Số học sinh tăng mạnh nhưng TP HCM phải giảm biên chế giáo dục
Ông Nguyễn Hải Hiệu, Phó trưởng Phòng Hành chính, Sở Nội vụ TP HCM, cho rằng tính riêng số học sinh (HS) TP HCM năm học 2022-2023 là hơn 1,6 triệu HS.
Con số này lớn hơn dân số nhiều tỉnh, thành nhưng thành phố vẫn phải thực hiện tinh gọn bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập.
Sáng 20-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM đã tổ chức buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2020-2022.
Tại buổi khảo sát, nhiều ý kiến đưa ra về tình trạng thiếu giáo viên trong nhiều năm qua tại TP HCM, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh và tin học. Báo cáo của Sở GD-ĐT TP cho thấy tỉ lệ giáo viên tiểu học/lớp hiện là 1,36 chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học.
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, tại buổi khảo sát
Theo ông Nguyễn Hải Hiệu, Phó trưởng Phòng Hành chính, Sở Nội vụ TP HCM, thiếu giáo viên là vấn đề đã tồn tại nhiều năm, chứ không riêng gì năm học này. Ông Hiệu đề nghị ngành GD-ĐT cần chủ động làm việc với các sở, ban, ngành và chủ trì đề xuất TP cho cơ chế để tuyển dụng.
Ông Hiệu nói thêm khi thực hiện yêu cầu sắp xếp tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập thì giáo dục cũng không ngoại lệ, nhưng điều này khiến các cơ sở giáo dục công lập gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh thực tế hằng năm thành phố tăng từ 20.000-30.000 HS. HS ngày càng tăng nhưng phải giảm biên chế sự nghiệp giáo dục là không hợp lý.
Video đang HOT
“Năm học 2022-2023, toàn thành phố có hơn 1,6 triệu học sinh, lớn hơn dân số của một tỉnh, thành phố đòi hỏi nguồn lực cơ sở vật chất phải mở rộng. Trước thực tế đó, các cấp quản lý cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương”- ông Hiệu nói.
Cũng tại buổi khảo sát, nhiều ý kiến đưa ra về thu nhập của giáo viên hiện nay khiến sinh viên sư phạm ra trường không muốn đi dạy vì lương thấp, nhất là giáo viên tiếng Anh, tin học.
Ông Võ Văn Thật, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, nêu thực trạng sinh viên sư phạm tiếng Anh ra trường đi làm ở công ty, nhất là công ty nước ngoài, người ta trả bằng tiền USD, sinh viên ngành CNTT cũng vậy, nên các em chọn đi làm bên ngoài chứ không tha thiết đi dạy. Thậm chí, khi mở các lớp bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các ngành ngoài sư phạm để đi dạy thì các ngành khác còn dễ mở nhưng hai ngành này không có người học.
Tin-ảnh: Đặng Trinh
TP.HCM: Đoàn ĐBQH khảo sát về tình hình thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới
Số giáo viên tiểu học của Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đào tạo, trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 83%, trong đó công lập đạt 74%.
Sáng ngày 20/9, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi khảo sát về tình hình thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2022.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, ông Hà Phước Thắng - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì buổi khảo sát.
Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đại diện lãnh đạo Sở tham gia buổi khảo sát này.
Theo báo cáo của Sở này cho biết, số lượng giáo viên tiểu học trong và ngoài công lập toàn thành phố hiện nay có 24.849 giáo viên trên tổng số 32.146 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Tỷ lệ giáo viên tiểu học/lớp hiện là 1,36 chưa đáp ứng đủ để tổ chức dạy đủ các môn học và dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học.
Ông Nguyễn Bảo Quốc - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu (ảnh: P.L)
Khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày thì dự kiến số giáo viên sẽ tăng. Việc đảm bảo 1 giáo viên dạy nhiều môn/lớp là một trong những thách thức đối với một số quận/huyện có tỷ lệ phòng học/lớp còn thấp. Tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhiều quận, huyện đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp, nhưng cũng vẫn còn có nhiều nơi chưa đạt được tỷ lệ này.
Số giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo, trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 là 83%, trong đó công lập đạt 74%. Số giáo viên chưa đạt chuẩn là vấn đề mà các đơn vị cần quan tâm trong thời gian tới.
Sở sẽ phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán tiểu học, Học viện Quản lý Giáo dục bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cốt cán. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ trưởng chuyên môn cốt cán đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức về triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng và hoàn thành chương trình bồi dưỡng, được cơ sở bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận hoàn thành.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đại trà, chủ động liên kết với các trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn...tổ chức các lớp bồi dưỡng các module để đảm bảo điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc ngành giáo dục thành phố.
Tạo điều kiện để tất cả các cán bộ quản lý, giáo viên (cả trường công lập và tư thục) được tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 20/9 (ảnh: P.L)
Thực hiện việc đổi mới hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết - Phó Trường đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với nhiều thách thức.
Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, thời gian qua, dư luận rất quan tâm đến vấn đề trang bị sách giáo khoa cho học sinh, chất lượng dạy và học khi triển khai chương trình mới, cũng như chế độ chính sách dành cho giáo viên.
Ngoài ra, chương trình có sự thay đổi lớn khi triển khai một số môn học theo hình thức đa môn, thay cho việc dạy đơn môn trước đây.
Song song đó, các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, nâng chuẩn trình độ giáo viên và khó khăn trong việc tuyển dụng đội ngũ là những thách thức đang đặt ra cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện HS vẫn chưa có SGK: Cần làm rõ trách nhiệm thuộc về ai, nằm ở khâu nào? Theo nguyên ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền, có những thách thức, mà khi xây dựng chương trình chưa tính đến giải pháp, Đoàn giám sát cần làm rõ. Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề " Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội...