Sở GD-ĐT chưa liên lạc được giám đốc TT ngoại ngữ bị tố ‘ôm tiền bỏ trốn’
Chính Sở GD-ĐT TP.HCM những ngày gần đây cũng chưa liên hệ được với ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc Công ty TNHH Giáo dục Master English (sở hữu Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới – SAS), người bị học viên, giáo viên tố ‘ôm tiền bỏ trốn’.
Những ngày vừa qua, hàng ngàn học viên tại các trung tâm thuộc hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) ở TP.HCM cũng như rất nhiều giáo viên, nhân viên trung tâm nhiều tình, thành liên tục tố ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Giáo dục Master English, đã “ôm tiền bỏ trốn” vì không thể liên lạc với ông. Trong số những học viên mất học phí mà chưa đòi lại được có rất nhiều sinh viên các trường ĐH.
Giáo viên và học viên tập trung trụ sở Công an TP.HCM để nộp đơn tố cáo ngày 11.10 – HỮU TÀI
Đột ngột đóng cửa hàng loạt trung tâm tại nhiều tỉnh, thành
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên , Minh Hiếu, sinh viên vừa tốt nghiệp Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết tháng 3.2021, Hiếu cùng em (đang là sinh viên Trường ĐH Tài chính – marketing) đóng tiền học thêm tiếng Anh tại Trung tâm ngoại ngữ SAS (cơ sở đường Trần Thị Nghỉ, P.7, Q.Gò Vấp). Cả 2 chị em đóng tổng cộng 25.200.000 đồng cho khoá học tiếng Anh giao tiếp S0-S5 trong vòng 1,5 năm tại trung tâm này. Tuy nhiên, chỉ mới học được 1 khoá thì trung tâm tuyên bố dừng hoạt động. Từ tháng 8 đến nay, chị em Minh Hiếu tìm cách liên hệ với trung tâm này nhưng không được hồi đáp.
Trong khi đó, Nguyễn Thị Kim Chi, sinh viên của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho biết ngày 28.4, Chi có đóng học phí cho Trung tâm SAS (cơ sở Tô Ký, Trung Mỹ Tây, H.Hóc Môn) với số tiền 2.750.000 đồng cho một khoá học. Nhưng chỉ mới học được 3 buổi thì bùng dịch và lớp nghỉ cho đến hiện tại. Ban đầu các thành viên trong lớp có liên hệ với giáo viên phụ trách để hỏi về vấn đề học thì trung tâm cho biết sẽ học trực tuyến. Nhưng vì lo ngại học trực tuyến không hiệu quả nên Chi đã bảo lưu đến khi dịch ổn để học trực tiếp. Tuy nhiên, trung tâm đột ngột dừng hoạt động khiến Chi và các bạn trong lớp không thể tiếp tục học và cũng không thể đòi lại tiền học phí.
Trung tâm SAS tại Thủ Đức thông báo dừng hoạt động – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Trần Thị Kim Ngà, sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM, cũng cho biết đăng ký học một khóa tại Trung tâm SAS (cơ sở đường Hoàng Diệu, TP.Thủ Đức) với số tiền 4.525.000 đồng vào ngày 27.3. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Ngà chưa học được ngày nào thì trung tâm đột ngột dừng hoạt động. Ngà không thể liên hệ được trung tâm để đòi lại tiền học phí.
Video đang HOT
Hàng ngàn học viên khác thuộc hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới SAS tại TP.HCM đều lâm vào tình trạng tương tự. Các trung tâm này đều tuyên bố dừng hoạt động đột ngột. Ngay chính nhân viên của các trung tâm cũng cho biết không liên lạc được với ông Đỗ Văn Quản, giám đốc điều hành hệ thống này nên không thể giải quyết được cho học viên.
Đáng chú ý là không chỉ tại TP.HCM, hàng loạt học viên các trung tâm Anh ngữ SAS tại các tỉnh thành như Cần Thơ, Tây Ninh, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng… cũng trong tình trạng tương tự.
Trung tâm ngoại ngữ SAS tại Tây NInh đột ngột dừng hoạt động – HOÀNG DŨ
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng chưa liên lạc được!
Trước tình trạng các trung tâm SAS dừng hoạt động đột ngột, ngày 11.10, học viên đã tập trung và cùng đến trụ sở Công an TP.HCM để đưa đơn tố cáo. Học viên cũng đã gửi đơn tố cáo đến công an các quận, huyện nơi các cơ sở của hệ thống trung tâm ngoại ngữ này tọa lạc.
