Sở GD-ĐT TPHCM giải thích dạy thêm trong nhà trường nhiều nhất 18 tiết/tuần
Học sinh được học thêm trong nhà trường không quá 18 tiết/tuần cho 6 ngày, tính cả giờ học chính khóa, nhiều nhất không quá 8 tiết/1 ngày.
Trao đổi với Dân trí về nội dung học sinh học thêm trong nhà trường nhiều nhất là 18 tiết/tuần, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM giải thích: giờ chính khóa của các trường trung học là 30 tiết, cho 6 ngày, tính ra 5 tiết/ngày.
Sở đề xuất được phép học thêm nhiều nhất là 18 tiết tuần, tính ra nhiều nhất 3 tiết/tuần trên cơ sở tổng một ngày giáo viên học sinh làm việc nhiều nhất không quá 8 tiết/ngày.
Học sinh ở TPHCM học thêm trong nhà trường không quá 18 tiết/tuần (ảnh minh họa)
Con số đưa ra để tránh quá tải cho giáo viên và học sinh. Theo ông Hiếu, có thể sẽ có những điều chỉnh nhưng việc dạy thêm – học thêm trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc không gây quá tải cho học sinh. Việc tổ chức dạy và học phải làm sao đáp ứng được nguyện vọng của phụ huynh và học sinh.
Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cũng trao đổi thêm, chỉ các trường 1 buổi, chưa đủ điều kiện tổ chức 2 buổi mới được dạy thêm. Hiện nay, bậc THPT tại TPHCM đã khoảng hơn 80% số trường, THCS là hơn 70% số trường thực hiện 2 buổi này.
Sở cũng sẽ kiểm tra các trường đủ điều kiện tổ chức 2 buổi/ngày đều phải thực hiện. Để tránh tình trạng có trường đủ điều kiện tổ chức 2 buổi/ngày mà không thực hiện, để dạy thêm.
Tơ trình mới đây gửi UBND TPHCM, Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất, mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Mỗi lớp học thêm không quá 45 em.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng nhấn mạnh, trừ giáo viên tiểu học thì tất cả giáo viên đều được quyền dạy thêm. Nhưng phải dạy thêm ở nơi có đăng ký hoạt động dạy thêm. Dù hoạt động dạy thêm học thêm giờ không cấp phép nữa nhưng phải có đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng lưu ý, giáo viên ở đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình nếu chưa được hiệu trưởng cho phép.
Video đang HOT
Học sinh muốn học ông thầy đó thì giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng, phải được hiệu trưởng ký duyệt. Giáo viên dạy học sinh chính khóa mà không báo cáo, chưa được phép của hiệu trưởng là trách nhiệm của giáo viên.
Đối với giáo viên dạy thêm tại nhà, ông Nguyễn Văn Hiếu cho hay, có thể giáo viên tham gia dạy cùng một tổ chức, nhóm nào đó do người khác đủ điều kiện đứng ra đăng ký.
Riêng với giáo viên tiểu học dạy thêm tại nhà, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, đều sai quy định.
“Trước đây quy định 21 về dạy thêm học thêm của thành phố, Sở GD-ĐT TPHCM có tham mưu một nội dung nhỏ là dạy kèm. Giống như gia sư vậy, vài phụ huynh mong muốn giáo viên dạy kèm cho 3 – 4 trẻ, giáo viên cũng có nhu cầu thì theo tôi, quy định nên cho phép”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Hoài Nam
Theo Dân trí
TP.HCM hợp thức hóa dạy thêm, học thêm: Lời thật phụ huynh
Chị H cho rằng, nếu việc này thành hiện thực, chị rất lo lắng bởi con chị mới học Tiểu học nên vợ chồng chị chưa muốn cho con đi học thêm.
Chị N.T.H (36 tuổi, trú quận Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ với báo Đất Việt thông tin trên vào ngày 14/11 xung quanh xôn xao vụ Sở GD-ĐT TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP về việc ra Quyết định ban hành quy định dạy thêm, học thêm.
"Tôi không biết các phụ huynh khác thế nào chứ quan điểm của vợ chồng tôi là, con mới học Tiểu học thì chưa cần phải học thêm nhiều. Ở trường của con tôi, nhiều cháu hết giờ học chính còn đăng ký học thêm Toán Kumon, Toán Singapore, luyện chữ và nhiều các môn học khác nhưng tôi chưa cho cháu học thêm môn gì, kể cả cô giáo dạy thêm sau giờ học cũng không.
Tôi không thích tạo áp lực cho con bởi các cháu còn nhỏ nên tôi nghĩ cần có thời gian cho các cháu chơi, vừa chơi vừa học, điều quan trọng là quan tâm đến sức khỏe của cháu thôi. Con khỏe mạnh thì sẽ tiếp thu bài được tốt, còn nếu con học nhiều quá, không đảm bảo sức khỏe cũng đâu phải là phương pháp hay", chị H nói.
