Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về bữa ăn bán trú của học sinh không đủ no?
Ngành GD-ĐT cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội góp ý với nhà trường trong tổ chức bữa ăn bán trú.
Thời gian qua, trên các diễn đàn học sinh, phụ huynh TP HCM, nhiều học sinh chụp ảnh các bữa ăn bán trú tại trường, đồng thời cho biết bữa ăn bán trú không đủ no, không đảm bảo an toàn thực phẩm(ATTP), không tương xứng với giá tiền.
Trước các phản ánh như trên, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết đối với việc tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường trên địa bàn TP, sở đã có văn bản chỉ đạo đến Phòng GD-ĐT quận, huyện, hiệu trưởng quản lý tốt bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học; nghiêm túc bảo đảm các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định Thông tư liên tịch số 13/2016 và Thông tư liên tịch số 08/2008 của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.
Yêu cầu các cơ sở giáo dục nghiêm túc triển khai thực hiện: Tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát tổ chức bữa ăn học đường, ATTP, dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục; phân chia thời gian mỗi ca ăn của học sinh hợp lý; khu vực nhà ăn phải thông thoáng, sạch sẽ; giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm cũng như giá thành của từng bữa ăn của học sinh hàng ngày; thường xuyên giám sát cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp; thực hiện nghiêm việc tự kiểm tra về ATTP đối với các bếp ăn, căng tin trong trường học.
Học sinh phản ánh về bữa ăn bán trú của một trường THPT tại quận 4
Riêng đối với các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể tại trường: Đội ngũ lãnh đạo, nhân viên phụ trách công tác y tế, những người trực tiếp quản lý, giám sát bữa ăn, chất lượng bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học phải hiểu, nắm rõ quy định hiện hành về điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm và xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm; “hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”; hướng dẫn vận hành hệ thống tự kiểm tra tại các cơ sở giáo dục.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ, đột xuất bếp ăn tập thể, căng tin, dịch vụ ăn uống trong trường học. Thủ trưởng chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị cung cấp thực phẩm, các hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm theo đúng quy định chuẩn ATTP, hồ sơ pháp lý, nguồn thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP, hồ sơ pháp lý của người trực tiếp nấu ăn, kinh doanh. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm, thực đơn cân bằng dinh dưỡng.
Theo Sở GD-ĐT TP, đầu năm học 2024-2025, sở đã có công văn chỉ đạo Phòng GD-ĐT cử nhân sự cùng Sở ATTP tham gia tất cả đoàn kiểm tra ATTP trong trường học năm học 2024-2025; xây dựng kế hoạch kiểm tra tổ chức bữa ăn học đường, ATTP, nước sạch – vệ sinh môi trường trên toàn các cơ sở giáo dục; Khuyến khích Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng giám sát bữa ăn bán trú.
Ngành GD-ĐT cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội. Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp, trong trường phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp cùng nhà trường chăm lo sức khỏe học sinh; có những tham vấn, góp ý với nhà trường trong tổ chức bữa ăn bán trú; cùng nhà trường giám sát về công tác tổ chức bữa ăn bán trú, chất lượng bữa ăn bán trú trong suốt năm học.
Video đang HOT
“Sở GD-ĐT luôn sẵn sàng tiếp nhận những thông tin phản ánh của phụ huynh, học sinh về chất lượng bữa ăn bán trú tại các trường học trên địa bàn TP, xem đây là kênh hữu ích để ngành GD-ĐT nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh”, đại diện sở khẳng định.
Học sinh TP.HCM thi nhau "flex" bữa ăn bán trú: Có cả đồ chay "sang chảnh", khay cơm nào cũng ú ụ nhìn mà phát thèm!
Việc thiết kế thực đơn cân đối dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của học sinh.
Những ngày gần đây, trong một hội nhóm dành cho học sinh TP.HCM, trào lưu "flex" bữa ăn trường học được hưởng ứng xôm tụ. Hàng trăm bức ảnh khoe thực đơn bán trú xịn sò được chia sẻ khiến ai nấy "lác mắt".
Có thể nói, phụ huynh nào nhìn suất ăn của các con được chăm chút tỉ mỉ, đa dạng thực đơn và rất sạch sẽ đều sẽ cảm thấy vui mừng. Bởi việc thiết kế thực đơn cân đối dinh dưỡng cho từng độ tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ của học sinh.
Cùng điểm qua những bữa ăn hấp dẫn của học sinh một số trường công lập trên địa bàn:
Một bữa ăn đầy đủ cá rau trứng, trái cây đầy màu sắc bắt mắt. Ảnh: Nguyễn Thái
Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đầy ăm ắp thức ăn. Ảnh: Bin Lucky
Thực đơn phong phú của 1 trường khiến dân tình phải thốt lên: "Thấy ảnh là đói bụng". Ảnh: Minh Thư
Những suất cơm 34,5 nghìn đồng từ một trường trung học. Không chỉ đủ chất mà còn đa dạng và "chiều lòng" học sinh hết nấc với các món độc đáo như bún đậu mắm tôm, cà ri chay.
Thỉnh thoảng đổi món bằng những bữa ăn mới mẻ. Ảnh: Gi Đay
Học sinh khoe bữa ăn, không quên nhắc các em khóa sau hãy chọn trường mình để vào học năm tới.
Suất ăn 30 nghìn đồng. Ảnh: Zy Phương.
Ảnh: Zen Phạm
Trên thực tế, nhu cầu gửi con học cả ngày ở trường, trong đó có yêu cầu về tổ chức bữa ăn bán trú của phụ huynh khá lớn. Trong khi đó, cán bộ quản lý trường học không phải là nhà chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm mà chỉ làm công tác quản lý Nhà nước, trong đó có nội dung này.
Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đều phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, cập nhật thông tin mới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng bữa ăn trong các nhà trường. Ngành cũng tham gia đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố trực tiếp kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn ở các trường học.
Người mẹ sốc nặng khi chứng kiến bữa ăn bán trú có giá cả 1 triệu nhưng lèo tèo vài món của con Tại sao phụ huynh này lại có phản ứng như vậy? Mới đây, tờ Sohu đưa tin, một bà mẹ ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã vô cùng bức xúc về bữa ăn bán trú có "giá 294 nhân dân tệ" (hơn 1 triệu đồng) của cậu con trai đang học lớp 8. Ngay khi bài đăng được lan truyền, dân tình rất...