Ngày 17.10, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên , ông Vũ Phạm Tuấn Anh, Phó Giám đốc Hệ thống Trung tâm ngoại ngữ SAS, cho biết ngay cả ông cũng không liên hệ được với ông Đỗ Văn Quản. Chỉ có ông Quản mới có thể giải quyết được quyền lợi cho học viên vì ông là phó giám đốc nhưng chỉ phụ trách về nội dung và giáo viên.
Cũng theo ông Tuấn Anh, chính ông cũng bị nợ lương trong cả năm qua và giáo viên của các trung tâm cũng bị nợ lương trong 4-5 tháng qua.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên vào ngày 17.10, ông Nguyễn Phúc Huy Tùng, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết ngay khi nhận được đơn thư của học viên, Sở đã liên hệ và đề nghị ông Đỗ Văn Quản lên làm việc và giải trình.
Trung tâm ngoại ngữ SAS Cần Thơ cũng dừng hoạt động đột ngột – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Theo ông Tùng, trong giải trình, ông Đỗ Văn Quản cho biết do dịch Covid-19 bùng phát trở lại nên đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động và nguồn tài chính của trung tâm. Do giãn cách quá lâu, cùng với việc vẫn phải tốn chi phí cố định, phát sinh dẫn đến trung tâm bị hụt nghiêm trọng về tài chính nên chưa thể chi trả đầy đủ tiền lương của nhân viên, giáo viên. Mặc dù đã cố gắng chuyển đổi sang hình thức dạy trực tuyến nhưng dịch kéo dài, tất cả các trung tâm phải đóng cửa để chung tay chống dịch và nhiều học viên không đồng ý chuyển qua học trực tuyến. Ông Quản cho biết sẽ giải quyết khiếu nại của các học viên, có hình thức chuyển đổi cách học phù hợp cho học viên cũng như gia hạn trả lương đối với giáo viên, nhân viên và có tính thêm % lãi suất trong thời gian nợ lương.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, khi thông tin hệ thống này dừng hoạt động hàng loạt, ông Tùng cho biết Sở có liên hệ để làm việc về những nội dung này nhưng không liên lạc được với ông Quản vì điện thoại đã khoá máy.
Sở GD-ĐT tại các tỉnh, thành cũng hoàn toàn bất ngờ trước việc hàng loạt trung tâm ngoại ngữ của SAS đóng cửa đột ngột mà không báo trước. Cụ thể, 4 trung tâm SAS tại Đà Nẵng đã đột ngột dừng hoạt động những ngày gần đây mà Sở GD-ĐT không hề hay biết. Cuối tháng 9, Trung tâm SAS tại Tây Ninh cũng đột ngột đóng cửa. Đến đầu tháng 10, Trung tâm SAS tại Cần Thơ đột ngột ngừng hoạt động mà không thông báo với Sở GD-ĐT…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, có gần 70 cơ sở của hệ thống Trung tâm ngoại ngữ SAS mà giám đốc đang bị tố “ôm tiền bỏ trốn” được mở trên khắp các tỉnh, thành. Công ty TNHH Giáo dục Master English, đơn vị sở hữu hệ thống trung tâm này, đăng ký hoạt động tại TP.HCM với người đại diện là ông Đỗ Văn Quản, Giám đốc công ty. Công ty được cấp phép ngày 17.3.2015. Theo thông tin trên website Sở GD-ĐT TP.HCM, hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Thế hệ mới (SAS) thuộc Công ty TNHH Giáo dục Master English, đăng ký trụ sở chính tại số 97 Trần Thị Nghỉ, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Trong số 23 địa chỉ trung tâm tại nhiều quận, huyện, TP.Thủ Đức (TP.HCM) hiện có 9 chi nhánh đang hoạt động, 9 chưa có quyết định hoạt động giáo dục và 4 chi nhánh đã giải thể.
Sinh viên lo phí khám sức khỏe đầu năm - mỗi trường mỗi kiểu
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều cơ sở giáo dục đại học chủ động đưa ra các mức giảm học phí, giảm các khoản thu đầu năm, giãn thời gian thu phí nhập học... thì cũng có trường đưa ra các khoản chi phí như phí khám sức khỏe, đoàn phí, thẻ sinh viên, thư viện điện tử, học liệu... dù sinh viên bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến.
Sinh viên đang lo về các khoản phí đầu năm.Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều loại giá khám sức khỏe đầu năm
Thu chi phí khám sức khỏe đầu năm của nhiều trường đại học không lạ với sinh viên và các bậc phụ huynh. Nhưng, cùng một đầu mục phí khám sức khỏe, mỗi cơ sở lại có mức giá khác nhau. Có trường thu phí chỉ trên 140.000 đồng như Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mở (160.000 đồng) thì cá biệt có những trường thu phí lên tới trên 300.000 đồng. Cụ thể, theo thông báo, sinh viên năm nhất Trường đại học Lao động và Xã hội sẽ đóng 337.300 đồng cho phí khám sức khỏe đầu năm hay Trường Đại học Mỏ địa chất có mức thu là 320.000 đồng.