Nhiều em học sinh tiểu học vừa tan trường không kịp ăn uống, nghỉ ngơi, thậm chí thay bộ đồng phục, đã phải đến nhà cô học thêm.
Chị H tỏ ra rất băn khoăn về việc nếu Sở GD-ĐT TP.HCM hợp thức hóa dạy thêm, học thêm thì đây có phải là quy định bắt buộc không, trong trường hợp chị không cho con học thêm thì có bị sao không.
"Nếu hợp thức hóa việc dạy thêm, học thêm thì phụ huynh hay các em học sinh có được lựa chọn giáo viên dạy không.
Học các tiết chính trên lớp đã khiến các cháu căng thẳng, mệt mỏi rồi, giờ bắt học thêm thì chẳng khác nào tra tấn các cháu", chị H lo lắng.
Cũng theo chị H, vợ chồng chị chỉ cho con đi học thêm môn tiếng Anh ở trung tâm, còn không học thêm bất cứ môn nào ở các trung tâm bên ngoài. Mặc dù vậy, hai người con của chị luôn đứng top từ năm lớp 1 đến lớp 4.
Có cùng lo lắng với chị H, anh N.V.N (38 tuổi, trú ở TP.HCM) cũng cho rằng: "Nếu có việc này, anh rất muốn biết quy định của việc học thêm ở trường. Từ việc giáo viên dạy thêm cho đến giờ giấc.
Con tôi mới học Tiểu học, học chính đã nhiều bài tập rồi, về nhà cần có thời gian cho các cháu vui chơi, trò chuyện với gia đình. Bắt các cháu học cả ngày như thế thì tôi sợ các cháu đang ở tuổi lớn sẽ chẳng phát triển được về thể chất".
Cũng theo anh Nam, việc dạy thêm, học thêm nếu đưa vào quy định bắt buộc thì phải có sự đồng ý của người dân, phụ huynh học sinh.
Một trung tâm dạy thêm học sinh tiểu học ở quận 12, TP.HCM. Ảnh: TPO
Trước đó, theo thông tin phản ánh trên báo Tiền Phong, sau khi Thông tư 17/2012 của Bộ GD-T về quản lý dạy thêm, học thêm hết hiệu lực, Sở GD-T TPHCM đã có tờ trình gửi UBND TP về việc ra Quyết định ban hành quy định dạy thêm, học thêm.
Động thái này của Sở GD-ĐT TPHCM đưa ra được cho là giúp quản lý chặt chẽ quá trình hoạt động dạy thêm của giáo viên.
Tờ trình của Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra nhiều thuyết minh để chứng minh việc dạy thêm, học thêm trong trường là cần thiết. Cụ thể, đối với dạy thêm trong nhà trường, việc thu tiền để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy, các công tác quản lý của nhà trường, chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm - học thêm, mức thu tiền học thêm... không được quá mức trần cho phép.
Tổ chức các buổi dạy thêm trong nhà trường trên nguyên tắc không gây ảnh hưởng, đan xen với các lớp chính khóa, không tổ chức dạy thêm - học thêm vào chủ nhật, ngày nghỉ lễ. Mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/môn học/tuần và không quá 18 tiết/tuần. Học sinh được lựa chọn giáo viên và môn học mình mong muốn.
Đối với dạy thêm ngoài nhà trường, việc thu tiền học thêm phải đạt được thỏa thuận của phụ huynh học sinh, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm, công khai và cấp biên lai mức thu tiền.
Nói về việc này, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, căn cứ văn bản pháp lý có thay đổi nên phải điều chỉnh để cho đúng với quy định của pháp luật.
"Theo luật, Sở GD-ĐT TP.HCM là đơn vị cấp dưới, triển khai theo cấp trên nên có những cái cấp trên ghi chung chung nhưng do đặc thù của thành phố nên mình phải tham mưu thêm trong thẩm quyền cho phép", ông Trung nói.
Được biết, TP.HCM được xem là một trong những điểm nóng của dạy thêm, học thêm.
Theo khảo sát, xung quanh các trường học nhất là trường tiểu học đều có các điểm dạy thêm do giáo viên của trường thuê để hoạt động sau giờ học chính khóa. Cụ thể, xung quanh trường Tiểu học Trương Công Định, quận 6, có không dưới 5 điểm dạy thêm, bán kính cách trường chỉ vài trăm mét.
Thu Hoài
Theo baodatviet
Giáo viên dạy thêm sai quy định: Không xét hoàn thành nhiệm vụ Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các trường không xét hoàn thành nhiệm vụ đối với giáo viên tham gia dạy thêm sai quy định. Nếu vậy, giáo viên sẽ không được xét chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03. Ngày 2/11, Sở GD-ĐT TPHCM ban hành văn bản chỉ đạo các công tác thực hiện đối với giáo viên, đối với...