Sở GD-ĐT sẽ không còn quyết định mở ngành trình độ TCCN
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến trong dự thảo thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở GD-ĐT thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; phòng GD-ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.
Học viên một trường trung cấp trong giờ thực hành – Ảnh minh họa: Mỹ Quyên
Theo dự thảo, Sở có tổng cộng 6 nhiệm vụ, trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến việc thành lập cơ sở giáo dục ĐH. Chẳng hạn như nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình UBND cấp tỉnh văn bản chấp nhận về việc thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục ĐH, phân hiệu của các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm, phân hiệu trường CĐ sư phạm trên địa bàn…
Sở GD-ĐT còn có nhiệm vụ tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục ĐH, phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH trên địa bàn.
Video đang HOT
Như vậy, so với Thông tư liên tịch số 47/2011 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định chức năng và nhiệm vụ của sở GD-ĐT, ở dự thảo này các sở không còn nhiệm vụ quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp với các trường trực thuộc Sở theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Trong khi đó, theo Nghị định 143 của Chính phủ năm 2016 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thì sở LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm quản lý đối với các trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trong đó có việc cho phép đăng ký hoạt động và mở ngành.
Theo Thanh niên
Tối thiểu 100 tỷ đồng mới được thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp, trong đó quy định điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Theo đó, điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Có đề án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư).
Ngoài ra, phải có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
Đặc biệt, vốn đầu tư thành lập bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Về chương trình đào tạo Nghị định quy định, chương trình đào tạo dự kiến phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật giáo dục nghề nghiệp; không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo của Việt Nam;
Chương trình đào tạo của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định; các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng thời, có dự kiến cụ thể về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 143/2016/NĐ - CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và Nghị định này.
Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Có đề án thành lập phân hiệu, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên gọi, phạm vi hoạt động; kế hoạch xây dựng, phát triển và ngành, nghề, trình độ, quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển phân hiệu và các minh chứng kèm theo.
Cần có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là 05 năm; mức đầu tư ít nhất phải đạt 25% các mức: với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng; đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng; đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2019.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Không nên sáp nhập nhiều trường sư phạm lại với nhau Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, việc ghép các trường đại học cùng lĩnh vực với nhau thành một đại học lớn là không ổn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiên nay, ca nươc co 113 cơ sơ đao tao giao viên, bao gồm 14 trương đai hoc sư pham, 48 trương đai hoc đa nganh co đào...