Sở GDĐT TPHCM: Không được ép buộc học sinh mua sách tham khảo

Theo dõi VGT trên

Sở GDĐT TPHCM yêu cầu các trường học trên địa bàn tuyệt đối không ép buộc, vận động mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.

Sở GDĐT TPHCM: Không được ép buộc học sinh mua sách tham khảo - Hình 1

Điều chỉnh chương trình học lớp 1, không gây áp lực cho học sinh

Theo Sở GDĐT TPHCM, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 xây dựng trên cơ sở học sinh được học 2 buổi/ngày và sĩ số hạn chế. Điều này chưa thể thực hiện đồng loạt tại TPHCM.

Sở GDĐT TPHCM đã ban hành văn bản chỉ đạo giáo viên lớp 1 chủ động điều chỉnh tiến độ thực hiện chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, bám sát thực tiễn học sinh, không nóng vội, không gây áp lực cho các em trong năm đầu cấp.

Ngoài ra, Sở GDĐT TPHCM cũng có khuyến cáo phụ huynh không nên so sánh giữa chương trình mới và chương trình cũ vì những yêu cầu, mục tiêu khác biệt. Giáo viên cũng không nóng vội mà cần bám sát các chuẩn kiến thức, kỹ năng để chủ động điều chỉnh theo thực tế lớp học.

Không được ép buộc, vận động học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo

Sở GDĐT TPHCM cho biết thêm, sách giáo khoa mới được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, không còn sự bao cấp, trợ giá của ngân sách nên về cơ bản, giá sách cao hơn nhiều lần so với trước đây.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục không thực hiện đúng theo quy định, giới thiệu các tài liệu bổ trợ, các xuất bản phẩm tham khảo có tính áp đặt, gây hiểu lầm, tạo áp lực cho phụ huynh vào dịp đầu năm học.

Sở đã có văn bản nhắc nhở các cơ sở giáo dục thực hiện đúng quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, nhấn mạnh một số nội dung: Giáo viên và cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác danh mục xuất bản phẩm tham khảo cho học sinh và cha mẹ học sinh; tuyệt đối không thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào…

Thực tế, việc sử dụng các xuất bản phẩm tham khảo trong trường là cần thiết, bổ trợ hoạt động dạy của thầy và học của trò. Các trường phải bổ sung nguồn tư liệu trong thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh chủ động tham khảo, khuyến khích học sinh và cha mẹ học sinh trang bị nếu có điều kiện nhưng không bắt buộc, không tạo áp lực cho phụ huynh. Các cơ sở giáo dục thực hiện không đúng quy định đều được chỉ đạo xử lí ngay và rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

Thiếu sách giáo khoa đầu năm học

Video đang HOT

Sở GDĐT TPHCM khẳng định, tình hình thiếu sách giáo khoa đầu năm học là có. Nguyên nhân do năm nay triển khai sách giáo khoa mới, việc chọn sách cũng có thay đổi từ năm học tới, nên các đại lí phát hành, các nhà sách không dám nhập sách nhiều như mọi năm (hầu hết nhà sách đều không đủ sách hoặc không bán riêng).

Trước đó, Sở cũng đã dự báo trước và yêu cầu các trường hỗ trợ phụ huynh nhưng cũng gặp khó khăn vì việc dự báo số lượng học sinh bị biến động (tăng dân số cơ học) nên chưa chính xác, một số phụ huynh muốn tự mua sách bên ngoài (việc phát hành sách trong trường không bắt buộc), một số trường chọn sách giáo khoa không theo bộ (một trường có nhiều bộ sách theo môn học)…

Về vấn đề này, Sở GDĐT TPHCM cho biết sẽ phối hợp với các nhà xuất bản xử lí sớm nhất trong khả năng và đã đảm bảo có đủ sách cho học sinh.

'Đốt thuốc' sau giờ tan học

Không còn là câu chuyện cá biệt, "đốt thuốc" sau giờ tan học gần như là thói quen hằng ngày của khá nhiều bạn trẻ đang khoác trên mình chiếc áo trắng học tro.

