Sơ cứu khi bị trầy xước giác mạc
Giác mạc mỏng là phần dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.
Ảnh minh họa: Internet
Trong một số trường hợp xước giác mạc bị nhiễm khuẩn và gây ra loét giác mạc rất nghiêm trọng nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
Giác mạc có thể bị xước ngay trong các hoạt động thường nhật hàng ngày. Ví dụ như chơi thể thao, sửa chữa trong nhà, đi đường hay vô tình quờ tay vào giác mạc. Đôi khi giác mạc cũng bị tổn thương do hóa chất, chất tẩy rửa dùng trong gia đình bắn vào mắt…
Khi giác mạc bị trầy xước, nạn nhân cảm thấy như có cát trong mắt, nước mắt chảy, nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm hoặc đỏ quanh mắt, đau nhức nhiều ở mắt, sợ ánh sáng. Khám giác mạc có thể phát hiện dị vật.
Xử trí đúng cách sau khi bị xước giác mạc
Sau khi bị xước giác mạc, cần nhanh chóng lấy nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ đầy cốc hoặc một chiếc ly sạch, nhỏ. Đặt rìa mép cốc tì vào xương nền hốc mắt. Sau đó chớp chớp mắt nhiều lần vào nước để dị vật trôi ra theo làn nước.
Video đang HOT
Nếu bị nạn ở nơi làm việc không có đầy đủ nước muối thì để cho vòi nước ấm chảy qua mắt hoặc bắn nước vào mắt. Rửa mắt có thể làm trôi đi dị vật gây khó chịu.
Thực hiện chớp mắt nhiều lần trong làn nước và cả bên ngoài. Động tác này có thể loại bỏ những hạt bụi hoặc cát nhỏ.
Kéo mi mắt trên qua mi mắt dưới. Lông mi của mi mắt dưới có thể chải đi dị vật nằm ở bề mặt trong của mi mắt trên
Tuyệt đối tránh dụi mắt sau khi bị thương. Tránh đụng chạm hoặc ấn vào mắt có thể làm xước giác mạc nặng thêm.
Nếu sau khi sơ cứu mắt đã đỡ cộm, đau thì tra ngay thuốc mỡ dành cho mắt sau đó băng kín mắt lại. Mục đích của việc dùng kháng sinh mỡ để làm liền vết xước giác mạc, thuốc không bị trôi đi. Nếu bị xước nhẹ, chỉ băng một đêm, sáng hôm sau mắt đã dễ chịu hơn.
Tuy nhiên nếu tra thuốc mỡ, băng mắt lại mà không thấy dịu hơn, mắt vẫn khó mở, đau xót, chảy nước mắt giàn giụa, sợ sáng, đau chói thì phải đến viện khám. Vì khi đó, thương tổn có thể không chỉ đơn giản là xước giác mạc mà còn có chấn thương sâu, nặng hơn.
BS Kim Thanh
Sức khỏe & Đời sống
Làm thế nào khi có vật lạ rơi vào mắt?
Một dị vật nào đó như bụi, cát, muỗi dại trên đường... hay hóa chất trong các sản phẩm thường dùng như dầu gội đầu, sữa tắm... vô tình vào mắt bạn. Hãy bình tĩnh xử lý để tránh làm tổn thương mắt.
Ảnh minh họa
Khi có một vật lạ rơi/bay vào mắt, phản xạ đầu tiên của bạn là nhắm ngay mắt lại, cảm giác khó chịu tăng dần lên, nước mắt sẽ chảy ra và bạn đưa tay lên dụi mắt cho đỡ "kệnh". Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì động tác day ấn hay dụi mắt này sẽ làm tổn thương giác mạc.
Trường hợp 1: Dị vật vào mắt
Nếu một dị vật nào đó như bụi, cát, muỗi dại trên đường... vô tình bay vào mắt, bạn nên nhìn xuống mũi rồi nhắm mắt lại. Nếu bị ở mi dưới thì lật mi dưới ra rồi dùng chéo khăn tay hay mảnh vải sạch tẩm nước lọc, đưa hạt bụi về phía góc mũi để lấy ra. Nếu bị ở mi trên thì lộn mi mắt lên, rồi cũng dùng khăn tay hay vải sạch làm như trên. Sau đó dùng thuốc nhỏ mắt thông thường nhỏ vào. Nếu như có người quen hay ai đó ở gần, hãy nhờ sự giúp đỡ của họ.
Nếu bị bụi bay vào mắt, bạn có thể tự chữa bằng cách úp mặt vào bát nước sạch, chớp mắt nhiều lần cho bụi trong mắt trôi ra.
Nếu không dễ dàng lấy được vật lạ, dị vật găm vào mắt, thấy bất thường về thị lực, mắt bị đau, đỏ, có cảm giác cộm mắt sau khi dị vật đã được lấy ra thì cần băng mắt lại rồi đưa đi bệnh viện.
Trường hợp 2: Hóa chất bắn vào mắt
Nếu bị một trong các hóa chất như dầu gội đầu, chất sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc hay vôi tôi, axit bắn vào mắt, cần bình tĩnh xử trí.
Trước hết, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn hóa chất ra khỏi tay.
Rửa mắt bằng nước sạch, dùng khăn sạch, ấm có nhúng nước phủ ngay lên mắt trong ít nhất 20 phút, sau đó đứng vào vòi nước ấm để tạo ra dòng nước ấm, nhẹ nhàng chảy từ trán xuống bên mắt bị tổn thương hoặc dòng nước chảy qua sống mũi nếu cả hai mắt đều bị tổn thương. Hoặc cúi đầu, nghiêng qua một bên, mở mắt tổn thương dưới vòi nước chảy nhẹ.
Nếu là trẻ nhỏ, có thể đặt nằm trong bồn hoặc chậu tắm, để vòi nước chảy nhẹ nhàng từ trán xuống bên mắt tổn thương của bé hoặc chảy giữa sống mũi nếu cả hai mắt đều bị tổn thương. