Sở GD-ĐT xây dựng tiêu chí, trường chọn sách giáo khoa lớp 1
Theo thông tư Bộ GD-ĐT vừa ban hành, việc chọn sách giáo khoa lớp 1 cụ thể như thế nào là điều mà dư luận quan tâm.
Phóng viên Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Xuân Thành ( ảnh), Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT để làm rõ hơn những quy định trong việc chọn sách giáo khoa (SGK) sắp tới.
Ảnh: T.H
Không nhất thiết chọn SGK theo bộ
Thưa ông, thông tư của Bộ về chọn SGK quy định sở GD-ĐT chịu trách nhiệm xây dựng tiêu chí chọn SGK cho địa phương mình. Điều này được hiểu như thế nào, khi nào các địa phương phải xây dựng xong tiêu chí chọn SGK?
Căn cứ tiêu chí chọn SGK quy định trong thông tư, sở GD-ĐT có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, TP quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp. Nghĩa là cần cụ thể hóa đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương (môi trường tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội; ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…) làm căn cứ lựa chọn SGK có ngữ liệu, thông tin (thể hiện qua kênh chữ, kênh hình) phù hợp để tạo thuận lợi cho việc gắn kiến thức với thực tiễn tại địa phương. Sở cũng cần cụ thể hóa điều kiện dạy và học trong các nhà trường (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) làm căn cứ để lựa chọn SGK có cách thức thể hiện phù hợp, tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 15.3.2020 (sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành theo quy định), vì vậy việc cụ thể hóa tiêu chí chọn SGK của các địa phương phải hoàn thành cùng thời điểm này để các nhà trường tổ chức chọn SGK.
Việc lựa chọn SGK của một trường có nhất thiết phải theo bộ của một nhà xuất bản hay có thể chọn SGK theo môn?
Theo quy trình chọn SGK, tổ chuyên môn bỏ phiếu chọn SGK theo từng môn để đề xuất danh mục lựa chọn cho hội đồng. Hội đồng thảo luận, đánh giá trên cơ sở danh mục SGK do tổ chuyên môn đề xuất và bỏ phiếu kín để lựa chọn từng đầu sách theo môn học, hoạt động giáo dục. Như vậy, việc lựa chọn SGK không nhất thiết phải theo bộ mà chọn theo từng môn học, hoạt động giáo dục.
Video đang HOT
Triển lãm, giới thiệu sách giáo khoa lớp 1 mới – Ảnh: Tuệ Nguyễn
Sử dụng các SGK khác nhau không ảnh hưởng đến kiểm tra, đánh giá
Khi giao việc chọn SGK cho mỗi nhà trường thì sẽ có thể dẫn tới một quận, huyện có nhiều bộ SGK được lựa chọn vì mỗi trường chọn 1 bộ. Điều này có ảnh hưởng, khó khăn gì đến quản lý, kiểm tra, đánh giá không?
Việc đổi mới chương trình, SGK lần này khác với trước đây. Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học. Việc dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi phải theo chương trình; đáp ứng mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt quy định tại chương trình.
Mọi SGK đều phải đáp ứng yêu cầu của chương trình mới được phê duyệt, cho phép sử dụng. Trong cùng một bài học/chủ đề theo chương trình môn học, với cùng nội dung kiến thức, các SGK khác nhau có cách thể hiện khác nhau, sử dụng ngữ liệu, thông tin khác nhau nhưng đều phải “chuyển tải” cùng nội dung kiến thức đó. Vì vậy, các trường có thể sử dụng các SGK khác nhau cho cùng một môn học, hoạt động giáo dục nhưng không ảnh hưởng hay khó khăn gì trong quản lý, kiểm tra, đánh giá.
Ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về việc chọn SGK sẽ được thực hiện như thế nào?
Thông tư quy định cụ thể thành phần hội đồng lựa chọn SGK của nhà trường có ban đại diện cha mẹ học sinh để có ý kiến của cha mẹ học sinh. Ý kiến của giáo viên về việc lựa chọn SGK có vai trò quyết định vì thành phần hội đồng được quy định phải có tối thiểu 2/3 số thành viên là giáo viên (bao gồm tổ trưởng tổ chuyên môn).
