Sở Giáo dục Hà Tĩnh đã “cầm cờ” chạy trước, Bộ cần sớm có chỉ đạo chung
Việc Hà Tĩnh mạnh dạn ban hành quyết định đặc cách cũng giống như người cầm cờ trong đội hình chạy đua để những người khác theo cờ đó chạy lên.
Sau vụ việc Hà Tĩnh công nhận đặc cách cho 70 học sinh có điểm IELTS từ 6.5 trở lên là học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh, đã có không ít ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhà giáo Đậu Xuân Thoan – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục thuộc Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam thẳng thắn cho rằng, nên khuyến khích các địa phương nên áp dụng trên diện rộng mô hình này để thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ đi lên.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quá trình để đạt được những số điểm IELTS với mức từ 6.5 trở lên như vậy với các học sinh không hề dễ dàng.
Nhiều giáo viên dạy môn tiếng Anh đánh giá quy trình thi IELTS được thực hiện rất nghiêm túc, khắt khe, phản ánh trung thực và chuẩn xác trình độ nghe, nói, đọc, viết của thí sinh theo chuẩn tiếng Anh quốc tế.
Chúng ta cũng cần phải nhìn nhận rằng, cho dù ở hình thức nào thì một học sinh muốn đạt được danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh thì đều phải trải qua một quá trình rèn luyện, phấn đấu và điểm chung là đều phải học tốt môn tiếng Anh.
Nếu không có năng lực về tiếng Anh thì khi thi cử học sinh ấy khó mà đạt kết quả như mong muốn.
Nhà giáo Đậu Xuân Thoan cho rằng: “Theo tôi, để theo kịp với nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới thì việc ưu tiên và khuyến khích các em theo học ngoại ngữ là điều nên làm.
Dù là đặc cách hay gì khác đi nữa thì chung quy lại cũng là tạo ra động lực để nhiều em phấn đấu, một em làm được chắc chắn các em khác cũng sẽ làm theo.
Xét trên quy mô rộng lớn cũng vậy, nếu như mô hình đó ở Hà Tĩnh thành công, chất lượng học ngoại ngữ của học sinh ở đó được nâng cao, địa phương khác thấy vậy cũng làm theo và cũng đạt thành tích tương tự, như vậy có phải là chúng ta đã thành công trong việc phổ cập ngoại ngữ hay sao.
Video đang HOT
Việc Hà Tĩnh mạnh dạn ban hành quyết định đặc cách cũng giống như người cầm cờ trong đội hình chạy đua để những người khác theo cờ đó chạy lên.
Còn việc so sánh giữa thi học sinh giỏi và điểm thi IELTS là khập khiễng vì IELTS là chuẩn quốc tế, còn thi học sinh giỏi là theo chuẩn của Việt Nam và mục đích của hai kỳ thi này cũng hoàn toàn khác nhau.
Thầy Đậu Xuân Thoan – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục thuộc Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam (Ảnh: Vũ Phương)
Với những em giỏi thật sự thì cho dù không áp dụng chương trình đặc cách những trường hợp đó cũng chắc chắn sẽ đạt được những thành tích tốt cho dù trải qua bất cứ cuộc thi nào.
Đặc cách là một cách công nhận giá trị của em đó trong một tập thể và làm gương cho những bạn khác noi theo chứ không thể đánh đồng là thiếu công bằng trong mặt bằng chung tuyển sinh được”.
Quyết định đặc cách của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh. (Ảnh: hatinh.edu.vn)
Thầy Đậu Xuân Thoan cũng cho biết thêm, nếu học sinh có IELTS 6.5 trở lên thì đặc cách công nhận học sinh giỏi là có cơ sở khoa học và cũng nhằm để động viên khuyến khích tinh thần học tập trong bối cảnh Việt Nam tụt hạng từ 52 của năm 2019 xuống hạng 65 của năm 2020, trên tổng số 100 quốc gia trong bảng chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu.
Đồng thời cho rằng, việc làm của tỉnh Hà Tĩnh là một giải pháp thực tế, khả thi, phù hợp và đáng được sự đồng tình ủng hộ.
“ Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên xem xét để ban hành các văn bản chỉ đạo để khuyến khích những địa phương khác có khả năng thực hiện việc này.
Vì cũng có những địa phương thiếu mạnh dạn, sợ kiểm điểm, sợ trách nhiệm mà bỏ qua những cơ hội tốt để tìm kiếm những nhân tài thực sự.
