Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đề xuất cho học sinh đi học trở lại từ 1/3
Căn cứ vào khung thời gian năm học 2020-2021 và diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc gửi văn bản đề xuất đến UBND tỉnh về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày 1/3.
Nhân viên y tế đo thân nhiệt cho học sinh tại cổng Trường Tiểu học Liên Bảo. Ảnh tư liệu
Nội dung văn bản số 223/SGDĐT-VP ngày 24/2 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhận định, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước đã giảm nhiều so với ngày đầu tháng 2/2021; tính đến ngày 22/2 cả nước có 51/63 tỉnh, thành cho học sinh đi học trở lại.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, theo báo cáo ngày 23/2 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, tính đến 15h ngày 23/2 Vĩnh Phúc đã triển khai xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 với tổng số 2.032 mẫu và đều cho kết quả âm tính.
Để đảm bảo đúng khung thời gian năm học 2020-2021, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đề nghị UBND tỉnh cho phép học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, các Trung tâm GDNN-GDTX, các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh được đi học trở lại từ ngày 1/3.
Video đang HOT
Ngoài ra, văn bản của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc còn đề nghị, trong thời gian học sinh đi học trở lại, UBND tỉnh giao Sở Y tế, UBND các huyện/thành phố chỉ đạo các địa phương, cơ quan, trường học thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế, GD&ĐT của tỉnh.
Nhiều giải pháp gỡ khó triển khai dạy học trực tuyến
Sau 3 ngày triển khai dạy và học trực tuyến qua internet tại tỉnh Vĩnh Phúc, học sinh tham gia học đạt tỷ lệ cao ở cả 3 cấp học, nhiều trường có tỷ lệ học sinh tham gia đạt 100%.
Phụ huynh em Trần Quang Minh - lớp 1D Trường Tiểu học Hợp Hòa B - Tam Dương học online cùng con - Ảnh: Minh Thành
Tỉnh Vĩnh Phúc triển khai việc dạy - học trực tuyến kể từ ngày 22/2. Sau 3 ngày triển khai, thống kê của Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho thấy, học sinh tham gia học ở cấp THPT đạt tỷ lệ 97,96%. Cấp THCS, trung bình toàn tỉnh đạt 82,2%. Trong số 9 huyện, thành phố của tỉnh, khu vực Vĩnh Yên đáp ứng việc học online cao nhất, đạt 95,8%, tiếp đó là khu vực Bình Xuyên 88,3%, Lập Thạch 87,9%... Ở cấp Tiểu học, học sinh tham gia học online đạt trung bình 81,3%.
Trước khi triển khai dạy - học trực tuyến, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã giao phòng Giáo dục Phổ thông, Giáo dục Thường xuyên - chuyên nghiệp thuộc Sở kiểm tra nội dung, chương trình dạy học của các nhà trường; Yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT, Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch học trực tuyến; cùng với Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học trực tuyến và công tác phối hợp với phụ huynh trong quản lý, giám sát học sinh đảm bảo thực hiện mục tiêu kép.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT thành lập tổ kiểm tra công tác triển khai dạy học đối với giáo viên các nhà trường trên toàn tỉnh; theo dõi, thống kê online tình hình triển khai thực hiện tại các nhà trường, tiếp nhận thông tin phản hồi để kịp thời nắm bắt, đánh giá, điều chỉnh phù hợp.
Giờ lên lớp trực tuyến của giáo viên THCS Tích Sơn - TP. Vĩnh Yên. Ảnh Hoài Thu
Ông Trịnh Văn Mừng - Phụ trách Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc chia sẻ: Học trực tuyến chỉ có hiệu quả khi học sinh đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin, có ý thức tự học. Việc học đồng bộ các môn là rất khó khăn trong việc tổ chức sắp xếp thời khóa biểu, quản lý, khả năng đáp ứng của người học cũng như hạn chế về máy móc, thiết bị học tập trong mỗi gia đình. Vì thế, Sở chỉ đạo tập trung đặc biệt cho học sinh THPT, học sinh chuẩn bị thi chuyển cấp; các trường tính toán sắp xếp thời khóa biểu, kế hoạch dạy học theo thời gian hợp lý, linh hoạt, khuyến khích sáng tạo trong dạy và học của giáo viên, đáp ứng được mục tiêu học tập.
Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong triển khai dạy - học trực tuyến tại địa phương, bà Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên cho biết: Bình Xuyên hiện có 31/31=100% trường TH, THCS, TH&THCS đủ điều kiện tổ chức dạy học trực tuyến với 8189/8780 = 92,47% học sinh cấp THCS, 13408/14609 = 91,78% học sinh cấp Tiểu học tham gia học trực tuyến.
Đặc biệt, Bình Xuyên là huyên co nhiêu KCN, viêc triên khai day hoc trưc tuyên bên cạnh những thuận lợi như cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tuyến ở nhà trường và gia đình được quan tâm đầu tư hơn; hầu hết giao viên, hoc sinh đa quen vơi hinh thưc day hoc nay; các văn bản chỉ đạo được cập nhật kịp thời... thì vẫn còn một số khó khăn như phần lớn cha mẹ học sinh bận đi làm nên việc phối hợp với phụ huynh để giám sát, quản lý học trực tuyến đối với học sinh còn hạn chế; Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ nên nhiều khi đường truyền không ổn định làm anh hương đên kê hoach va chât lương day hoc. Nhiêu gia đinh kho khăn không co cac phương tiên cho con hoc trưc tuyên...
Một giờ dạy trực tuyến môn Ngữ Văn tại Trung tâm GDNN-GDTX Vĩnh Tường - nơi có tỷ lệ học sinh tham gia học tập đạt trên 90%. Ảnh: Phan Hoàng
"Để đảm cho việc dạy - học trực tuyến đạt hiệu quả cao, Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên đã chỉ đạo cac trương chuân bi cac điêu kiên cơ sơ vât chât, nhân lưc; Hương dân cac trương xây dưng kê hoach day hoc phu hơp vơi điêu kiên thưc tê cua nha trương; Phôi hơp chăt che giưa giao viên chu nhiêm, giao viên bô môn, phu huynh hoc sinh, cac đoan thê cua trương va cac tô chưc, đoan thê ơ đia phương đê hô trơ, quan ly, giam sat hoc sinh hoc tâp.
Áp dung linh hoat cac hinh thưc day hoc đê đam bao 100% hoc sinh đươc hoc tâp, đươc kiêm tra, đanh gia thương xuyên theo khung kê hoach thơi gian năm hoc va kê hoach giao duc cua nha trương. Đồng thời, Phòng yêu câu cac trương gưi Kê hoach va Thơi khoa biêu day online (kem tai khoan đăng nhâp cua tưng môn) trươc ngay triên khai thưc hiên đê quan ly, giam sat..."- bà Hường cho biết thêm.
Trường THCS Xuân Hòa - Lập Thạch tổ chức cho giáo viên dạy học trực tuyến tại trường. Ảnh: Hà Hậu
Tại huyện Tam Đảo - địa phương có điều kiện kinh tế còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, ông Lưu Văn Bảo, Trưởng Phòng GD&ĐT chia sẻ về về những khó khăn trong việc dạy học trực tuyến như: Nhiều gia đình còn thiếu thiết bị phục vụ cho việc học của học sinh, chất lượng thiết bị chưa cao nên, một số gia đình còn mải lo làm kinh tế mà chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình....
Tuy nhiên, các nhà trường đã phối hợp với gia đình khắc phục những khó khăn, bất cập để việc dạy và học đạt kết quả tốt nhất. Cụ thể, đối với giáo viên có điều kiện dạy học trực tuyến tại nhà thì triển khai ngay tại nhà hoặc có thể đến trường để sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến tại trường. Đối với học sinh lớp 1, 2, các em còn chưa thành thạo trong việc sử dụng thiết bị thì giáo viên bố trí dạy vào buổi tối để bố mẹ các em có điều kiện kèm cặp, hướng dẫn. Ngoài ra, Phòng cũng thường xuyên kiểm tra việc dạy trực tuyến của giáo viên qua tài khoản đăng ký trước để công tác dạy - học đạt kết quả cao.
Hải Dương: Dự kiến cho học sinh đi học từ ngày 1/3 8 tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Dương (trên cơ sở xem xét việc đi học trở lại của từng huyện, thị xã, TP) dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 1/3. Hiện 51 tỉnh, thành phố đã cho học sinh đi học trở lại. Một lớp học trực tuyến của Trường THPT Cẩm Giàng (Hải Dương) Phát biểu...