Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất hỗ trợ thiết bị học online cho hơn 72.000 HS
Việc hỗ trợ trang thiết bị để không một học sinh nào phải nghỉ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch, đảm bảo các em đều được tham gia học trực tuyến.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về đề xuất chủ trương triển khai kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ trang thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh TP.
Theo đó, Sở GD&ĐT đã tổ chức khảo sát thực tế và thống kê số liệu học sinh đang học của các bậc học tại TP không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền để học trực tuyến. Trong 1,3 triệu học sinh từ bậc tiểu học đến THPT có hơn 72.000 học sinh không có thiết bị và đường truyền. Trong đó, bậc tiểu học là hơn 31.000 em, THCS hơn 26.000 em và THPT hơn 15.000 em.
Cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 trao thiết bị học trực tuyến đến học sinh ở “vùng đỏ”. Ảnh: GIÁO DỤC TP.HCM
Sở GD&ĐT đề xuất thành lập ban chỉ đạo tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn tài trợ xã hội giúp học sinh.
Trong đó, 15.000 thiết bị đến từ nguồn vốn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tâm huyết chung tay cùng TP và Sở GD&ĐT để tiếp sức cho học sinh. Sở cũng vận động các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông tài trợ hoặc cung cấp các gói cước viễn thông giá rẻ để ổn định đường truyền đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hơn 40.000 thiết bị đã qua sử dụng thông qua chương trình và kêu gọi các phụ huynh, học sinh, các cá nhân, tổ chức, công ty, mạnh thường quân, trường đại học đóng góp. Các cơ sở giáo dục tổ chức vận động, điều phối, tiếp nhận thiết bị đã qua sử dụng, rà soát cấu hình, sửa chữa nếu có và cài đặt phần mềm phù hơp cho việc học trực tuyến trên internet.
Ngoài ra, 30.000 thiết bị mua trả góp ưu đãi thông qua chương trình trả góp phối hơp giữa các ngân hàng. Sở GD&ĐT và Sở công thương lựa chọn các nhà cung cấp lớn, đảm bảo nguồn hàng có thương hiệu trên địa bàn và có chính sách bảo hành phù hợp. Sở GD&ĐT đề xuất UBND TP có chính sách hỗ trợ lãi suất vay trả góp phù hợp đối với phụ huynh, học sinh có nhu cầu mua trả góp thiết bị để học online. Thời gian hỗ trợ lãi suất là không quá 24 tháng.
Ngày 6-9, hơn 700.000 học sinh bậc THCS-THPT đã bắt đầu học trực tuyến chương trình mới. Ngày mai, 8-9, hơn 600.000 học sinh tiểu học sẽ tập trung theo lớp, làm quen với cách học trực tuyến và vào học chính thức từ 20-9.
Học sinh TP.HCM không học online sẽ tiếp nhận kiến thức thế nào?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ giải đáp về việc tổ chức năm học mới trong điều kiện dịch bệnh.
Chiều 6/9, báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm trực tuyến "Năm học mới trong đại dịch" với sự tham dự của đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM và NXB Giáo dục Việt Nam.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đề cập phương án hỗ trợ các học sinh không đủ điều kiện học online.
Ông Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại tọa đàm chiều 6/9. Ảnh: Người Lao Động .
51.000 học sinh tiểu học gặp khó khăn khi học trực tuyến
Ông Hiếu cho biết, số liệu của sở cập nhật hiện nay có khoảng 77.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến. Tuy nhiên, đây là con số bao gồm những học sinh gặp khó khăn về đường truyền, đi lại hoặc không có phụ huynh kèm cặp, hỗ trợ.
Thực tế, khoảng 51.000 học sinh tiểu học tại TP gặp khó khăn khi học online, trong đó có khó khăn về vấn đề đường truyền. Sắp tới, sở sẽ xin UBND thành phố chủ trương để các đơn vị giới thiệu các gói giải pháp như thiết bị, đường truyền để cung ứng cho nhà trường và học sinh.
Với những học sinh không thể học online do thiếu máy móc hoặc Internet, sở xây dựng phương án phát triển phiếu học tập. Ban đầu, thầy cô sẽ giao bài, đội ngũ tình nguyện viên sẽ thu phiếu và gửi lại giáo viên để đánh giá trình độ, năng lực học tập của các em.
Sở cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch học tập riêng cho các đối tượng học sinh này, nhằm giúp các em tiếp cận việc học một cách thuận lợi.
Với các học sinh đang kẹt lại ở các địa phương khác, Sở GD&ĐT TP.HCM đã làm việc với lãnh đạo địa phương để tạo điều kiện thuận lợi, giúp các em được học tập, tiếp cận tri thức đầy đủ.
Về vấn đề cung ứng sách giáo khoa, Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết phía nhà xuất bản đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, đề nghị tạo điều kiện phát hành sách giáo khoa. UBND nhiều tỉnh đã có văn bản yêu cầu đơn vị liên quan hỗ trợ, đảm bảo kịp sách giáo khoa kịp ngày khai giảng.
Tuy nhiên, do sách giáo khoa chưa được chính thức công nhận là mặt hàng thiết yếu, một số địa phương vẫn phải trao đổi với cơ quan quản lý để kịp thời chuyển sách đến học sinh. Ông Hiếu nhấn mạnh, sắp tới, việc cung ứng sách giáo khoa cho học sinh sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Giảm tải chương trình để đảm bảo chất lượng dạy học
PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết bộ đã chỉ đạo các cấp học rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học. Trước đó, bộ đã có công văn về vấn đề này.
Cụ thể, 10 môn học sẽ được điều chỉnh nội dung dạy học, bao gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân.
Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, đồng thời tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu.
Sắp tới, TP.HCM sẽ tập huấn cho giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến, đồng thời khắc phục các vấn đề hiện nay. Việc khắc phục sẽ dựa trên tinh thần tăng cường cho học sinh tự học nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài và giao bài tập cho học sinh qua các ứng dụng, trang web điện tử, tin nhắn.
"Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao chúng tôi biên soạn tài liệu. Trong tuần này hoặc tuần tới, chúng tôi sẽ gửi các thầy cô để lan toả, tổ chức các giờ học trực tuyến nhẹ nhành nhưng hiệu quả. Thay vì ngồi trước màn hình, học sinh có thể tự chủ trong giờ học", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Trẻ học online 2 tiếng nhưng chưa được chữ nào Ngày đầu triển khai học online tại nhiều địa phương chưa được thuận lợi do đường truyền không ổn định, các nền tảng học trực tuyến trục trặc hoặc quá tải. "Lo mà học đi", "im miệng đi", thỉnh thoảng, lớp học của con trai chị Nguyễn Phương (Hà Đông, Hà Nội) lại vang lên tiếng phụ huynh quát con. Mẹ nhắc bài...