Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thông qua chương trình tiếng Anh bổ trợ lớp 1&2
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát đã có buổi hội thảo mang tên “Chương trình tiếng Anh bổ trợ lớp 1&2: i-Learn English for Math &Science và i-Learn Smart Start”.
Ngày 8/10/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Tập đoàn giáo dục Đại Trường Phát tổ chức hội thảo trực tuyến mang tên “Chương trình tiếng Anh bổ trợ lớp 1&2: i-Learn English for Math &Science và i-Learn Smart Start”.
Chương trình Tiếng Anh bổ trợ lớp 1&2 đã được Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP Hồ Chí Minh thẩm định và cho triển khai theo công văn số 2284/SGDĐT-GDTH và2285/SGDĐT-GDTH.
Hội thảo có sự góp mặt của các khách mời là đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Phòng Giáo dục, chuyên viên Tiếng Anh và Ban giám hiệu các trường Tiểu học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu của ông Phạm Trí Thiện đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh.
Thầy Trần Ngọc Hồng Phước giới thiệu chương trình tiếng Anh bổ trợ lớp 1&2: i-Learn English for Math & Science và i-Learn Smart Start .
Qua phần trình bày của các diễn giả, những đặc điểm nổi trội của chương trình tiếng Anh bổ trợ 1&2 i-Learn English for Math & Science và i-Learn Smart Start đã được truyền tải một cách đầy đủ, chi tiết với nguồn tài nguyên bổ trợ đa dạng và miễn phí trên ứng dụng Eduhome.
Đồng thời, hội thảo cũng đưa ra những lợi ích của việc tích hợp liên môn Toán và Khoa học thông qua tiếng Anh, giúp trẻ phát triển tư duy kép bao gồm tư duy ngôn ngữ và tư duy logic.
Từ đó, các em sẽ rèn luyện được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh, kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề theo trình tự hợp lý cũng như phát triển những kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21.
Chương trình Tiếng Anh bổ trợ i-Learn English for Math & Science và i-Learn Smart Start được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin, tích hợp các chức năng ưu việt để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học và tiếp thu ngôn ngữ bao gồm:
Bài giảng tương tác dành cho giáo viên giảng dạy với TV tương tác hoặc bảng tương tác trên lớp;
Đội ngũ giáo viên có trình độ sư phạm và giàu kinh nghiệm;
Ứng dụng làm bài tập về nhà DHA gồm nhiều bài luyện tập tiếng Anh trực tuyến dưới dạng trò chơi vui nhộn, hấp dẫn, giúp học sinh tiểu học củng cố kiến thức;
Hệ thống quản lý học tập giúp giáo viên, nhà trường và phụ huynh theo dõi tiến trình và kết quả học tập của học sinh. Từ đó, giúp việc dạy và học của giáo viên, học sinh trở nên dễ dàng và tiện lợi.
Video đang HOT
Tiết học mẫu i-Learn English for Math của cô Jenny Rose N Lui.
Tiết học mẫu i-Learn English for Science của côCasey Symons.
Đại diện Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát cho biết, Chương trình Tiếng Anh bổ trợ 1&2i-Learn English for Math & Science và i-Learn Smart Start được nghiên cứu và phát triển với mục tiêu xây dựng một môi trường giáo dục tốt nhất cho sự phát triển Anh ngữ toàn diện ở học sinh tiểu học.
Trong tương lai, Tập đoàn Giáo dục Đại Trường Phát sẽ tiếp tục phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào Tạo tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu cho giáo viên những chương trình giảng dạy mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Tôi thất vọng vô cùng vì giáo viên vẫn phải soạn giáo án theo mẫu 5512
Theo nội dung bồi dưỡng module 4, việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đối với khối lớp 10 được thực hiện theo công văn 5512 từ năm học 2022-2023.
Ảnh minh họa
Ngày 30/9/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành công văn số 2618/SGDĐT-TCCB về triển khai bồi dưỡng Module 4 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên trung học phổ thông, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông đại trà năm 2021.
Tìm hiểu nội dung module 4 trên trang web "Bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tôi được biết kế hoạch bài dạy (giáo án) theo công văn 5512/BGDDT-GDTrH vẫn được dùng cho lớp 10 từ năm học 2022-2023.
Các kế hoạch đều thực hiện theo Công văn 5512
Mục 1.3 nội dung 1 (module 4) "Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh" ghi rõ (trích):
Trong các năm học tới trường trung học phổ thông sẽ có khối lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 (khối lớp 10 năm học 2022-2023), có khối lớp vẫn thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (khối lớp 11, 12 năm học 2022-2023).
Vì vậy đối với khối lớp 10 việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn 5512/BGDDT-GDTrH ngày 18/12/2020.
Nội dung bồi dưỡng modul 4 (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)
Tổ chuyên môn dựa vào khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình (đã thực hiện ở bước 1) xây dựng kế hoạch dạy học (tham khảo phụ lục 1 Công văn 5512) và kế hoạch giáo dục của tổ bộ môn (tham khảo phụ lục 2 Công văn 5512).
Tổ chuyên môn phân công cụ thể nhiệm vụ của các giáo viên trong tổ. Giáo viên được phân công cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao (tham khảo phụ lục 3 Công văn 5512).
Căn cứ vào đó, cụ thể từng giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch bài dạy để thực hiện hoạt động lên lớp hiệu quả (tham khảo phụ lục 4 Công văn 5512).
Như vậy, giáo viên vẫn phải dựa vào phụ lục 1, 2, 3, 4 của Công văn 5512 để xây dựng các kế hoạch theo hướng dẫn của module 4.
Vì sao giáo viên ngán soạn giáo án theo Công văn 5512?
Thứ nhất, giáo án 5512 xây dựng bài học theo 4 bước khiến giáo viên rối bời. Cụ thể, bài giảng gồm các hoạt động: xác định vấn đề, nhiệm vụ học tập; hình thành kiến thức mới; luyện tập và vận dụng. Trong đó, ở phần hoạt động, văn bản trên đưa ra các bước: giao nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ, báo cáo thảo luận và kết luận đánh giá.
Ngày 5/6/2021, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, "kịch bản" tổ chức các hoạt động trong bài học là rất ngắn gọn.
Nếu giáo viên xác định trúng vấn đề thì chỉ cần khoảng 2 -3 trang/tiết; một bài 2 tiết thì Kế hoạch bài dạy chỉ khoảng 3-5 trang; không thể dài hàng chục trang như một số thầy, cô đã làm, phản ánh.
Thế nhưng, kế hoạch bài dạy "Nghị luận về một vấn đề xã hội" của module 4 minh họa cho giáo viên trung học phổ thông dài đến 9 trang, cỡ chữ 10,5 ( xem tại đây ) .
Thứ hai, các kế hoạch theo hướng dẫn của Công văn 5512 có sự chồng chéo lẫn nhau. Cụ thể, nhà trường phải thực hiện 4 kế hoạch, đó là: Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục; Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học; Kế hoạch bài dạy (giáo án).
Thực tiễn soạn giáo án theo Công văn 5512 cho thấy, Kế hoạch giáo dục của giáo viên không cần thiết vì chồng chéo với 3 kế hoạch còn lại. Các yêu cầu: tên bài học, số tiết, thời điểm; thiết bị dạy học, địa điểm dạy học đều có trong Kế hoạch bài dạy (giáo án) nên cần bỏ Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.
Thứ ba, từ khi Bộ Giáo dục ban hành Công văn 5512 thì chợ giáo án rất nhộn nhịp trên mạng xã hội. Theo tìm hiểu của cá nhân người viết, rất nhiều giáo viên mua giáo án này không phải nhằm mục đích học hỏi mà chỉ đối phó với lãnh đạo khi được kiểm tra hồ sơ, sổ sách.
Điều đáng nói là, năm học 2020-2021 và 2021-2022 nhiều tỉnh thành yêu cầu giáo viên bậc phổ thông soạn giáo án theo Công văn 5512 nên thầy cô không dám làm khác. Bởi, Điều lệ trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, Điều 20 quy định: hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên có Kế hoạch bài dạy (giáo án).
Thay lời kết
Ngày 23/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cho năm học 2021-2022.
Theo đó, năm học 2021-2022, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện đồng thời chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 6 và chương trình giáo dục phổ thông 2006 với các lớp 7 đến lớp 12.
Tại Công văn này, Bộ Giáo dục hướng dẫn cụ thể về việc giáo viên các cấp soạn giáo án theo mẫu mới như sau:
- Với lớp 6: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020, các phụ lục ban hành kèm Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục và soạn giáo án.
- Với lớp 7 - 12: Thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn; giáo án của giáo viên được soạn theo chương trình cũ của các năm học trước đó.
Như vậy, theo Công văn 2613, chỉ giáo viên dạy lớp 6 mới áp dụng hướng dẫn của Công văn 5512 từ năm học 2021-2022. Đồng thời, mẫu giáo án mới ban hành kèm Công văn 5512 cũng chỉ mang tính tham khảo thay vì "bắt buộc" tất cả các giáo viên phải thực hiện như Công văn 5512 đã từng yêu cầu.
Đáng chú ý, trong phần Tổ chức thực hiện của Công văn 5512 cho biết, trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Giáo dục (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết.
Thực tế, giáo viên cả nước gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại khi soạn giáo án theo Công văn 5512 như tôi đã trình bày phần trên. Thế nhưng, để chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho lớp 10, Bộ Giáo dục vẫn hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch (module 4) theo Công văn số 5512.
Vậy nên, được biết giáo án 5512 vẫn được dùng cho lớp 10, tôi thất vọng vô cùng! Và chắc chắn giáo viên dạy bậc phổ thông trên khắp cả nước cũng cùng chung tâm trạng này.
Tài liệu tham khảo:
https://hcm.edu.vn/thong-bao/tin-khan-ve-viec-trien-khai-boi-duong-mo-dun-4-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong/ctfull/41012/67255
https://taphuan.csdl.edu.vn/learn/learn/78598068-69638721-69638721/63154894-63163611-1/mo-dun-04-gvpt-mon-ngu-van-thpt.html
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/vu-truong-vu-giao-duc-trung-hoc-giai-thich-mau-giao-an-5512-va-thu-cong-tac-post218343.gd
https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-2613-bgddt-gdtrh-2021-thuc-hien-chuong-trinh-giao-duc-trung-hoc-2021-2022-204323-d6.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-5512-bgddt-gdtrh-2020-to-chuc-thuc-hien-ke-hoach-giao-duc-cua-nha-truong-204324-d6.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Học online: "Dở khóc dở cười" vì bố mẹ khiến con nói ngọng Mình là người Huế, vợ là người Hải Dương, con đang là học sinh lớp 2 ở một trường tiểu học Hà Nội. Từ khi con phải học online, muôn vàn những nỗi khổ dạy con, đặc biệt là chuyện đọc viết chính tả. ảnh minh họa Có ai gặp tình cảnh "trớ trêu" khi dạy con như vợ chồng mình hay không...