Trong quy trình lựa chọn SGK, ý kiến của mỗi giáo viên tại tổ chuyên môn được thể hiện bằng văn bản. Danh mục SGK đề nghị lựa chọn của tổ chuyên môn được xếp theo thứ tự SGK có số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp để hội đồng xem xét, bỏ phiếu kín để lựa chọn.
Trường hợp hội đồng bỏ phiếu kín 2 lần vẫn không đạt trên 1/2 số thành viên lựa chọn một đầu SGK của 1 môn học, hoạt động giáo dục thì SGK được chọn là SGK có số phiếu đồng ý cao nhất của tổ chuyên môn.
Việc cung ứng SGK của các nhà xuất bản liệu có gặp khó khăn do SGK các trường trên mỗi địa bàn chọn sách khác nhau?
Thông tư đã quy định trách nhiệm của sở GD-ĐT phải tổng hợp, báo cáo Bộ GD-ĐT, UBND cấp tỉnh và cung cấp thông tin cho các nhà xuất bản có SGK được chọn về danh mục, số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng, bao gồm số lượng dự phòng, để bảo đảm có đầy đủ SGK trước khi bắt đầu mỗi năm học mới. Vì vậy, các nhà xuất bản sẽ nhận được thông tin cụ thể từ các sở GD-ĐT để chủ động in, phát hành.
Về thời gian, thông tư đã quy định các trường phải hoàn thành việc chọn SGK trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất 4 tháng. Như vậy, đến 30.4.2020, các nhà xuất bản đã có đầy đủ thông tin về danh mục, số lượng SGK do các sở GD-ĐT cung cấp để thực hiện việc in, phát hành phục vụ năm học 2020 – 2021.
Sẽ có thông tư thay thế khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực
Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, thông tư này hướng dẫn việc chọn SGK theo quy định của Nghị quyết 88 của Quốc hội. Đến ngày 1.7.2020, khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK theo quy định của luật để thay thế thông tư này.
Bộ GD-ĐT cũng đang dự thảo thông tư lựa chọn SGK theo quy định của luật Giáo dục 2019, có sự kế thừa thông tư này để bảo đảm vai trò và sự ổn định của các nhà trường trong việc lựa chọn SGK.
Theo thanhnien
Cần trọng tài để tránh vận động, gợi ý, chỉ đạo khi chọn sách giáo khoa?
Sở GD&ĐT chỉ được ban hành tiêu chí chọn SGK, tạo điều kiện để các nhà trường tiếp cận được SGK mẫu để có thông tin đầy đủ, minh bạch chứ không được phép "vận động, gợi ý, chỉ đạo" việc chọn sách.
SGK mới chưa ra lò, thị trường đã "loạn"?. Ảnh: Nghiêm Huê
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn chọn SGK cho năm học tới. Theo đó, số lượng thành viên hội đồng chọn SGK của các trường phải là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.
Dự thảo quy định việc quyết định SGK sẽ dựa trên hình thức bỏ phiếu kín. Trong đó, SGK được chọn phải có trên 50% số thành viên của hội đồng bỏ phiếu chọn. Có ý kiến băn khoăn, nếu tất cả SGK đều không đạt được trên 50% thành viên của hội đồng bỏ phiếu lựa chọn thì phải làm thế nào?
TS Lê Trường Tùng, Trường ĐH FPT phân tích, các môn như Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Mỹ thuật, Âm nhạc có 5 cuốn đã được Bộ GD&ĐT công bố đạt yêu cầu. Vậy nếu hội đồng chọn sách xảy ra tình trạng: mỗi cuốn/môn có 20% số phiếu bình chọn thì cuốn nào sẽ được đưa vào giảng dạy. Hoặc nếu như có hai cuốn/môn đều đạt tỷ lệ 50% - 50% số phiếu lựa chọn thì hội đồng quyết định chọn cuốn nào?
TS Lê Trường Tùng đặt câu hỏi: "Tại sao Bộ GD&ĐT lại đưa ra số lượng thành viên hội đồng chọn SGK là số lẻ. Vì chẵn hay lẻ cũng đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ chọn SGK. Nên quy định giống như Luật Doanh nghiệp, số người trong hội đồng quản trị chẵn hay lẻ đều đạt yêu cầu".
