Số lao động tham gia BHXH tự nguyện chỉ tăng nhỏ giọt
Tại hội nghị trực tuyến công tác thu BHXH, BHYT năm 2019 vừa diễn ra, BHXH Việt Nam cho biết, tháng 2/2019, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng thêm hơn 15 ngàn người.
Ngày 27/2, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công tác thu BHXH, BHYT năm 2019. Ông Đinh Duy Hùng, Phó Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam) cho biết: Tháng 02/2019, số người tham gia BHXH, BHYT và BH thất nghiệp trên toàn quốc ước đạt trên 110 triệu người. Trong đó, hơn 14,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc (tăng 200 nghìn người so với tháng 01/2019).
Trong tháng 2, BHXH tự nguyện tăng thêm được 15 ngàn người, nâng số người tham gia BHXH tự nguyện lên gần 300 nghìn người.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, ông Nguyễn Hải Thanh cho biết, Tổng Công ty Bưu điện đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thu BHXH tự nguyện năm 2019 tới tất cả Bưu điện các địa phương. Với tinh thần cố gắng hết sức, Lãnh đạo Tổng Công ty Bưu điện tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu mở rộng thêm 220 nghìn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2019.
Theo thống kê, cả nước có 55 triệu người trong độ tuổi lao động, khoảng 40 triệu người chưa tham gia BHXH. Đây là dư địa rất tốt để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, số người tham gia loại hình này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Video đang HOT
Mục tiêu mở rộng thêm 220 nghìn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2019. Ảnh minh họa
Nhiều ý kiến cho rằng ít người tham gia BHXH tự nguyện bởi người lao động chưa hiểu hết và nhận thức đầy đủ về loại hình này. Cạnh đó, chính sách BHXH tự nguyên chưa thật sự hấp dẫn, bởi người lao động chỉ được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Trong khi người lao động rất cần thụ hưởng các chế độ về thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chỉ có ở BHXH bắt buộc.
Thời gian qua, ngành BHXH đã mạnh dạn kiến nghị sửa đổi chính sách để BHXH tự nguyện hấp dẫn và thu hút được người lao động hơn. Đặc biệt cần có chính sách, đa dạng loại hình và mức đóng bảo hiểm để phù hợp với mức thu nhập khác nhau của người lao động, đặc biệt là người thu nhập thấp, người nghèo khu vực phi chính thức.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu khẳng định: Để thực hiện thành công các nhiệm vụ của ngành, trong thời gian tới cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống, tập trung vào công tác thu, giảm nợ BHXH; phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến thu; kiểm soát chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho đối tượng…
Đặc biệt, Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố cần chủ động phối hợp với các tổ chức, cá nhân làm đại lý thu để hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Các đơn vị cũng cần tập trung khai thác triệt để dữ liệu từ cơ quan Thuế để đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn nhằm phát triển số người tham gia BHXH.
Cần có chính sách, đa dạng loại hình và mức đóng để thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ảnh minh họa
Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014 quy định mức đóng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện như sau:
Người tham gia BHXH tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Người lao động được chọn một trong những phương thức đóng: Đóng hàng tháng; 3 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; 01 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.
Từ 1/1/2018, người tham gia BHXH sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 10% đối với các đối tượng khác.
PVH
Theo PNVN
Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2018, cả nước có 12,68 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), chiếm khoảng 26,2% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Cả nước đã tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho 763.573 người và kinh phí hỗ trợ học nghề cho 37.960 người. Theo các nhà nghiên cứu, chính sách BHTN hiện nay vẫn nặng giải quyết hậu quả (khi người lao động đã rơi vào tình trạng thất nghiệp thì mới được trợ cấp và hỗ trợ đào tạo). Sau 10 năm triển khai chính sách BHTN, số người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm còn quá ít so với số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nguyên nhân tình trạng trên là do nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về chính sách này còn hạn chế; nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thường có tỉ lệ trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng lớn của người lao động vào quỹ BHTN.
Người lao động tại TP HCM làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để chính sách BHTN được thực hiện hiệu quả hơn, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết trong năm 2019, bộ sẽ rà soát, đánh giá lại, tổng kết việc thực hiện chính sách BHTN. Theo đó, chính sách BHTN sẽ hướng người lao động vào việc hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm, việc nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ là một trong những quyền lợi của người lao động.
Tin-ảnh: Đ.Viên
Theo Nguoilaodong
Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem Chào mừng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Để chào mừng sự kiện hội nghị thượng đỉnh Mỹ và Triều Tiên, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính "Chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên" vào ngày 26/2/2019 tại Hà Nội. Bộ tem "Chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa...