Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nói về việc 38/45 công chức làm lãnh đạo
Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc với 45 công chức đang được trả lương, có tới 38 người giữ vị trí lãnh đạo sở, lãnh đạo các phòng ban.
Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn tất kiểm toán ở Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc. Đáng chú ý, trong số 45 công chức hiện nay của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, có tới 38 người làm lãnh đạo từ ban giám đốc Sở tới lãnh đạo các phòng ban.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc là ông Hoàng Minh Quân, 3 phó giám đốc Sở gồm các ông Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Trọng, Trần Dũng Long.
Trong danh sách hưởng lương, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 7 người là chuyên viên. Như vậy, tính toán cho thấy cứ một chuyên viên làm việc cho 5,4 lãnh đạo ở Sở này.
Phòng Giáo dục Tiểu học có 3/4 công chức làm lãnh đạo.
Trả lời phỏng vấn về thực trạng trên, ông Hoàng Minh Quân – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc – khẳng định đúng là một số phòng có số lượng cán bộ nhiều hơn chuyên viên. Ví dụ như phòng Giáo dục Tiểu học có 4 người thì có một trưởng phòng, 2 phó phòng và chỉ có một chuyên viên.
Thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của Tỉnh ủy, trong vòng 3 năm nay, số lượng biên chế ở Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm dần.
Sắp tới, Sở sẽ tiếp tục thực hiện việc tinh giản biên chế bằng cách giảm bớt các phòng ban. Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giảm bớt 3 phòng chuyên môn nên số lượng cán bộ lãnh đạo sẽ giảm xuống. Số lượng nhân viên còn liên quan đến tổng biên chế được giao.
Video đang HOT
Số lượng cán bộ lãnh đạo nhiều hơn nhân viên ở Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện tại Thanh tra của Sở này. Đó là có 5 người thì 4 người giữ chức Chánh Thanh tra và Phó Chánh thanh tra. Chỉ duy nhất bà Nguyễn Mai Hương là chuyên viên.
Thanh tra Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc có 5 người thì có tới 4 lãnh đạo.
Phòng Tổ chức – Cán bộ chỉ có 2 người gồm ông Nguyễn Lê Huy làm trưởng phòng và ông Vũ Kiên Cường giữ chức phó phòng.
Phòng Giáo dục mầm non 100% công chức là lãnh đạo gồm trưởng phòng là bà Vũ Thị Ngọc và 2 phó trưởng phòng là Triệu Thị Thu Hằng và Nguyễn Thị Phương Thảo.
Phòng Giáo dục Tiểu học có 4 người thì có 3 lãnh đạo và chỉ có bà Dương Thị Bích Thủy là chuyên viên.
Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục có 4 người thì 3 lãnh đạo trưởng phòng và phó phòng, chỉ có bà Vũ Huyền Anh là chuyên viên.
Phòng Giáo dục trung học có 5 người thì 3 người làm lãnh đạo phòng và chỉ có 2 chuyên viên là bà Nguyễn Thị Mùi và ông Trương Trọng Kiên.
Phòng Giáo dục thường xuyên có 5 người thì 3 lãnh đạo phòng và 2 chuyên viên là bà Lê Thị Thanh Nhàn và bà Nguyễn Thị Mai Hoan.
Phòng Kế hoạch – Tài chính có 5 người thì 3 lãnh đạo, một thủ quỹ và một chuyên viên.
Theo Bích Lan / VOV
Chi tiết 'hộp quà bào thai' trong 'Người phán xử' bị chỉ trích dữ dội
Chi tiết Phúc Hô ép Mỹ Hạnh phá thai, sau đó đem bào thai đó làm quà tặng Lê Thành trong tập 44 "Người phán xử" nhận nhiều ý kiến trái chiều từ phía khán giả truyền hình.
Tập 44 phim Người phán xử phát sóng tối 23/8 miêu tả những thủ đoạn tàn độc, vô lương tâm của Phúc Hô - trùm giang hồ băng Bạch Hổ.
Vốn nổi danh trong giới giang hồ là một kẻ tàn độc, máu lạnh. Nhưng trong những diễn biến mới của bộ phim, Phúc Hô còn ra tay với cả phụ nữ để trả thù tình khiến chính giới giang hồ như Huy Kình - Huy Bá cũng phải khinh miệt.
Không chấp nhận được việc Mỹ Hạnh có thai với Lê Thành, trùm giang hồ tàn độc này đã quyết định làm một việc vô lương tâm đó là ép Mỹ Hạnh phá thai. Bào thai chưa thành hình được Phúc Hô đựng trong một cái lọ thủy tinh.
Chi tiết bào thai đựng trong lọ thủy tinh nhận những ý kiến phản ứng trái chiều của khán giả.
Sau khi hành hạ Mỹ Hạnh, Phúc Hô tiếp tục lệnh cho tay chân hãm hại những người con gái khác ở bên cạnh Lê Thành. Hắn dùng chính những người con gái mà Thành yêu thương để làm tổn thương nhau.
Phúc Hô cho đàn em bắt cóc và đánh đập bố mẹ của Quyên - người yêu cũ của Lê Thành - để ép cô phải tự tay mang hộp quà là bào thai của Mỹ Hạnh đến chỗ Bích Ngọc.
Nhận bào thai của Mỹ Hạnh từ tay Quyên, Bích Ngọc rất đau đớn. Cô bị ám ảnh khủng khiếp dẫn đến tổn thương tâm lý nặng nề. Cô vừa đọc những dòng chữ trong hộp mà Quyên đưa cho vừa ngồi khóc đầy uất hận.
Bào thai của Mỹ Hạnh sau đó được đóng thành quả gửi tặng Lê Thành.
Ngay sau khi lên sóng, những chi tiết này đã nhận phản ứng trái chiều từ phía khán giả truyền hình. Không ít người cho rằng đây là lần đầu tiên màn ảnh nhỏ có hành động trả thù tình rùng rợn, khiến người xem "sởn da gà" như vậy.
"Quá ghê tởm. Hàng triệu khán giả xem truyền hình, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau theo dõi bộ phim, vậy mà có thể đưa lên màn ảnh một cái lọ chứa bào thai với những cảnh quay cận. Chi tiết này thực sự rất phản cảm", khán giả Anh Kim Lê bình luận tại fanpage của phim Người phán xử.
Nhận xét này được nhiều người đồng tình, khán giả Bình Nguyên cũng cho rằng trong văn hóa của người Việt, bào thai đã là một sinh linh. Do vậy, việc phim Người phán xử miêu tả cụ thể hành động tàn độc, kinh tởm đối với một người phụ nữ là điều không phù hợp.
Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng một bộ phim về thể loại tâm lý tội phạm cần phải có những chi tiết chân thực như vậy để khán giả có những cảm nhận đúng nhất về giới giang hồ.
"Tập 44 Người phán xử được phát sóng muộn hơn so với thời gian phát sóng cố định. Hơn 22h mới phát sóng, như vậy, phim cũng tránh được đối tượng khán giả nhỏ tuổi. Chúng ta đôi khi cũng phải thông cảm vì làm một bộ phim về thế giới ngầm để chân thực cũng không đơn giản", một khán giả nêu quan điểm.
Theo Zing
Những cái chết gây tranh cãi trong 'Người phán xử' Việc nhân vật Hùng "Cá Rô", trùm giang hồ Kính Trắng hay Trần Tuấn trong "Người phán xử" bị giết quá dễ dàng hoặc khó hiểu đã nhận không ít phản ứng trái chiều của khán giả. Trong những phim thể loại hành động - tâm lý tội phạm, việc nhân vật phải chết luôn nằm trong tâm lý đón nhận của khán...