Sợ gì đau đẻ!
Những “bí kíp” nhỏ sẽ giúp mẹ bầu đuổi bay nỗi ám ảnh mang tên đau đẻ.
9 tháng mang thai mệt mỏi, nặng nhọc cũng chẳng bằng giây phút lên bàn đẻ. “Vượt cạn” là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, đặc biệt ở những người mang thai lần đầu. Một số “bí kíp” sau đây sẽ giúp mẹ xóa tan nỗi ám ảnh mang tên đau đẻ.
1. Tham gia lớp học tiền sản
Hãy đăng kí một khóa học tiền sản sớm nhất có thể. Bạn sẽ được học mọi thứ liên quan đến mang thai và sinh nở một cách bài bản và chuyên nghiệp, từ cách tập thở lúc “chuyển dạ” đến những bài tập chuyên dùng cho bà bầu để “vượt cạn” dễ dàng. Hơn nữa, những thắc mắc dù là “ngây ngô” nhất của những bà mẹ mang thai lần đầu cũng sẽ được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ. Việc gặp gỡ và trao đổi với những người đang mang thai như mình sẽ khiến bạn có thêm sự đồng cảm, tự tin cũng như tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
Yoga còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng sức chịu đựng và làm chị em linh hoạt hơn, tránh tình trạng trì trệ, lười vận động trong giai đoạn bầu bí. (ảnh minh họa)
2. Tập yoga
Điều quan trọng nhất mà phụ nữ học được qua yoga là sự tập trung. Yoga còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng sức chịu đựng và làm chị em linh hoạt hơn, tránh tình trạng trì trệ, lười vận động trong giai đoạn bầu bí nặng nề. Một lợi ích nữa là yoga mang đến sự thư giãn cho tâm trí. Tất cả những đặc điểm này đều rất cần vận dụng cho lúc “lâm bồn”.
3. Tránh suy nghĩ tiêu cực
Video đang HOT
Những hình ảnh tiêu cực, những câu chuyện về việc sinh khó, đau đẻ dài ngày có thể ảnh hưởng đến nhận thức của bạn và tạo ra rào cản tâm lí lớn khi “vượt cạn”. Các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, suy nghĩ tiêu cực không chỉ gây áp lực tâm lí nặng nề mà còn thực sự làm cơn đau thêm mạnh mẽ. Mẹ bầu hãy nhớ rằng, những chuyện không may, những ca sinh khó là có thật, nhưng chiếm tỉ lệ ít. Hàng triệu triệu phụ nữ vẫn sinh con mỗi ngày và họ đều vượt qua được, bởi phụ nữ đã được Tạo hóa thiết kế để thực hiện thiên chức này.
3. Thủ sẵn vài mẹo giảm đau
Mẹ bầu nên tham khảo một số kĩ thuật giảm đau hiệu quả qua sách báo, internet,… như dùng túi chườm, cách chọn tư thế khi sinh, cách thở,… Khi “lâm bồn”, đừng vội dùng thuốc giảm đau ngay mà hãy thử những mẹo nhỏ an toàn này trước vì sinh thường bao giờ cũng tốt hơn.
4. Thay đổi tư thế khi sinh
Các bác sĩ khuyên sản phụ không nên nằm một chỗ để cơn đau đẻ dày vò mà hãy thay đổi tư thế linh hoạt, thường xuyên để tìm ra tư thế phù hợp nhất. Những tư thế hướng lên trên như quỳ, ngồi, đung đưa nhẹ nhàng, đứng thẳng và tựa vào người thân,… sẽ giúp đẩy em bé ra dễ dàng hơn.
5. Tạo khung cảnh dễ chịu
Thông thường, khung cảnh tối và yên tĩnh là lí tưởng nhất cho phụ nữ lúc lâm bồn. Vì thế, hãy dặn y tá hoặc ông xã giảm ánh sáng và tiếng ồn khi bạn vào phòng đẻ. Những chi tiết nhỏ thôi cũng có thể tạo nên sự khác biệt, đem đến cảm giác dễ chịu hơn như: chiếc gối mềm yêu thích của bạn, một đôi tất mềm, một chút hương thơm, chẳng hạn như tinh dầu oải hương, có tác dụng kì diệu, giúp bạn “vượt cạn” thư thái và bình tĩnh hơn.
Hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu. (ảnh minh họa)
6. Tắm nước ấm
Nếu được bác sĩ cho phép, hãy để làn nước ấm mang đến cho bạn cảm giác thư giãn và nhẹ nhõm. Nên nhớ là dùng nước ấm chứ không phải nước quá nóng hay xông hơi trong thời gian dài. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện, khi đã quá đau hoặc có cảm giác sắp sinh, bạn không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu.
Theo Khampha
4 việc làm của mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi
Ăn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là điều cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian mang thai, bạn có thể truyền cho bé cưng nhiều nguy cơ ung thư.
Khi mang thai bạn hãy hỏi ý kiến của bác sỹ để có những thói quen tốt cho thai nhi.
Uống nhiều cà phê
Caffein được các chuyên gia khẳng định không có lợi cho thai nhi. Và vấn đề sử dụng liều lượng cà phê như thế nào vẫn đang được mang ra tranh cãi. Các bà bầu chỉ nên sử dụng 200mg caffeine mỗi ngày tương đương với hai cốc cà phê.
Thiếu vitamin D
Sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng nếu không nạp đầy đủ vitamin D. Nguy cơ mắc phải các bệnh như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ và nhẹ cân khi sinh đều có nguyên nhân xuất phát từ nồng độ vitamin D thấp.
Thức ăn nhiều mỡ
Ăn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là điều cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian mang thai, bạn có thể truyền cho bé cưng của mình nhiều nguy cơ ung thư. Nhất là các loại ung thư có tính di truyền như ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mỡ không có khả năng gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi.
Lạm dụng thuốc bổ
Nhiều người nghĩ khi mang thai phải uống nhiều thuốc bổ cho em bé khỏe. Nhưng thực tế, khi có thai, lượng máu tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều, huyết quản trong tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, sung huyết. Chức năng nội tiết của bạn cũng mạnh hơn, dịch vị tiết ra ít nên không thấy ngon miệng.
Trong trường hợp này, bạn lại thường xuyên uống thuốc bổ, nhân sâm... chỉ càng khiến cho nội tiết mất cân đối, táo bón, gây nguy hiểm cho thai nhi. Thế nên dù có là thuốc bổ đi nữa, bạn cũng nên theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo Khoevadep
Mổ lấy thai: lợi và hại Khi có những trở ngại trong thời gian chuyển dạ, để đảm bảo "mẹ tròn con vuông", bác sĩ phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai. Sinh nở là hiện tượng sinh lý bình thường, đa số các trường hợp sẽ được thực hiện qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, khi có những trở ngại trong thời gian chuyển dạ, để đảm...