Trước những băn khoăn này, PGS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc đề án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho rằng: "Khi ý kiến phân tán phải họp để phân tích vấn đề, thảo luận lại".
Cần cảnh báo trước
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng: "Thông tư chọn sách phải lường trước được năm sau thay đổi quy định như thế nào. Ngay cả năm nay, khi các trường được chọn SGK cũng phải thành lập các ban chuyên môn. Đó mới là tiếng nói quyết định còn ban giám hiệu chỉ để hợp thức hóa. Nếu giao quyền quyết định chọn SGK, các đơn vị phát hành chỉ cần "chạy" ông hiệu trưởng là xong. Ban chuyên môn nên chia theo khối hoặc theo môn đặc thù".
Những người tỏ ra lo lắng việc chọn SGK dễ bị chỉ đạo ngầm, chỉ đạo bằng miệng không phải là không có căn cứ. Việc từ chuyên viên đến lãnh đạo Sở GD&ĐT Việt Nam nhận thù lao của NXB Giáo dục Việt Nam liên quan thực tế đến việc biên soạn SGK khiến dư luận càng không tin việc chọn SGK là độc lập, khách quan, minh bạch.
GS Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam khẳng định: "Từ cách đây khá lâu đã có cảnh báo về một cuộc chạy đua kinh khủng khi chọn SGK. NXB sẽ tìm mọi cách để chọn những người chọn SGK. Sẽ có một cuộc chạy đua, còn phụ huynh, học sinh làm gì có quyền lựa chọn ở đây. Chắc chắn câu chuyện sẽ là như thế".
Trong khi đó, thực tế tìm hiểu của phóng viên, ngay từ khâu viết SGK đã có một cuộc chiến thị phần lôi kéo tác giả viết sách từ các NXB. Bộ GD&ĐT phá sản kế hoạch viết 1 bộ SGK cũng có nguyên nhân chính từ đây.
Bởi ngay từ khi có chủ trương một chương trình nhiều SGK, các NXB đã tìm cách "lôi kéo" tác giả viết sách. Có NXB "hút" được mấy chục tác giả là những người tham gia biên soạn chương trình tổng thể, chương trình môn học. Đến khi Bộ GD&ĐT có thông báo tuyển tác giả viết SGK thì những người có năng lực đều đã yên vị với một NXB nào đó.
Trả lời báo chí, GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng, vẫn phải lựa chọn bao nhiêu bộ sách để coi là đủ, nếu không sẽ xảy ra tình trạng loạn sách, từ đó dẫn tới loạn thi. GS Hạc nhấn mạnh: "Có nhiều SGK là chủ trương tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là trăm hoa đua nở. Công tác kiểm định, đánh giá vô cùng quan trọng. Đó là cổng gác để những bộ SGK kém chất lượng không thể lọt ra ngoài thị trường".
Trước những lo ngại của dư luận, PGS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, Sở GD&ĐT chỉ ban hành tiêu chí chọn SGK, tạo điều kiện để các nhà trường tiếp cận được SGK mẫu để có thông tin đầy đủ, minh bạch chứ không được phép "vận động, gợi ý, chỉ đạo" việc chọn sách nào. Nếu vi phạm việc này thì thanh tra sẽ phải vào cuộc xử lý.
Theo Tiền phong
Các trường tự chọn sách giáo khoa có đảm bảo thống nhất về kiến thức, chất lượng học sinh? Năm học 2020- 2021 tới đây, các trường được tự chọn SGK dạy học nhưng phải đảm bảo tính phù hợp, thống nhất và chất lượng đánh giá học sinh. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa thống nhất thông qua "các cơ sở giáo dục, trực tiếp là hiệu trưởng có thẩm quyền...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
01:17:46 30/03/2025
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
01:09:20 30/03/2025
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
01:04:52 30/03/2025
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
23:52:43 29/03/2025
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
23:22:37 29/03/2025
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
23:17:15 29/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
23:02:12 29/03/2025
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
22:56:41 29/03/2025
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
22:52:40 29/03/2025
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
22:42:11 29/03/2025