Đốt thuốc sau giờ tan học - Hình 1

Học sinh của môt trường THPT ở Q.Tân Bình cùng nhau "đốt thuốc" sau giờ tan học tại quán nước - Ảnh: H.THẢO

"Đi học cả ngày, nếu không hút điếu thuốc người cứ mệt mệt thế nào. Phải làm ít hơi mới hết buồn ngủ, có động lực để học tiếp", nam sinh lớp 11 một trường THPT dân lập ở Q.Tân Bình ngẩng mặt nhả làn khói thuốc trắng xóa, tỉnh bơ nói trong sự ngỡ ngàng của người nghe.

Một buổi "đốt thuốc"

Trưa 25-5, chúng tôi có dịp chứng kiến màn "đốt thuốc" của hai học sinh (một nam, một nữ) tại một quán nước mía trên đường Nguyễn Hiến Lê (P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM). Nhiều người đi đường, kể cả một số học sinh, bắt gặp đều cảm thấy khá "sốc" trước cảnh tượng này.

Hai ly nước, một gói thuốc, một hộp quẹt để sẵn trên bàn. Đó là cách mà hai học sinh này bắt đầu giờ nghỉ trưa để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.

Xen lẫn giữa các câu chuyện học hành như "tui ghét ông thầy này", "tui sợ bà cô kia" là những lần rít thuốc, khói thuốc được nhả ra bao trùm cả một không gian hẹp. Một số người ngồi kế bên phải cuốn ghế đi chỗ khác vì không chịu nổi mùi khói thuốc.

Để "đốt" thời gian, hai học sinh này miệng liên tục "đốt thuốc", mắt cắm vào màn hình điện thoại smartphone "cày" game. Theo quan sát trong khoảng 30 phút, cả hai hút hết gần một gói thuốc. Riêng nữ học sinh có tần suất "đốt thuốc" khá dày đặc khi vừa hết điếu này, cô lại thò tay móc lấy điêu khác đưa lên miệng.

Một lúc sau, có thêm môt học sinh mặc đồng phục khác chạy xe máy tới "nhập hội". Nam sinh này ngồi trên xe máy, móc trong túi quần ra một gói thuốc chia cho các bạn trong nhóm mỗi người một điếu, bật quẹt đốt rồi cười khoái trá.

Khi chúng tôi hỏi một ngày các em hút được một gói không, nữ sinh thừa nhận "được". "Học cả ngày rất mệt, buổi trưa không có điếu thuốc buồn ngủ lắm" - nam sinh ngồi kế phân trần.

Theo nhóm này, giờ hút thuốc thường là lúc ra chơi hoặc nghỉ ca sáng chờ học ca chiều. Việc hút thuốc này ở trường có một số bạn và thầy cô biết nhưng không ai có ý kiến gì cả vì "trường tư cũng thoáng hơn trường công". "Về nhà cha mẹ có biết hút thuốc, có la ít thôi chứ không cấm", một nam sinh trong nhóm chia sẻ.

Hút thuốc từ thuở 12

Năm nay 30 tuổi nhưng anh H.S.T. (ngụ Lâm Đồng) có thâm niên đến 18 năm hút thuốc. Từng nhiều lần hạ quyết tâm từ bỏ nhưng chỉ kéo dài được vài hôm, thấy "nhạt miệng" lại "ngựa quen đường cũ".

"Từ lớp 6 tôi đã biết hút thuốc khi thường đi chơi cùng nhóm đàn anh học lớp trên. Cứ giờ ra chơi, cả nhóm lại kéo nhau ra tiệm tạp hóa gần trường ngồi "bắn" 2-3 điếu rồi mới vào lớp. Thấy hay hay, hút riết thành quen và nghiện lúc nào không hay", T. thú nhận.

