổ chức khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã chia buồn và bày tỏ tình đoàn kết với Haiti – quốc gia nghèo nhất châu Mỹ và đang chìm trong khủng hoảng chính trị-kinh tế- xã hội trầm trọng – vượt qua thiên tai khủng khiếp này.
Tổng thống CH Dominicana – ông Luis Abinader khẳng định sẽ “giúp đỡ trong mọi khả năng”. Trong khi đó, Cộng đồng Các nước Caribe (Caricom) cũng ra thông cáo chung, tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Haiti. Thủ tướng Antigua và Barbuda – người đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Caricom – ông Gasron Browne đã điện đàm với Thủ tướng Haiti Ariel Henry, bày tỏ chia buồn và tìm hiểu hậu quả sơ bộ của thảm họa thiên nhiên này. Trong khi đó, Cơ quan Ứng phó tình trạng khẩn cấp và thảm họa của Caribe (Cdema) cũng đã lập tức liên lạc Cơ quan Bảo vệ dân sự Haiti trợ giúp đánh giá thiệt hại.
Chính phủ các nước Cuba, Venezuela, Nicaragua, Chile, Peru, Argentina, Ecuador và El Salvador đã cùng chia buồn, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Haiti vượt qua thời khắc đen tối này.
Cách đây 11 năm, vào tháng 1/2010, một trận động đất đã san phẳng hầu như toàn bộ thủ đô Port-Au-Prince của Haiti, làm hàng chục nghìn người thiệt mạng và khoảng 1,5 triệu người mất nhà ở. Số người chết trong trận động đất năm đó ước tính trong khoảng 46.000 người đến hơn 300.000 người.
Trận động đất ngày 12/1/2010 kéo dài 55 giây, có độ lớn 7 và tâm chấn ở độ sâu khoảng 13km. Trận động đất đã để lại một hậu quả lâu dài hơn là khiến khoảng 4.000-6.000 người dân Haiti bị tàn tật vĩnh viễn và cho đến nay họ vẫn đang chật vật để khôi phục lại cuộc sống của mình.
Người giàu từ bỏ quốc tịch Mỹ tăng kỷ lục
Axios đưa tin, số người giàu từ bỏ quốc tịch Mỹ đã đạt kỷ lục vào năm ngoái.
Theo đó, có 6.707 người với tài sản hơn 2 triệu USD đã nộp hộ chiếu tình nguyện từ bỏ quốc tịch Mỹ. Con số này cao hơn 237% so với năm 2019 (2.072 người).
Tờ báo cho biết, người giàu từ chối quyền công dân vì họ muốn trả ít thuế hơn. Mỹ chỉ là 1 trong 2 quốc gia trên thế giới đánh thuế dựa trên quyền công dân thay vì nơi cư trú. Quốc gia thứ hai như vậy là Eritrea ở Đông Phi.
Số người Mỹ đang từ bỏ quốc tịch tăng cao kỷ lục. (Ảnh: Reuters)
Được biết, đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản nước ngoài (FATCA) buộc các ngân hàng trên thế giới phải cung cấp thông tin về các khách hàng có liên kết đến Mỹ nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế. Vấn đề là ở chỗ, thông tin không chỉ được chia sẻ với cơ quan thuế, mà với tất cả mọi người, vi phạm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.
FATCA được thông qua bởi Quốc hội Mỹ năm 2010. Luật này nhằm mục đích ngăn chặn người Mỹ "lách luật", thông qua các khoản đầu tư tại các tổ chức tài chính nằm ngoài lãnh thổ Mỹ để trốn thuế, mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về minh bạch tài chính.
Luật này dẫn đến sự ra đời của Tiêu chuẩn Thông tin chung (CRS), theo đó, hơn 100 quốc gia trao đổi dữ liệu với nhau để ngăn chặn việc trốn thuế xuyên biên giới.
Tuy nhiên, những người phản đối FATCA không chỉ là những kẻ trốn thuế. Tuân thủ việc sàng lọc khách hàng Mỹ khiến các công ty tài chính đau đầu. Một số đã từ chối phục vụ người Mỹ sống ở nước ngoài vì sợ bị phạt theo các điều khoản hà khắc của FATCA.
Nhiều người trong số 9 triệu người Mỹ sống ở nước ngoài, bao gồm cả những người "vô tình là công dân Mỹ" - sinh ra ở Mỹ nhưng sống ở nơi khác, phải đối mặt với các khoản nợ thuế.
Trước đó, có thông tin cho rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề xuất tăng thuế lợi tức đầu tư đối với các cá nhân giàu nhất để dành nguồn tiền này cho việc hỗ trợ các gia đình Mỹ.
Kế hoạch này sẽ ảnh hưởng đến những công dân kiếm được hơn 400 nghìn USD một năm. Thuế suất thuế thu nhập đối với những người này sẽ tăng lên 39,6%. Tỷ lệ này hiện được đặt cho thu nhập trên 406.751 USD mỗi năm, trong khi thu nhập thấp hơn bị đánh thuế ở mức 35% hoặc ít hơn.
Ước tính có thể mang về 1 nghìn tỉ USD, kế hoạch tăng thuế này của ông Biden xuất hiện sau khi ông đề xuất một kế hoạch 2,3 nghìn tỉ USD đầu tư hạ tầng và tạo việc làm cho người lao động Mỹ. Gói hạ tầng khổng lồ này hiện đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đảng Cộng hoà.
Ông Biden cho biết, 55 công ty lớn nhất của Mỹ đã không nộp thuế thu nhập liên bang với tổng trị giá hơn 40 tỉ USD vào năm ngoái.
Theo quy định, những người từ bỏ quốc tịch sẽ phải trả khoản phí 2.350 USD cho chính phủ Mỹ, nhưng sau đó sẽ được giải phóng khỏi yêu cầu viết báo cáo thuế. Công dân Mỹ sống ở nước ngoài vẫn phải khai thuế hằng năm, báo cáo tài khoản ngân hàng nước ngoài, các khoản đầu tư và lương hưu của họ.
"Đối với nhiều người Mỹ, quy định này quá phức tạp và họ đã nghiêm túc từ bỏ quốc tịch của mình vì không có ý định quay trở lại sinh sống ở Mỹ", một chuyên gia bình luận.
Tình báo Mỹ có dữ liệu di truyền của virus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán? Cơ quan tình báo Mỹ đã nắm được dữ liệu di truyền về các mẫu virus đang được nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán, kênh CNN dẫn các nguồn thạo tin cho biết. Viện Virus học Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AP Theo đài Sputnik (Nga), hiện không rõ khi nào và bằng cách nào giới tình báo...