Số hóa tài liệu hợp pháp tạo phong phú nguồn sách cho HSSV
Chiều 18/4, tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh đã tổ chức “ Ngày Sách Việt Nam – Ngày Sách và bản quyền thế giới” lần thứ 6.
Giao lưu, giới thiệu sách tại Trường ĐH Vinh
Đây là lần thứ 6 Trường ĐH Vinh tổ chức hoạt động thiết thực, ý nghĩa này. Mục đích từng bước hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập.
PGS.TS. Nguyễn Huy Bằng – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cũng chia sẻ: Thói quen đọc sách hiện nay đang có những thay đổi, không chỉ đọc sách truyền thống mà còn có sách điện tử, các nguồn tài liệu trên mạng Internet.
Video đang HOT
Học sinh, sinh viên có thể đọc sách “truyền thống” hoặc điện tử
Để đáp ứng xu thế hội nhập, yêu cầu cách mạng 4.0, Trường ĐH Vinh và thư viện Nguyễn Thúc Hào những năm qua cũng đang từng bước số hóa tài liệu một cách hợp pháp. Qua đó, cung cấp nguồn sách phong phú cả truyền thống lẫn hiện đại đến người học mọi lúc, mọi nơi.
Ngày sách cũng là nội dung nhằm thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai.
Trong đó, mục tiêu chính là xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa giúp nuôi dưỡng tình yêu với sách, hình thành thói quen đọc sách hàng ngày, góp phần phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Thế Quang – có tác phẩm đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam – giao lưu với HSSV
Phấn đấu, đến năm 2020, 90% học sinh, sinh viên có kiến thức, kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc sách để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
Chương trình Ngày sách Việt Nam – Ngày sách và bản quyền thế giới của Trường Đại học Vinh được tổ chức với nhiều hoạt động như giới thiệu sách “Bí quyết thành công sinh viên”, “Cẩm nang phương pháp sư phạm”, giao lưu với nhà văn Nguyễn Thế Quang – tác giả có tác phẩm đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, tọa đàm với chủ đề Ngày Sách Việt Nam. Ngoài ra, tại thư viện Nguyễn Thúc Hào cũng có trưng bày nhiều gian sách để giới thiệu cho học sinh, sinh viên có thể tìm đọc, lựa chọn.
Hồ Lài
Theo GDTĐ
Lan tỏa hiệu ứng tích cực
Chương trình Phố sách Xuân Kỷ Hợi được tổ chức tại phố 19 tháng 12 (Hà Nội), là sự kiện mở đầu cho các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển văn hóa đọc trên địa bàn TP Hà Nội trong năm 2019.
Ảnh minh họa
Nhìn vào kết quả tổ chức Phố sách Xuân Kỷ Hợi 2019 (và các năm trước) cũng như kế hoạch tổ chức các hoạt động liên quan trong năm nay, với điểm nhấn là Hội sách Hà Nội năm 2019, các hoạt động kỷ niệm Ngày sách Việt Nam, dễ thấy công tác tổ chức hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc tại Thủ đô đã dần vào nếp, ngày một đa dạng, thiết thực. Như với Phố sách Xuân Kỷ Hợi 2019, tính thiết thực ngày càng tăng và một số trường học chủ động tổ chức cho học sinh tới tham quan. Đó là điều đáng được nhân rộng một cách bài bản bởi việc tổ chức cho học sinh tham gia những sự kiện liên quan tới sách là cách giúp thế hệ tương lai tiếp cận với sách từ sớm, từ đó hình thành tình yêu, thói quen đọc sách thường xuyên.
"Lọc" ra điểm nhấn nói trên trong số nhiều điểm tích cực tại một sự kiện được đánh giá là thành công như Phố sách Xuân Kỷ Hợi 2019 nhằm nhấn mạnh rằng, để phát triển văn hóa đọc đúng nghĩa thì không chỉ cần có nhiều sách hay, bổ ích, không chỉ cần tạo ra không gian đọc thú vị hay mạng lưới cung ứng sách rộng khắp mà còn cần xây dựng một cộng đồng luôn ý thức rõ tầm quan trọng của sự đọc, của văn hóa đọc.
Văn hóa đọc là một khái niệm nên được hiểu theo nghĩa rộng với sự hợp thành của nhiều yếu tố. Đó không phải sự đọc đơn thuần, mà là đọc có ý thức, là cách ứng xử với sách, với việc đọc, là xây dựng chuẩn mực đọc, biết lựa chọn sách tốt... Nói cách khác, xây dựng văn hóa đọc không có nghĩa là xuất bản nhiều sách tốt và tìm cách đưa sách đến với bạn đọc rồi thôi, mà còn liên quan đến việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện nhằm giúp các thành viên trong cộng đồng sớm hình thành thói quen, sở thích, kỹ năng đọc đúng đắn. Đáng mừng là không chỉ tại Phố sách Xuân Kỷ Hợi 2019 mà trong nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc thời gian qua đã không chỉ quan tâm đến doanh số bán sách mà còn gắn với tổ chức nhiều sự kiện bổ ích nhằm định hướng đọc.
Thành công đó có được, một phần quan trọng nhờ việc tham gia, học hỏi kinh nghiệm quý báu từ các hội sách quốc tế như Hội sách Frankfurt (Đức). Đó chính là những hành động nhằm cụ thể hóa Quyết định số 329/QĐ-TTg, ngày 15-3-2017, của Thủ tướng Chính phủ về việc "Phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" có đề cập việc này khi đề ra mục tiêu đến năm 2020, "phấn đấu 40%-50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời", "phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí"...
Để hoàn thành mục tiêu nói trên và hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, cần tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến, đồng thời tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách thức thực hiện phù hợp, cũng như quảng bá xuất bản phẩm ra thế giới. Những hội thảo, tọa đàm chuyên sâu sẽ giúp chỉ ra xuất phát điểm, xác định tầm quan trọng và cách thức phối hợp giữa ngành Giáo dục và Xuất bản, Phát hành sách, Thư viện. Làm tốt việc đó sẽ góp phần lan tỏa mạnh mẽ những hiệu ứng tích cực đã có...
Theo hanoimoi
Xu hướng biến đổi của văn hóa đọc Liệu có sự xuống cấp của văn hoá đọc không, liệu có sự lấn át của văn hoá nghe nhìn đối với văn hoá đọc? GS.TS Đinh Xuân Dũng - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cho rằng không nên nhìn việc đọc và văn hoá đọc chỉ theo hướng đánh giá đó,...