Số học sinh quá đông, nhiều trường khó đạt chuẩn quốc gia
Sĩ số học sinh vượt nhiều lần so với quy định trường học chuẩn quốc gia khiến không ít trường học ở Hà Nội dù có chất lượng dạy và học tốt, được nhiều phụ huynh tín nhiệm, nhưng chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Thủ Lệ, quận Ba Đình .Ảnh: HÀ THU
Quận Ba ình là một trong những quận nằm trong khu vực trung tâm thành phố có chất lượng giáo dục tốt, được nhiều phụ huynh tin tưởng về chất lượng dạy học, nhưng lại đang đứng gần cuối bảng về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia so với các quận, huyện, thị xã của thành phố.
Ông Lê ức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo (GD và T) quận Ba ình cho biết, địa bàn quận có 27 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 54%. Quận Ba ình xếp thứ 29 trong số 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia.
Trong đó, nhiều trường đã khẳng định chất lượng giáo dục nhiều năm nay như các trường tiểu học: Kim ồng, Phan Chu Trinh, Nguyễn Tri Phương hay Trường THCS Giảng Võ đến nay chưa được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Nguyên nhân chính là do sĩ số học sinh trên lớp tại các trường này quá cao, diện tích mặt bằng không đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Trường tiểu học Thủ Lệ thuộc quận Ba ình là một trong những trường đạt chuẩn của quận này từ năm 2012, nhưng khi khảo sát, trường này vẫn đang “nợ” hai tiêu chí. Hiệu trưởng Trường tiểu học Thủ Lệ Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, mặc dù rất chăm chút, đầu tư cơ sở vật chất, nhưng trường vẫn không thể đạt tiêu chí sĩ số 35 học sinh/lớp theo quy định. Sĩ số trung bình của trường này luôn ở mức là 45 hoặc 46 học sinh/lớp.
Trước tình trạng số học sinh trên địa bàn quận thường xuyên bị quá tải ở cả ba cấp học, nhất là ở cấp tiểu học và THCS, UBND quận Ba ình kiến nghị với thành phố xem xét cho điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đối với trường xây mới hoặc cải tạo theo hướng tăng mật độ xây dựng, nâng thêm tầng cao, bổ sung thêm tầng hầm đối với các trường học.
Video đang HOT
Tình trạng quá tải học sinh diễn ra phổ biến nhất là tại các trường học ở quận Hoàng Mai, trước áp lực dân số cơ học tăng nhanh do hình thành nhiều khu đô thị mới. Những phường có dân số mật độ cao, phát triển nhanh gồm ại Kim, ịnh Công, Tân Mai, Hoàng Liệt… trong khi đó đất quy hoạch xây trường ít, diện tích trường nhỏ.
Hiện nay, sĩ số bình quân các trường học ở quận Hoàng Mai là 46 học sinh/lớp ở tất cả các khối, trong đó cấp tiểu học là đông nhất, sĩ số phổ biến là 51 học sinh/lớp, ở cấp THCS là 46 học sinh/lớp. Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Trần Quý Thái cho biết, sau 17 năm thành lập, dân số trên địa bàn quận tăng thêm 230 nghìn người.
Hiện, Hoàng Mai là quận đông dân nhất của Hà Nội, bình quân mỗi năm mức tăng dân số bằng dân cư một phường và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tăng chậm lại. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện quận mới có 35 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 64,8%.
Khảo sát Trường tiểu học Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho thấy, trường có sĩ số học sinh trên lớp khá cao, bởi dân số trong phường là hơn 30 nghìn người. Trường hiện có 42 lớp, nhiều hơn so với tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Trưởng phòng GD và T Hoàng Mai Phạm àm Thục Hạnh cho biết, quận chịu áp lực rất lớn về tăng dân số cơ học, nhưng rất quyết liệt trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Năm 2020 quận đạt chỉ tiêu công nhận ba trường đạt chuẩn quốc gia và công nhận lại trường chuẩn cho tám trường. Dự kiến năm học 2020-2021, số học sinh của quận tăng gần 5.000 em so với năm học trước và những năm tiếp theo mức tăng dân số được dự báo vẫn khá cao, dẫn tới sĩ số học sinh mỗi lớp và số lớp của mỗi trường tiếp tục vượt quá quy định của trường chuẩn quốc gia.
Một trong những giải pháp được quận Hoàng Mai đẩy mạnh là liên tục đầu tư bổ sung kinh phí, bảo đảm tiến độ và đẩy nhanh các dự án cải tạo, xây mới trường học. Từ năm 2012 đến nay, quận đã đầu tư 4.400 tỷ đồng xây mới 21 trường học, cải tạo 59 trường. Dự kiến giai đoạn 2020-2025, quận sẽ đầu tư 2.800 tỷ đồng để xây mới 29 trường và cải tạo 14 trường.
Trường THCS Chu Văn An: Khẳng định chất lượng giáo dục, chú trọng công tác ATGT
Trường Trung học cơ sở Chu Văn An là ngôi trường có bề dày về thành tích trong phong trào thi đua giảng dạy, học tập và trở thành lá cờ đầu của ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh đó, nhà trường còn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT).
