Sở GD-ĐT TPHCM: “Sẽ ngăn chặn việc học sinh uống thuốc gây nghiện”
Sợ lên lớp phải trả bài, nhiều học sinh THCS ở TPHCM rủ nhau uống một số loại thuốc có tác dụng gây ngủ để không bị trả bài và không sợ thầy cô giáo. Đáng nói đây là một sự ngộ nhận nguy hiểm vì các loại thuốc này có thể gây nghiện.
Trước tình hình này, chiều ngày 13/12, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: ” Trước thông tin có hiện tượng HS dùng thuốc Recotus (một loại thuốc ho có tác dụng gây ngủ – PV) để tránh trả bài, chúng tôi đã chỉ đạo phòng Công tác HS-SV nắm tình hình thực tế ở những trường như báo nêu”.
Ông Chương cũng cho biết thêm rằng Sở GD-ĐT sẽ tìm hiểu loại thuốc này có tác hại thế nào đối với tâm sinh lý của HS, đồng thời có biện pháp chỉ đạo các phòng ban, tuyên truyền và ngăn chặn tình trạng này một cách triệt để. Bên cạnh đó thu thập thông tin về những phần tử xấu bên ngoài chiêu dụ HS uống thuốc để từ đó đề nghị các cơ quan chức năng khác ngăn chặn.
Cách đây 2 năm, Dân trí cũng từng thông tin về hàng chục HS khối lớp 7 Trường THCS Trần Quốc Tuấn (Q.7) uống thuốc gây ngủ để không bị cô giáo trả bài. Tuy nhiên, thời điểm đó tình trạng này cũng chỉ thuộc loại hiếm. Thế nhưng bẵng đi 2 năm, trong giới HS lại rộ lên trào lưu uống thuốc ho recotus với mục đích tạo hưng phấn và không phải bị gọi lên trả bài.
Video đang HOT
Theo đó, Ban giám hiệu và phụ huynh của các trường THCS Quang Trung, trường Khánh Hội (Q.4), trường Ngô Sĩ Liên (Q.Tân Bình), trường Rạng Đông (Q. Bình Thạnh)… đã phát hiện nhiều HS uống thuốc recotus. Thậm chí, có nhiều em uống luôn cả nửa vỉ cùng lúc (vỉ 10 viên).
HS cứ uống thuốc vô tội vạ với suy nghĩ là tạo hưng phấn thế nhưng đến thời điểm này chỉ thấy nhiều em vào lớp cứ ngủ gật. Đáng nói hơn, theo khuyến cáo thì nếu dùng nhiều loại thuốc này có thể sẽ gây nghiện.
Theo DT
Ôm bằng đỏ, cử nhân lùi lũi quay lại học nghề
Sau bốn năm đại học, lo sợ, chán nản vì tình trạng thất nghiệp, một số sinh viên lại tiếp tục thi vào các ngành hot khác mong "đổi phận". Thậm chí, có cử nhân quay lại học trung cấp điện, cơ khí, dược... chỉ để mong có việc tạm thời.
Ôm bằng đỏ, ngơ ngác vào đời
Sinh viên tốt nghiệp đồng nghĩa với việc họ sẽ không còn sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình mà phải tự lập trong cuộc sống. Do không được trang bị đầy đủ các kĩ năng, vấn đề xin việc làm đã khiến không ít các bạn trẻ cảm thấy hoang mang, ngỡ ngàng.
Chuyện cử nhân N.V.Hùng, tốt nghiệp hệ cao đẳng, Trường ĐH Bách khoa HN sau thời gian đi làm cũng bỏ nghề để làm xe ôm trên báo Tiền Phong cũng là một trường hợp khiến nhiều người phải suy ngẫm. Được biết, chàng trai gốc Hà Nội này sau khi tốt nghiệp cũng xin được "chân" giám sát dây chuyền tại nhà máy xi măng ở Hà Nam nhưng chỉ 5 tháng sau thì chán việc và xin nghỉ, học tiếp liên thông lên đại học. Sau khi ra trường, hơn 1 năm trời Hùng gõ cửa khắp nơi xin việc và được 1 công ty về điện nhận vào. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, do thiếu nhiệt huyết, bỏ bê việc, ít kinh nghiệm, mâu thuẫn với đồng nghiệp, Hùng tự ý xin nghỉ làm.
Đang làm công nhân ở khu công nghiệp Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), nhưng Thu Hường và Thịnh đều cảm thấy rất thấm thía việc lựa chọn ngành nghề chưa đúng hướng của mình. Trên Sinh viên Việt Nam, Hương chia sẻ, khi chưa thi đại học không biết nhiều thông tin về ngành học và tương lai nghề nghiệp khi ra trường. Đến khi tốt nghiệp rồi, vác hồ sơ đi xin việc, họ cảm thấy rất khó khăn với những kiến thức được học trong nhà trường quá xa rời với thực tế. Đường cùng, hai bạn đành phải chấp nhận đi làm công nhân để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt.
