Sở Giáo dục Đà Nẵng nói gì về việc lựa chọn sách giáo khoa mới?
Trước những ý kiến cho rằng việc lựa chọn sách giáo khoa mới theo hướng dẫn của Bộ gây lãng phí, bất cập, ngành giáo dục Đà Nẵng đã có những phản hồi.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2020 vừa qua, có nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ lo lắng trong việc chọn sách giáo khoa mới.
Theo đó, cử tri cho rằng việc lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa ở các trường là không phù hợp, gây lãng phí khi Luật giáo dục mới có hiệu lực từ ngày 1/7.
Chọn sách trước khi Luật Giáo dục mới có hiệu lực
Liên quan đến vấn đề này, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho hay, theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, khung chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ nhằm thực hiện khung chương trình.
Ảnh minh họa: TT.
Vì vậy, sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau phục vụ cho chương trình đã được phê duyệt.
Ngoài bộ sách giáo khoa đã được lựa chọn để giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, giáo viên có thể tham khảo các bộ sách khác để phục vụ quá trình giảng dạy.
Còn theo Điều 32, Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ ngày 1/7, “ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo”.
Điều này có nghĩa, tuy có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, địa phương có thể chọn sách của mỗi môn ở các bộ sách khác nhau để tổng hợp lại thành một bộ sách giáo khoa dùng chung cho cả địa phương trên cơ sở hướng dẫn và quy định của Bộ.
Việc làm này sẽ đảm bảo nguyên tắc xã hội hóa xuất bản sách giáo khoa, đồng thời tạo sự thống nhất và thuận lợi cho ngành giáo dục khi chỉ đạo về mặt chuyên môn.
Tuy nhiên, để các nhà xuất bản in ấn và phát hành kịp thời theo số lượng các địa phương đăng kí; Phụ huynh và học sinh có thời gian chuẩn bị và tiếp cận sách giáo khoa; Ngành giáo dục có thời gian tiến hành tập huấn sử dụng sách giáo khoa cho giáo viên và cán bộ quản lí…. thì Bộ yêu cầu việc lựa chọn sách giáo khoa phải hoàn thành và công bố trước thời điểm bắt đầu năm học mới ít nhất 4 tháng.
Để chuẩn bị cho việc lựa chọn sách giáo khoa phục vụ năm học 2020-2021 sắp đến, Bộ đã căn cứ theo Nghị quyết 88 và ban hành Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/1/2020, có hiệu lực từ ngày 15/3/2020 về hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Theo đó, Bộ yêu cầu việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 thuộc quyền lựa chọn của các cơ sở giáo dục (trường học) và phải được công bố trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 4 tháng;
Các địa phương không được can thiệp, tác động đến quá trình lựa chọn sách giáo khoa tại các trường học.
Song song với việc thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo Thông tư 01, hiện nay, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương cho ý kiến về dự thảo Thông tư mới;
Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7) để phục vụ việc lựa chọn sách giáo khoa bắt đầu từ năm học 2021-2022 về sau thay cho Thông tư 01.
Sau khi ban hành Thông tư 01, Bộ cũng liên tục có các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Thông tư 01.
Trong đó, quy định các cơ sở giáo dục phải hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 và công khai kết quả lựa chọn trước ngày 15/5.
Đà Nẵng thực hiện ra sao?
Để thực hiện việc chọn sách giáo khoa mới thì Sở Giáo dục Đà Nẵng cho hay, đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu 5 bộ sách sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ phê duyệt cho 100% cán bộ quản lí, giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Đồng thời, Sở cũng đã tham mưu Ủy ban nhân dân phê duyệt và ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện địa phương.
Sở cũng đã tổ chức để tổ chuyên môn nghiệp vụ cấp Tiểu học nghiên cứu, đánh giá các bộ sách giáo khoa làm căn cứ để các cơ sở giáo dục tham khảo lựa chọn.
Chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức cho giáo viên đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, thực hiện các bước lựa chọn sách giáo khoa theo quy định;
Chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lí giáo dục, học sinh, cha mẹ học sinh về quyết định lựa chọn sách giáo khoa của trường.
Đến giữa tháng 5/2020, các trường đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1, công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn.
Sở đã tổng hợp kết quả lựa chọn sách, báo cáo Bộ Giáo dục, Ủy ban nhân dân thành phố và thông tin đến các nhà xuất bản theo quy định.
Từ ngày 16/7/2020, phối hợp với các nhà xuất bản tiến hành tổ chức các lớp tập huấn sử dụng sách giáo khoa (theo các bộ sách giáo khoa các trường đã lựa chọn) cho 100% giáo viên lớp 1, cán bộ quản lý các trường tiểu học. Hoàn thành việc tập huấn sử dụng sách giáo khoa trước 15/8/2020.
Trước đó, Sở cũng đã tiến hành tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho 100% cán bộ quản lí và giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Giáo viên Hà Tĩnh chủ động đáp ứng yêu cầu sách giáo khoa mới
Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên ở miền Trung thực hiện công tác tập huấn về sách giáo khoa mới, đồng thời khởi động sớm các nội dung chuẩn bị cho việc triển khai dạy, học trong năm học 2020-2021.
Chủ động các bước triển khai
Sau gần 3 tháng phân tích, đánh giá, cuối tháng 4 các trường học ở Hà Tĩnh đã kết thúc việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới.