Chúng ta đã có nhiều thời gian để kích cầu sự phát triển của kinh tế và đã đạt được những thành công bước đầu như hiện nay thì tại sao chúng ta không áp dụng kích cầu trong giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tiếp theo.
Theo tôi, không chỉ với riêng bộ môn tiếng Anh mà các bộ môn khác cũng nên đưa ra những khung quy chuẩn để các địa phương đối chiếu và áp dụng, khi có văn bản cho phép thì chắc chắn sẽ có nhiều địa phương thực hiện tốt hơn Hà Tĩnh hiện nay” – Thầy Đậu Xuân Thoan nhận định.
Đặc cách công nhận Học sinh giỏi cấp tỉnh vì đạt IELTS từ 6.5, có công bằng không?
Quyết định đặc cách công nhận Học sinh Giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh cho 70 học sinh đạt điểm IELTS từ 6.5 trở lên của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận về việc liệu nó có đảm bảo tính công bằng.
Đạt 6.5 IELTS dễ hơn nhiều đạt giải Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh?
Theo quyết định được Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ban hành, trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) tỉnh môn tiếng Anh lớp 12 năm học 2020 - 2021, có 70 học sinh được đặc cách miễn tham gia thi và được hưởng quyền lợi của HSG tỉnh theo quy định hiện hành vì đạt IELTS từ 6.5 trở lên.
Cụ thể, trong số 70 học sinh đạt giải có 6 em đạt 8.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhất HSG tỉnh môn tiếng Anh; 20 em đạt 7.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhì HSG tỉnh môn tiếng Anh; 44 em đạt 6.5 điểm IELTS, tương đương với giải ba HSG tỉnh môn tiếng Anh.
Quyết định đặc cách công nhận học sinh đạt giải của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh cho rằng quyết định này của tỉnh nhằm khuyến khích việc học tiếng Anh một cách toàn diện chứ không đơn thuần chỉ học ngữ pháp, từ vựng để đối phó với những kỳ thi. Bởi nghe, nói là những kỹ năng còn yếu của học sinh nông thôn khi học tiếng Anh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình với quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho rằng nó sẽ giúp học sinh có động lực học IELTS từ sớm, các giáo viên và chuyên gia cũng bày tỏ nhiều băn khoăn liên quan đến sự công bằng trong cách đánh giá của tỉnh này.
Về tính chất của hai bài thi, giáo viên Lê Thanh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) cho rằng, bài thi HSG và thi IELTS không tương đương với nhau và nếu công nhận kết quả thì chưa hợp lý. Bởi bài thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng và theo chuẩn quốc tế, còn bài thi HSG nặng về học thuật, chú trọng bài đọc hiểu, ngữ pháp, điền từ...
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, tính công bằng giữa Hà Tĩnh với các địa phương khác trong việc công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh cũng là điều được bàn đến. Bởi với các địa phương có điều kiện kinh tế, có lợi thế về việc dạy và học ngoại ngữ, mức điểm 6.5 IELTS trở lên có thể sẽ không đánh giá chính xác được năng lực giữa các thí sinh để xét giải, do có nhiều thí sinh đạt điểm số cao.
"Tính riêng TP.HCM, nếu học sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 điểm thì "cửa hẹp" ngay từ vòng tham gia cuộc thi chứ chưa tính đến đạt giải để được công nhận danh hiệu. Ngay tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tính chung toàn trường đã có khoảng 80% học sinh đạt trình độ từ 6.5 trở lên" - Giáo viên Nguyễn Thúy Liên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), chia sẻ góc nhìn.
Ưu tiên liệu có công bằng?
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ có sự lo ngại quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh sẽ tạo ra sự đánh giá thiếu công bằng giữa thí sinh các tỉnh, bởi trong những năm gần đây, nhiều trường Đại học đã áp dụng phương thức xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm với HSG cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh khi xét tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ, thí sinh đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hóa lớp 12 được cộng 1-2 điểm khi xét tốt nghiệp THPT.
IELTS 6.5 được đặc cách học sinh giỏi là hợp lý, chỉ học trong trường khó đạt Với tuyển sinh đại học, có thể nói không mất công bằng, vì khi thí sinh có IELTS 6.5 đã đủ điều kiện tuyển thẳng vào những trường danh tiếng... Thông tin 70 học sinh ở Hà Tĩnh có điểm IELTS tiếng Anh từ 6.5 trở lên được đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh được báo chí đăng tải mới...