Còn M. Hà (SN 1989, Cựu sinh viên báo chí) cho biết, có tấm bằng trong tay nên cô đã rất tự tin khi đi xin việc. Nhưng sau hai tháng thử việc ở một toà soạn báo, Hà đã phải ra đi. Nhà tuyển dụng đã gạt tấm bằng của Hà sang một bên và khẳng định " Bạn có thể tốt nghiệp trung bình chúng tôi vẫn sẽ chấp nhận miễn là bạn làm được việc nhưng ngược lại, chúng tôi phải dành cơ hội cho người khác".
Hà cho biết, ở trường đại học, bạn được học lý thuyết rất nhiều. Trong khi đó, để áp dụng những kiến thức lý thuyết vào công việc sẽ làm không hề đơn giản. Trong khi đó, kinh nghiệm thực tế của Hà lại rất hạn chế, thời sinh viên khi các bạn khác xông xáo đi viết tin bài cộng tác cho các báo Hà lại chần chừ, ngần ngại với tâm lý "cứ học tốt đi đã, công việc thì tính sau". Chính điều này đã khiến cô lúng túng khi đi phỏng vấn để viết bài, xử lý thông tin...trong hai tháng thử việc.
Chán nản với tình trạng chờ việc, Hà đã phải đồng ý khi bố cô ngỏ ý xin cho Hà đi học trung cấp dược. Sau khi học xong, gia đình cũng sẽ lo cho cô mở một quầy bán thuốc ngay gần nhà.
Trước khi tốt nghiệp, sinh viên cần được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết (Ảnh minh họa. Nguồn: Bưu điện Việt Nam)
Hậu quả
Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" là do không định hướng rõ ràng cho học sinh ngay từ ghế nhà trường phổ thông. Những tân cử nhân tràn đầy hoài bão đến khi tốt nghiệp, họ mới ngỡ ngàng và không khỏi bị "khớp" với thực tế. Áp lực của cơm áo gạo tiền đã buộc họ phải chọn con đường làm thợ để tồn tại.
Trên báo Tuổi trẻ mới đây dẫn câu chuyện của chàng trai quê ở Thoại Sơn, An Giang. Năm 2011, Trung tốt nghiệp ngành VN học, Trường ĐH An Giang sau 4 năm miệt mài đèn sách. Tuy nhiên, hơn 3 tháng sau khi ra trường, hơn 10 bộ hồ sơ rải khắp Sài thành vẫn đẩy Trung đến tình trạng chìa tay xin tiền cha mẹ. Trung kể: "Quá thiếu thốn, mình nộp hồ sơ xin làm phục vụ ở một khách sạn bình thường nhưng phỏng vấn xong người ta lại lắc đầu. Họ nói thẳng ở đây không cần người tốt nghiệp ĐH, chỉ cần những người thạo nghề. Họ cũng nói muốn tìm người làm việc lâu dài, những người tốt nghiệp ĐH làm được ít hôm, thấy chỗ tốt hơn là "bay mất" nên phải tuyển lại". Trước thực tế đó, Trung quyết định "đầu tư" một khóa học nghề với ý nghĩ sẽ dễ xin việc hơn.
Do không thể kiếm nổi một việc làm theo ngành mình đã học, cũng không chấp nhận làm thợ, một số sinh viên quay ra thi lại vào một ngành khác hot hơn mong "đổi phận". Còn những cử nhân khác thì đành ngậm ngùi chọn cách quay lại học trung cấp điện, cơ khí... để xin việc tạm thời.
GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết trên báo Tuổi trẻ: "Tôi cho rằng việc cử nhân buộc phải quay lại học nghề là một sự lãng phí lớn của xã hội. Bởi người học đã đầu tư học hết đại học, tốn tiền của, thời gian và những điều khác nữa về đào tạo".
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, điều này đã làm cho nền kinh tế không có đủ nhân lực có chất lượng, có đam mê, nhiệt huyết với nghề, ngoài ra, nguồn lực to lớn về tiền bạc, thời gian, sức lực bị tiêu phí. Hơn thế nữa, sự không thành công của nhiều cá nhân trong công việc và cuộc sống do định hướng nghề không đúng có thể dẫn đến nhiều vấn đề xã hội.
Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, trên Dân trí, TS. Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý học, Trường ĐH KH XH&NV, cho rằng, một trong những biện pháp mang tính khả thi cao nhằm giúp các sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp đó là trang bị ngay cho họ những kỹ năng mềm cần thiết (kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng định vị bản thân...) trước khi các em tốt nghiệp ra trường. Ngoài các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thì sinh cần được trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng xã hội để có thể hòa nhập dễ dàng với thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Theo VNN
Bước vào nhóm 5% hay thoái chí? Thực tế của ngành giáo dục qua bức thư của một bạn sinh viên và chia sẻ của TS Nguyễn Thị Từ Huy đã chạm vào nhức nhối của không ít độc giả. Chênh vênh trong nơi đáng lẽ chỉ có tri thức ngự trị nhưng lại phải chứng kiến đồng tiền cao hơn lương tâm và tự trọng, có độc giả đã...