Số lượng cá voi lưng gù ở Thái Bình Dương suy giảm nghiêm trọng do nắng nóng
Ngày 28/2, một nghiên cứu cho biết các đợt nắng nóng trầm trọng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm số lượng cá voi lưng gù tại vùng phía Bắc Thái Bình Dương.
Cá voi lưng gù. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhờ những nỗ lực bảo tồn và việc chấm dứt săn bắt cá voi thương mại vào năm 1976, quần thể cá voi lưng gù tại khu vực này đã tăng đều đặn cho đến năm 2012. Tuy nhiên, trong chưa đầy một thập kỷ qua, số lượng cá voi đã giảm khoảng 20%.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science cho biết, 75 nhà khoa học đã biên soạn bộ dữ liệu nhận dạng hình ảnh để theo dõi quần thể cá lưng gù ở khu vực Bắc Thái Bình Dương trong giai đoạn 2002 – 2021. Nhóm nghiên cứu này đã ghi lại được khoảng 200.000 lần xuất hiện của 33.000 cá thể.
Video đang HOT
Qua nghiên cứu, quần thể cá voi lưng gù đã tăng đều đặn cho đến năm 2012, sau đó đã chứng kiến sự sụt giảm số lượng mạnh mẽ. Cụ thể, trong khoảng chưa đầy một thập kỷ từ năm 2012-2021, số lượng cá thể cá voi lưng gù đã giảm 20%, từ khoảng 33.000 con xuống chỉ còn hơn 26.600 con.
Từ năm 2014 cho đến năm 2016, đợt nắng nóng mạnh và dài nhất từng được ghi nhận đã tàn phá vùng Đông Bắc Thái Bình Dương, với nhiệt độ bất thường đôi khi vượt quá mức trung bình từ 3-6 độ C, làm thay đổi hệ sinh thái biển cũng như làm đứt gẫy chuỗi thức ăn của loài cá voi lưng gù.
Ông Ted Cheesemen, tác giả nghiên cứu tại đại học Southern Cross (Australia) cho biết đã số lượng cá voi bị chết đói đã vượt quá ước tính ban đầu của nhóm. Theo ông. việc số lượng biến động là điều bình thường, ngay cả ở những quần thể khỏe mạnh, tuy nhiên sự suy giảm đột ngột như vậy đối với những loài sống lâu cho thấy sự rối loạn nghiêm trọng ở các đại dương.
Theo ông Cheeseman, với trường hợp này, nhiệt độ cực cao ở biển thực sự đã làm giảm ngưỡng chịu đựng của loài cá voi lưng gù. Việc loài này không thể thay đổi chế độ ăn vốn đã linh hoạt của chúng là một dấu hiệu rõ ràng về hiện trạng của đại dương. Ông lưu ý, không chỉ cá voi lưng gù mà một số loài sinh vật biển khác như cá nóc, sư tử biển hay hải cẩu cũng đang chứng kiến sự sụt giảm về số lượng do thiếu thức ăn.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng trên biển – vốn đã xảy ra thường xuyên với mức độ dữ dội hơn – được dự đoán sẽ gia tăng trên toàn cầu trong suốt thế kỷ này.
Năm 2023 sẽ nắng nóng hơn
Cơ quan khí tượng Met của Anh cho hay vào năm 2023, nhiệt độ toàn cầu sẽ cao hơn ít nhất 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Người dân giải nhiệt tại một vòi nước công cộng trong thời tiết nắng nóng tại Allahabad, Ấn Độ, ngày 28/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, năm tới được dự báo là năm thứ 10 liên tiếp chứng kiến nền nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao hơn 1,2 độ C và thậm chí có khả năng trở thành một trong những năm nóng nhất trong lịch sử Trái đất, song khó có thể vượt qua kỷ lục được thiết lập vào năm 2016 (1,28 độ C).
Các nhà nghiên cứu tại Met giải thích nguyên nhân khiến năm 2023 duy trì đà tăng nhiệt và trở nên nắng nóng cực đoan hơn là do không có hình thái thời tiết La Nina làm mát.
Hiện tượng này xảy ra khi gió xích đạo mạnh hơn, thổi từ Đông sang Tây, làm giảm nhiệt độ bề mặt nước biển trên phần xích đạo phía Đông của trung tâm Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Nick Dunstone của Văn phòng Met cho biết nhiệt độ toàn cầu trong ba năm qua đã bị ảnh hưởng bởi tác động của La Nina. Nó có tác dụng hạ nhiệt tạm thời đối với nhiệt độ trung bình toàn cầu. Trong năm tới, mô hình khí hậu cho thấy hình thái La Nina sẽ kết thúc sau ba năm liên tiếp, khiến nhiệt độ trở nên ấm hơn tương đối ở các vùng của Thái Bình Dương. Theo ông, sự thay đổi này có khả năng làm cho nhiệt độ toàn cầu năm 2023 ấm hơn so với năm 2022.
Năm nóng nhất trong lịch sử ghi chép dữ liệu từ năm 1850 đến nay là năm 2016, khi chứng kiến mô hình khí hậu ngược lại với La Nina là El Nino. El Nino là sự nóng lên bất thường của nước biển bề mặt ở vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương, và đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao hơn so với xu hướng nóng lên toàn cầu.
Theo Met, tình trạng nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức trung bình của những năm 1850 - 1900 đã thực sự tăng lên trong thập kỷ qua. Chuỗi năm nóng lục bắt đầu vào năm 2014 và kể từ đó, nhiệt độ toàn cầu liên tục vượt quá mốc 1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong năm tới, Met dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu là tăng từ 1,08 độ C - 1,32 độ C.
Chìa khóa chuyển đổi của châu Á - Thái Bình Dương Từ ngày 19 - 22/2, Hội nghị cấp bộ trưởng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC) lần thứ 37 diễn ra tại Colombo, Sri Lanka, với chương trình nghị sự tập trung vào vấn đề an ninh lương thực và chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm. Rau...