Trường THCS Chu Văn An có bề dày về thành tích trong phong trào thi đua giảng dạy, học tập
Trường THCS Chu Văn An tiền thân là Trường Cấp 2 Năng khiếu TP. Thái Nguyên, được thành lập ngày 15-10-1990, đóng tại Tổ 29 phường Hoàng Văn Thụ, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Năm học 1997-1998, Trường chuyển sang mô hình bán công và mang tên THCS Chu Văn An, TP.Thái Nguyên; năm học 2008-2009 trở về trường công lập. Trường đã nhiều lần được nhận danh hiệu lá cờ đầu bậc học THCS của tỉnh Thái nguyên; vinh dự được nhận nhiều Huân chương, Cờ thi đua và Bằng khen của Nhà nước, Chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Thái Nguyên.
Là trường chuẩn Quốc gia giai đầu tiên của thành phố Thái Nguyên bậc THCS đoạn 2001-2010, đến nay, trường THCS Chu Văn An đã 3 lần được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Mới đây nhất, ngày 18/5/2020 được Phòng GDĐT TP. Thái Nguyên đánh giá và kết luận KĐCLGD đạt cấp độ 3 và đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, đồng thời tham mưu trình UBND tỉnh ra Quyết định công nhận trường THCS Chu Văn An đạt chuẩn Quốc gia theo Thông tư 18.
Năm học 2019-2020, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có tổng số 44 người, trong đó 10 giáo viên có trình độ Thạc sỹ, 28 giáo viên trình độ Đại học và 01 giáo viên trình độ Cao đẳng. Học sinh có tổng số 825 em, chia thành 20 lớp.
Trường THCS Chu Văn An tham gia chương trình giao lưu và hợp tác với trường TH Geumseong tại Hàn Quốc
Nằm ở trung tâm TP Thái Nguyên, trường có lợi thế đi lại thuận tiện, song mật độ dân số cao và dọc đường Chu Văn An có hệ thống nhiều trường học khiến cho việc chú trọng ATGT càng trở nên quan trọng.
Để nâng cao ý thức ATGT cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm, giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc, ngay từ đầu năm học, Trường THCS Chu Văn An đã tổ chức cho toàn trường học tập các nội quy, quy định của Nhà trường; yêu cầu ký cam kết chấp hành nghiêm Luật ATGT đường bộ; đồng thời đưa vào công tác hoạt động Đội của Chi đội, Liên đội về đảm bảo an toàn khu vực cổng trường không để xảy ra ách tắc đầu giờ, cuối giờ các buổi học. Đồng thời trường duy trì hoạt động tổ chức tuyên truyền tháng ATGT (tháng 9) và hướng dẫn về đi xe đạp điện và xe máy an toàn cho các em học sinh.
Sự quan tâm của lãnh đạo ngành và địa phương cũng góp phần tích cực vào những thành quả của công tác ATGT học đường cho trường THCS Chu Văn An. Chính quyền địa phương và thành phố đã tổ chức vận động các hộ dân dọc đường Chu Văn An hiến đất làm đường và cấp kinh phí mở rộng đường Chu Văn An để tạo thuận lợi cho việc đi lại; đồng thời tổ chức cắm các hệ thống biển báo cấm dừng, cấm đỗ giờ cao điểm dọc đường Chu Văn An và ở khu vực cổng trường; nhắc nhở, kiểm tra các hộ dân cư trục đường chính gần nhà trường không được lấn chiếm hành lang đường để làm kinh doanh vì gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại của học sinh. Cơ quan Công an địa phương cũng thường xuyên nhắc nhở và xử phạt các trường hợp vi phạm Luật ATGT đường bộ dọc trục đường Chu Văn An.
Để nâng cao hơn nữa hiểu biết và ý thức chấp hành về trật tự ATGT cho cán bộ, giáo viên và học sinh, trong thời gian tới, Nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên đến các em học sinh để xây dựng ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết Luật ATGT đường bộ; kỹ năng, thái độ xử lý các tình huống trong khi tham gia giao thông vào các giờ học, các buổi sinh hoạt tập thể, trong các hoạt động ngoại khóa.
Song song với đó, nhà trường sẽ thực hiện nghiêm túc chương trình rèn luyện đội viên, gắn với yêu cầu chấp hành đúng luật ATGT đường bộ; xây dựng kế hoạch hoạt động về an toàn khi tham gia giao thông. Đồng thời, tiếp tục duy trì Đội thanh niên xung kích giám sát các bạn học sinh thực hiện đúng cam kết không xảy ra ách tắc đầu giờ, cuối giờ các buổi học.
Thầy và trò Trường THCS Chu Văn An quyết tâm sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, không ngừng học tập và rèn luyện để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Lớp học quá đông, đánh giá bằng nhận xét được không? Bộ GD-ĐT đang sửa quy định đánh giá học sinh trung học theo hướng tăng cường nhận xét thay vì chỉ cho điểm như trước đây ở tất cả các môn học. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng điều này không đơn giản. Nhận xét học sinh là một nghệ thuật. Ở nước ta, lớp học 30 - 40 học...