Còn với T.Đ.N. (22 tuổi, quê Nghệ An), "con đường" đưa chàng trai này đến với khói thuốc lá khá đặc biệt. Từ một chàng trai chăm học, hiền lành, nhưng từ sau biến cố cha mẹ ly thân cậu đâm ra chán nản.

Hình ảnh cậu học trò chăm học dần biến mất, thay vào đó cậu chỉ chực chờ tan trường để cùng nhóm bạn "cứng đầu" la cà quán xá, hết nhậu nhẹt rồi phì phèo thuốc la. Cậu bảo ngày buồn có thể "đốt" hết hơn một gói thuốc là chuyện bình thường.

"Người ta bảo đua đòi nhưng với tôi thì không. Tôi muốn bố mẹ sớm thức tỉnh về lại với nhau, nhưng mong muốn ấy đã không trở thành sự thật", N. giọng buồn chia sẻ.

Đốt thuốc sau giờ tan học - Hình 2

Nữ sinh va nam sinh liên tục hút thuốc, chơi game sau giờ tan trường - Ảnh: HƯƠNG THẢO

Đừng vì đua đòi, thể hiện đẳng cấp

Ông Nguyễn Hữu Khánh Duy - giám đốc Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa (TP.HCM) - cho biết việc các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường có thói quen hút thuốc là tình trạng đáng báo động. Bởi khi nhận thức chưa đầy đủ, hút thuốc theo trào lưu đua đòi hoặc để thể hiện "đẳng cấp" rất dễ dẫn đến việc bị nghiện các loại chất kích thích khác.

"Nếu lấy lý do học tập căng thẳng, mệt mỏi để tìm đến thuốc lá là ngụy biện. Tôi khuyên các em nên từ bỏ càng sớm càng tốt bởi nếu sử dụng lâu ngày sẽ trở thành một chất gây nghiện rất khó từ bỏ" - bác sĩ Duy khuyến cáo. Ngoài ra, theo bác sĩ Duy, việc các học sinh hút thuốc không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho những người xung quanh.

Với người trẻ hút thuốc lá, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển - Bệnh viện Tâm thần TP.HCM - cho rằng phần lớn xuất phát từ sự lôi kéo, thích thể hiện mình.

"Đây là sự ngộ nhận cần phải sớm được nhìn nhận, từ bỏ. Tác hại của thuốc lá không đến trong vài tháng, vài năm, mà sẽ tích tụ trong nhiều năm. Chính việc gây hại chậm nên người hút dễ dàng thỏa hiệp, dễ dãi khi hút thuốc", bác sĩ Hiển nói.

Nhiều người trên khắp thế giới từ bỏ thuốc lá

"Thuốc lá là khởi đầu của mọi tình trạng nghiện ngập" - bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết. Theo bác sĩ Hiển, tác hại của khói thuốc lá ai cũng biết và thực tế có rất nhiều người khắp thế giới từ bỏ.

Và chính bác sĩ Hiển là một trong các trường hợp có nhiều năm hút thuốc và đã từ bỏ thành công. "Thuốc lá nguy hiểm ở chỗ nhìn có vẻ vô hại, khó nghiện. Người hút thường hay chậc lưỡi có sao đâu rồi chủ quan tiếp tục hút, đến một lúc nào đó gây ra các bệnh ung thư phổi, các bệnh tắc nghẽn mãn tính...", bác sĩ Hiển nói.

Báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn về tác hại thuốc lá

Với 17 triệu người hút thuốc lá ở Việt Nam, hàng năm có trên 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng. Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời, tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc lá, báo Tuổi Trẻ tổ chức tọa đàm và diễn đàn "Làm thể nào để giảm thiểu tác hại của khói thuốc lá".

Tọa đàm diễn ra vào sáng 29-5, với sự tham dự của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực, còn diễn đàn chính thức ra mắt bạn đọc hôm nay 27-5, với các loạt bài liên quan, cùng các ý kiến, hiến kế của chuyên gia, bạn đọc...tập trung nội dung bàn giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp giảm thiểu hiệu quả tác hại của khói thuốc lá.