60% trường học ở Hà Tĩnh lựa chọn bộ sách Cánh Diều
Trong đó 60% trường học lựa chọn bộ sách "Cánh Diều"; 30% trường lựa chọn bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực"; 10% lựa chọn 3 bộ sách còn lại là: "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Chân trời sáng tạo", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
"Việc chủ động lựa chọn sách đã giúp Hà Tĩnh triển khai sớm hoạt động tập huấn. Theo đó cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy có điều kiện được nghe các tác giả chia sẻ về mục tiêu, phương pháp tiếp cận từng bộ sách. Đây cũng là cơ hội để giáo viên thẳng thắn chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, từ đó phát huy hiệu quả của sách mới trong quá trình giảng dạy" - thầy Trần Hậu Tú, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông - Sở GD&ĐT cho biết.
Hơn 1.200 cán bộ, giáo viên được tập huấn bộ sách Cánh Diều
Ngoài việc giới thiệu chung về sách giáo khoa ở các môn học, giáo viên cũng được hiểu thêm về quan điểm tiếp cận của bộ sách; một số điểm mới trong cấu trúc, nội dung, khung phân phối chương trình; yêu cầu phương pháp giảng dạy. Đây được xem là khâu then chốt trong việc quyết định thành bại khi triển khai chương trình mới.
Chuẩn bị cho việc dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, các trường học đã sớm lựa chọn giáo viên năng động, luôn đi đầu trong đổi mới dạy học tiên phong thực hiện trong năm học đầu tiên, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu.
Thầy Hồ Xuân Thông - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phố Châu, Hương Sơn cho biết: "Để đổi mới một cách đồng bộ, ngoài chuẩn bị đội ngũ, chúng tôi cũng đã tham mưu với chính quyền địa phương, phụ huynh ưu tiên mọi điều kiện cơ sở vật chất cho lớp 1. Trường sẽ mua sắm ti vi thông minh hoặc máy chiếu cho các lớp 1 để quá trình dạy học giáo viên có thể sử dụng thêm các học liệu điện tử bổ sung cho bài giảng".
Các trường học ở Thạch Hà tập huấn trực tuyến bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực"
Việc họp phụ huynh lớp 5 tuổi cũng được 100% trường tiểu học triển khai để tuyên truyền, phổ biến cho các bậc cha mẹ những thông tin về chương trình, danh mục sách giáo khoa và tư vấn, hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị tâm lý, kỹ năng cho con trước khi bước vào lớp 1.
Đổi mới phương pháp giảng dạy
Làm thế nào để tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với chương trình? Câu trả lời được các chuyên gia viết sách đưa ra: Cần sự tỉ mỉ trong các khâu nghiên cứu sách và sự linh hoạt trong phương pháp truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên lớp 1 đã được chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng tâm thế triển khai chương trình mới
Cô Phạm Thị Hồng Vân, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Vũ Quang cho biết: "Để thực hiện mục tiêu "Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống" theo yêu cầu sách giáo khoa mới, mỗi giáo viên đều phải không ngừng đổi mới. Riêng tôi, sau đợt tập huấn này sẽ tiếp tục nghiên cứu bộ sách để cùng với các giáo viên trong tổ bộ môn tổ chức các tiết dạy thực nghiệm để làm quen, rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, các giờ dạy cũng phải thực hiện trong không gian mở, lồng ghép nội dung lý thuyết với thực hành, giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn vận dụng hiệu quả vào cuộc sống".
Sách mẫu và tài liệu giảng dạy đã được các nhà xuất bản cung ứng ở Hà Tĩnh.
Căn cứ vào điều kiện dạy học, năng lực đội ngũ giáo viên, mỗi một địa phương, một trường học đều có sự lựa chọn sách khác nhau. Nhưng xuyên suốt ở cả 5 bộ sách được phê duyệt trong chương trình giáo dục phổ thông mới và được các trường học ở Hà Tĩnh lựa chọn đó là: chuyển từ dạy học theo định hướng phát triển kiến thức, kỹ năng sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Vì thế mỗi giáo viên, trường học đã và đang có sự chuyển mình trong tư duy, hành động để thực hiện mục tiêu chung là phát huy hiệu quả của các bộ sách mới.
Thầy Trần Huy Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tượng Sơn (Thạch Hà) cho biết: "Từ yêu cầu của chương trình phổ thông mới là dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chúng tôi đã lựa chọn bộ sách "Cùng học và phát triển năng lực". Sự lựa chọn này cũng phù hợp với điều kiện của trường và năng lực giáo viên, bởi từ nhiều năm nay, với sự chỉ đạo của phòng chuyên môn, trường đã tổ chức thực hiện phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Thế nên, bộ sách này sẽ là một sự tiếp nối và thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy".
TPHCM: Xây dựng tủ sách dùng chung cho học sinh nghèo Sở GD&ĐT TPHCM vừa phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi họp báo về kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) năm học 2020 - 2021. Giáo viên tiểu học tại TPHCM nghiên cứu, trao đổi để lựa chọn SGK vào hồi tháng 3/2020. Ảnh: Phan Nga Lãnh đạo Sở GD&ĐT khẳng định: Việc lựa chọn SGK hoàn...