Sở GD Hòa Bình yêu cầu tuyển sinh vào lớp 10 không quá 45 học sinh/lớp
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình hướng dẫn xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2022 – 2023 khối các Trường dân tộc nội trú và các Trường trung học phổ thông.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về “xây dựng kế hoạch tuyển sinh năm học 2022 – 2023 khối các Trường dân tộc nội trú và các Trường trung học phổ thông”.
Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 6 theo hướng ổn định quy mô, số học sinh tuyển mới lớp 6 bằng với số học sinh ra trường lớp 9 và đã xác định rõ được đối tượng vùng tuyển, chỉ tiêu cho từng vùng xét tuyển.
Với chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10, quy mô tuyển mới phải phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là đội ngũ giáo viên cấp trung học phổ thông, cơ cấu giáo viên bộ môn…đã được giao biên chế và tính theo định mức giáo viên trên lớp quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên tinh thần ổn định quy mô.
Trường hợp tăng chỉ tiêu phải có văn bản báo cáo, giải trình làm rõ, có cam kết đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học, nuôi dưỡng học sinh.
Đối với các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Sở Giáo dục chỉ đạo các đơn vị tuyển sinh không quá 45 học sinh/lớp. (Ảnh minh họa: nguồn Báo Giáo dục Thời đại)
Đối với các trường trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình chỉ đạo thống kê rà soát số học sinh lớp 9 vùng tuyển sinh để đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2022 – 2023 cho phù hợp, đủ chỉ tiêu tuyển.
“Xây dựng kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 biên chế không quá 45 học sinh/lớp theo hướng ổn định, không tăng quy mô học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên”, Sở Giáo dục yêu cầu.
Với những trường cơ sở vật chất còn thiếu, không đảm bảo tỷ lệ biên chế giáo viên tính toán đề xuất giảm chỉ tiêu tuyển sinh, giảm lớp đầu vào hoặc dồn lớp các lớp 11, lớp 12 (năm học 2022-2023) có quy mô mỏng nhưng đảm bảo sau khi dồn lớp số học sinh không vượt quá 45 học sinh/ lớp.
Video đang HOT
Đối với các trường đề xuất tăng chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào, tăng quy mô lớp phải giải trình làm rõ về nguồn tuyển sinh, cam kết đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch tuyển sinh và báo cáo về Sở trước ngày 15/4/2022.
Tuyển sinh lớp 10: Toán, Văn nhân hệ số 2 có lỗi thời?
Chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của học sinh.
Ảnh minh họa/INT
Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, cách tính điểm Toán, Ngữ văn nhân hệ số 2 ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương đã lỗi thời. Không có lý gì điểm thi vào lớp 10 vẫn làm theo cách cũ từ hơn 10 năm nay.
Cô Nguyễn Ly Nga - giáo viên Trường THPT Phúc Thọ (Hà Nội): Tất cả môn học đều bình đẳng
Cô Nguyễn Ly Nga
Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập, nhiều địa phương áp dụng công thức nhân hệ số 2 đối với môn Toán và Văn, môn còn lại tính theo hệ số 1. Tôi cho rằng, cách tính này không còn phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục, nhất là hiện nay toàn ngành đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng đến phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho học sinh. Vì thế, cách tính điểm như trên vô hình trung sẽ không công bằng, bất hợp lý và ít nhiều sẽ gây tâm lý học lệch cho học sinh.
Qua theo dõi cho thấy, nhiều địa phương đã công bố 3 môn thi gồm: Toán, Văn, Tiếng Anh để tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập năm 2022. Tôi hoan nghênh các địa phương đã quyết định chọn Tiếng Anh là môn thi thứ 3 của kỳ thi tuyển sinh này. Việc lựa chọn Tiếng Anh là hợp lý, bởi môn học này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và là một trong những "chìa khóa" để các em trở thành công dân toàn cầu.
Hiện nay, cách đánh giá, xếp loại học sinh đã đổi mới - không nhân hệ số 2 với môn Toán và Ngữ văn. Đồng thời, khi đánh giá xếp loại học lực, điểm môn Tiếng Anh cũng được coi là một tiêu chí tương đương môn Toán, Văn. Ví dụ: Để đạt học lực giỏi, ngoài 2 tiêu chí: Trung bình các môn trên 8,0 và không có môn nào dưới 6,5 thì cần thêm tiêu chí: Toán hoặc Văn hoặc Tiếng Anh phải từ 8,0 trở lên.
Điều đó cho thấy, các môn đều bình đẳng nhau. Vì vậy không có lý gì mà kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các địa phương lại áp dụng nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn; còn môn thứ 3 (có thể là Ngoại ngữ, hoặc bất kỳ môn học nào khác) lại là hệ số 1. Đã đến lúc các địa phương cần thay đổi cách tính điểm của kỳ thi này bằng cách: Tất cả môn thi/bài thi đều tính theo hệ số 1, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các bộ môn, tránh việc học lệch của học sinh.
TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT): Dễ làm gia tăng tình trạng học thêm , dạy thêm
TS Hoàng Ngọc Vinh
Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập của một số địa phương bằng cách: Toán, Văn nhân hệ số 2 rất dễ dẫn đến tình trạng học sinh học lệch. Các địa phương phải chứng minh một cách khoa học, tại sao lại áp cách tính điểm như vậy và tại sao phải nhân hệ số 2 đối với môn Toán, Văn. Việc áp dụng cách tính điểm này có thể dẫn đến nhiều hệ quả như: Một bộ phận thầy, cô giáo thuộc bộ môn Toán, Văn sẽ được coi trọng, còn những bộ môn khác ít được chú trọng hơn. Điều này dẫn đến xuất hiện tư tưởng môn chính, môn phụ, học sinh sẽ không chú trọng học tập bộ môn được tính là hệ số 1.
Vẫn biết, việc tổ chức thi môn nào là do các địa phương quyết định, nhưng cũng nên cân nhắc thật kỹ để tránh đưa ra những quyết sách thiếu căn cứ khoa học. Tại sao lại phải nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn? Vì sao không để cùng hệ số 1?... Suy cho cùng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, dù điểm thấp hay cao cũng sẽ lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
TS Đỗ Viết Tuân - Nhà sáng lập Công ty Edufly JSC, Quản lý nhãn sách Sigma books: Không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào
TS Đỗ Viết Tuân
Tôi ủng hộ cách tính hệ số 1 với tất cả môn thi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; sau đó, tính tổng điểm rồi xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Nếu tính điểm hệ số 1 tất cả môn thi sẽ cho thấy tính chân thực của kỳ thi và biết được chất lượng dạy học của các trường THCS như thế nào; từ đó giúp nhà trường nhìn nhận vào thực tiễn để có thêm biện pháp tháo gỡ, đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp học sinh học tốt hơn.
Tôi vẫn quan ngại, nếu nhân hệ số 2 với môn Toán, Văn, rất có thể gây cảm giác ngộ nhận cho thí sinh là đạt điểm cao. Còn nếu phải tính hệ số 2 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chỉ nên áp dụng đối với các môn chuyên ở trường THPT chuyên, còn những trường không chuyên không nên áp dụng hệ số 2 với bất kỳ môn thi nào.
Đào Nguyễn Minh Châu - lớp 9G5, Trường THCS Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội): Chúng em cần công bằng và bình đẳng với nhau
Đào Nguyễn Minh Châu
Em mong muốn kỳ thi vào lớp 10 tới đây và những năm tiếp theo sẽ không tính hệ số 2 với bất kỳ môn học nào. Theo em, môn học nào cũng quan trọng nên cần có sự bình đẳng để không thí sinh nào bị thiệt thòi hay được hưởng lợi từ cách tính điểm như trước đây (Toán, Văn nhân hệ số 2, môn còn lại tính theo hệ số 1).
Giả sử, có bạn học tốt môn Tiếng Anh nhưng môn Toán không được tốt, thậm chí điểm thi kém. Nếu nhân hệ số 2 môn Toán và Ngữ văn, bạn đó có thể bị trượt vào lớp 10. Cũng với cách tính này, những bạn học kém tiếng Anh vẫn có thể trúng tuyển vì được nhân hệ số 2 ở hai môn thi còn lại. Nói chung, em thấy cách tính điểm như vậy chưa thực sự hợp lý, chưa tạo được sự công bằng giữa các thí sinh trong cuộc đua "lên cấp". Do đó, em mong có sự thay đổi trong mùa tuyển sinh năm nay. Theo đó, tất cả môn thi nên tính theo hệ số 1, rồi cộng lại và xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chi tiêu thì dừng lại.
Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, cách tính điểm trên rất dẫn đến việc ứng xử giữa các thầy cô trong trường không được hài hòa. Cùng với đó, có thể làm gia tăng tình trạng học thêm, dạy thêm ở những môn được nhân hệ số 2. Điều đó làm mất đi tính nhân văn của giáo dục, sai với triết lý giáo dục phổ thông và không phù hợp với tinh thần của Luật Giáo dục 2019.
Tuyển sinh lớp 10: Tăng tốc ôn tập Tranh thủ thời gian học trực tiếp, giáo viên, nhà trường tăng cường củng cố kiến thức, rèn kỹ năng cho học sinh lớp 9. Tùy vào nhận thức, nguyện vọng của trò, thầy cô có cách tiếp cận riêng. Tranh thủ thời gian học trực tiếp, các trường đang tăng cường củng cố kiến thức, rèn kỹ năng cho học sinh lớp...