Bạn đọc quan tâm, có thể gởi ý kiến, hiến kế cho diễn đàn về địa chỉ: suckhoe @tuoitre.com.vn (MINH HUỲNH)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025

Tin đang nóng

Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024
11:07:29 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48
09:23:40 07/02/2025
Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?
10:23:11 07/02/2025
Bộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạngBộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạng
10:08:20 07/02/2025

Tin mới nhất

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm

Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm

05:51:38 07/02/2025
Cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ hàng ngày; súc miệng bằng nước ấm có pha chút muối loãng giúp sát trùng cổ họng và hạn chế viêm họng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus; tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh cúm.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.

Có thể bạn quan tâm

Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?

Nga sắp cho chạy thử 'chiến hạm mạnh nhất thế giới' sau cuộc đại tu?

Thế giới

13:07:19 07/02/2025
Hãng tin TASS mới dây dẫn một số nguồn tin cho hay hai lò phản ứng hạt nhân của tàu tuần dương Đô đốc Nakhimov của Nga đã hoạt động.
Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên

Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên

Sao châu á

13:03:49 07/02/2025
Uông Tiểu Phi tỏ ra đau đớn tột độ sau khi Từ Hy Viên qua đời, nhưng hành động của nam doanh nhân này đều có toan tính.
Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Phim việt

12:56:59 07/02/2025
Cường lên đường vào chiến trường để lại Hồi với lời hẹn ước sẽ quay trở lại đoàn tụ ngày chiến thắng. Nhưng cả hai đâu biết điều đó mãi mãi không thành hiện thực.
Khởi tố nhóm thanh niên "đụng ai cũng đánh" trên quốc lộ

Khởi tố nhóm thanh niên "đụng ai cũng đánh" trên quốc lộ

Pháp luật

12:43:35 07/02/2025
Sau chầu nhậu, nhóm thanh niên từ 18 đến 20 tuổi mang hung khí ra quốc lộ 24B tìm người để đánh. Các đối tượng này vừa bị khởi tố để điều tra về tội Giết người.
Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Trắc nghiệm

12:09:22 07/02/2025
Có những con giáp này giống như có bình hút tài lộc để trong nhà, thịnh vượng và tiền tài cứ thế đổ về như thác lũ.
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

Mọt game

11:13:33 07/02/2025
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới (X-Wukong: Chaos of Realms) chính là dựa trên mạch nguồn đó, để mang đến 1 hành trình khai phá bí ẩn cất giấu giữa Yêu Tộc, Nhân Tộc và Thiên Tộc.
Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại

Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại

Sao thể thao

11:06:17 07/02/2025
Thủ thành Nadeo Argawinata của tuyển Indonesia khen ngợi Quang Hải sau trận CAHN gặp Borneo tối 6/2 tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

Sáng tạo

11:00:47 07/02/2025
Có những người rất chăm nấu ăn, đi kèm với đó là thói quen nấu quá nhiều thức ăn mỗi ngày, khiến bữa nào cũng dư thừa, tạo thành vòng lặp mãi không có điểm dừng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Lạ vui

10:58:21 07/02/2025
Đó là chim đà điểu đầu mào Australia được kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới năm 2007.
Các bước cấp ẩm cho da khô

Các bước cấp ẩm cho da khô

Làm đẹp

10:51:10 07/02/2025
Mỗi loại da sẽ có đặc tính riêng và cần chế độ chăm sóc khác nhau. Đối với type da khô, bạn cần chú trọng nhiều vào bước dưỡng ẩm và khóa ẩm. Tuy nhiên, trước khi chăm sóc da cũng không được bỏ qua bước vệ sinh da.
Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa

Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa

Thời trang

10:43:43 07/02/2025
Áo hoa, váy voan hoa là những trang phục vừa phù hợp với thời tiết mát mẻ của mùa xuân, vừa giúp quý cô thể hiện rõ nét phong thái tự tin và thời thượng của mình.