Số hóa ngân hàng – cơ hội đột phá thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống
Ngày 1/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính tổ chức Hội thảo Quốc tế thường niên ngành Ngân hàng -Tài chính lần thứ 7 với chủ đề ‘Số hóa ngân hàng – Cơ hội đột phá’.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang khiến các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thế giới ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo như trí tuệ thông minh nhân tạo (AI), học máy (ML), phân tích dữ liệu nâng cao, công nghệ sổ cái phân tán (DLT), điện toán đám mây và các giao diện lập trình ứng dụng (APIs).
Một nhân tố nữa góp phần tạo nên cách mạng trong ngành tài chính số, đó chính là sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech).
Toàn cảnh hội thảo
Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho một phạm vi khách hàng rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn.
Công nghệ số cũng là cơ hội để các quốc gia thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial inclusion), hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho hay, nhận biết được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số hóa trong bối cảnh CMCN 4.0 đối với ngành tài chính ngân hàng, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều hoạt động nhằm tăng cường năng lực tiếp cận công nghệ mới cho ngành ngân hàng ở tất cả các mặt.
Video đang HOT
NHNN đặc biệt chú trọng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm, định hướng chính sách nhằm tăng cường phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh bảo mật cho ngành Ngân hàng; tích cực hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển các công ty công nghệ tài chính.
Bên cạnh việc hoàn thiện môi trường thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng công nghệ chung của toàn ngành cũng không ngừng được cải thiện. Việc tăng cường năng lực tiếp cận và bảo đảm an ninh bảo mật ngân hàng trong thời kỳ số hóa được ngân hàng rất quan tâm, chẳng hạn như thúc đẩy việc kết nối liên thông và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán; nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán mới, hiện đại như triển khai tiêu chuẩn quốc tế về an toàn dữ liệu thẻ PCI/DSS, công nghệ mã hóa số thẻ (tokenization)…
Đồng thời, NHNN đã ban hành Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ và khuyến nghị các tiêu chuẩn cho thanh toán QR code để tăng cường khả năng kết nối liên thông khi thanh toán bằng QR code, giảm thiểu chi phí cho việc lắp đặt, sử dụng các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán.
NHNH luôn tăng cường công tác truyền thông dưới nhiều hình thức tọa đàm, hội thảo và tổ chức triển khai nhiều nghiên cứu khoa học về các ứng dụng số hóa trong bối cảnh CMCN 4.0 trong ngành ngân hàng…
Nắm bắt được cơ hội phát triển trên nền tảng công nghệ thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ và ứng dụng một số công nghệ, giải pháp mới như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, xác thực sinh trắc học… để tạo ra một số dịch vụ thanh toán số, ngân hàng số; đánh giá hành vi khách hàng, dự đoán doanh thu, nhu cầu thị trường, cảnh báo rủi ro. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức như đòi hỏi nguồn lực tài chính, nhân lực có trình độ cao, thách thức về an ninh bảo mật, về kiểm soát rủi ro, khả năng xử lý…
Chia sẻ tại hội thảo, các diễn giả đồng quan điểm rằng, với chi phí thấp hơn và phạm vi bao phủ rộng hơn, công nghệ số đang dần khiến các ngân hàng thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu, từng bước khẳng định vai trò của công nghệ trong thời đại mới.
Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng trình bày tham luận tại hội thảo
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng, sự phát triển và ứng dụng công nghệ số trong ngành ngân hàng cũng đi kèm không ít thách thức như chưa đủ khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi, thích ứng với bối cảnh số hóa, đòi hỏi nguồn lực tài chính, nhân lực có trình độ cao, thách thức về an ninh bảo mật, về kiểm soát rủi ro, khả năng xử lý…
Ngoài ra, đối với các ngân hàng thương mại, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng triển khai chiến lược chuyển đổi số, theo từng giai đoạn (chuẩn hóa quản trị, hoạt động ngân hàng; số hóa từng phần, phát triển dịch vụ ngân hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng số…); chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng được nền tảng công nghệ sẵn có đều có khả năng mang lại những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, tiện lợi và hiệu quả.
Theo Báo Mới
46 triệu người Việt đã tiếp cận với fintech
Việt Nam hiện có khoảng 46 triệu người đã tiếp cận với fintech (công nghệ tài chính) và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, Việt Nam là thị trường phát triển tiềm năng của lĩnh vực fintech dựa trên những lợi thế so sánh về quy mô dân số, sự am hiểu lĩnh vực công nghệ thông tin, tỷ lệ người dân tiếp cận với internet và điện thoại di động ở mức cao.
"Theo thống kê mới nhất, hiện có khoảng 46 triệu người đã tiếp cận với fintech và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Có thể nói, Việt Nam là môi trường tiềm năng để phát triển lĩnh vực fintech đối với cả doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế", ông Thắng cho hay.
Ông Park Hwan Soo, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Hàn Quốc phát biểu tại sự kiện Korea ICT Day 2018-Fintech Demo Day tổ chức ngày 31/10 tại Hà Nội.
Ông Jung Yoo Shin, Chủ tịch Trung tâm Fintech Hàn Quốc nhận định, Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh và tiềm lực trong việc phát triển fintech trong khu vực. Bằng sự kết hợp giữa nguồn lực, kỹ thuật của quốc tế và trong nước, Việt Nam sẽ hòa nhập được dòng chảy tài chính để nâng lên tầm cao mới.
Theo ông Park Hwan Soo, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp phần mềm Hàn Quốc, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain, điện thoại thông minh... Fintech đã phát triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới cũng như các nước phát triển trong khu vực châu Á.
Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều tiện ích, mở ra tiềm năng lớn trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người sử dụng.
"Yêu cầu đặt ra là phải có sự thay đổi. Doanh nghiệp nào đến gần tiếp điểm với khách hàng hơn trong tương lai sẽ là người chiến thắng trên thị trường. Như vậy, chúng ta cần ưu tiên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sử dụng các kênh có ưu điểm tiện lợi để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của người dùng với chi phí thấp...", ông Park Hwan Soo nêu quan điểm.
"Nếu không bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ trên thế giới, chắc chắn chúng ta sẽ trở thành người lạc hậu và trở thành kẻ thua cuộc trên thị trường. Chính vì vậy, đây là thời điểm đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ và tích cực của tất cả các định chế tài chính", ông Park Hwan Soo nhấn mạnh.
Fintech là sự hội tụ tài chính và công nghệ, phát triển toàn cầu. Công nghệ đang thúc đẩy phát triển ngành tài chính. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Việc hợp tác về tài chính sẽ tiếp tục đưa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc lên một tầm cao mới, giúp cả hai quốc gia nắm bắt cơ hội bắt nhịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Theo Báo Mới
Vietcombank hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán phí, lệ phí tại Quảng Ninh Ngày 29/10/2018, tại tỉnh Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cùng UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn FPT đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công tại các Trung tâm phục vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đại diện UBND Tỉnh Quảng Ninh, ông...