Lý giải về việc thu khoản phí khám sức khỏe trong khi sinh viên chưa quay trở lại trường, các trường học cho biết, sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sau khi dịch bệnh ổn định, học sinh được quay lại trường học.
Tuy nhiên, sự chênh lệch bất thường trong lệ phí khám sức khỏe đầu năm khiến không ít phụ huynh thắc mắc vì sao cùng 1 khoản thu mà xảy ra tình trạng "loạn giá" tại các cơ sở giáo dục đại học như vậy.
Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định, mức giá khám sức khỏe tại mỗi cơ sở giáo dục đại học không thể như nhau. Mức giá này tùy thuộc vào đơn vị mà nhà trường liên kết tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên.
"Tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, hằng năm, chúng tôi ký kết hợp đồng với Bệnh viện Đại học Giao thông Vận tải vì đơn vị này gần trường, việc tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sẽ thuận tiện hơn. Mức giá đưa ra hoàn toàn dựa trên các khoản phí mà bệnh viện kê khai. Nhà trường chỉ đóng vai trò đứng ra ký kết hợp đồng với bệnh viện. Mọi khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, khám cho các em sẽ do bệnh viện phụ trách" - lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải thông tin.
Khám sức khỏe tại trường liệu có cần thiết?
Quan ngại về mức giá chi phí khám sức khỏe là một chuyện, nhiều sinh viên, phụ huynh cho rằng, việc khám sức khỏe ở các trường đại học thường được tổ chức qua loa, hình thức vì số lượng sinh viên quá đông và việc tổ chức khám chữa bệnh tại địa điểm "lưu động" không thể nào đảm bảo bằng việc trực tiếp đến các cơ sở, bệnh viện.
"Tôi đánh giá việc khám sức khỏe tại một số trường đại học không hiệu quả vì số lượng sinh viên rất đông, thời gian khám chữa bị giới hạn. Đa số các trường đều liên kết với bệnh viện, tổ chức khám tại trường và chắc chắn cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể tốt như trực tiếp đến bệnh viện khám.
Chưa kể năm nay, trong tình hình dịch bệnh, dù học sinh được quay trở lại trường thì vẫn phải đảm bảo giãn cách nên việc tập trung sinh viên khám sức khỏe tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ" - vị phụ huynh bày tỏ quan điểm.
Cùng chung quan điểm như trên, em Hoàng Cúc Phương - sinh viên năm nhất một trường học ở Hà Nội - cho rằng, các trường đại học không nên tổ chức khám sức khỏe tập trung cho sinh viên. Thay vào đó, có thể cho sinh viên khám sức khỏe tại địa phương và gửi phiếu khám sức khỏe về nhà trường khi quay trở lại học trực tiếp.
Trước quan ngại của phụ huynh, sinh viên chất lượng khám sức khỏe tại trường và ý kiến về việc các trường đại học nên tạo điều kiện để sinh viên khám sức khỏe tại địa phương, hoặc giãn cách khoản phí đầu năm học, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải - khẳng định: "Chúng tôi rất chú trọng trong công tác khám sức khỏe cho sinh viên năm nhất. Thực tế, nhiều năm trước, qua buổi khám sức khỏe, nhà trường đã phát hiện ra nhiều trường hợp sinh viên có một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và đã có phương án cho các em tham gia chữa trị kịp thời. Nếu để sinh viên tự khám bên ngoài, tôi e là có tình trạng đối phó và không kiểm soát được chất lượng".
Vị Phó Hiệu trưởng này chia sẻ thêm, những năm trước, việc khám sức khỏe và nhập học sẽ được tiến hành gói gọn trong 1 ngày. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên nhà trường đã tiến hành cho sinh viên nhập học và tổ chức khám sức khỏe sau khi sinh viên quay lại trường.
Nước mắt hạnh phúc của những bảo mẫu "không chuyên" chăm con cho F0 Hàng chục bảo mẫu, những người chưa có gia đình, là tiếp viên hàng không, sinh viên, giáo viên... đang nhận chăm sóc những đứa trẻ - con của sản phụ F0, như con ruột của mình. Họ hạnh phúc khi thấy các bé lớn từng ngày, rồi nhớ nhung, bật khóc lúc các con khỏe mạnh, trở về với gia đình. "Chị...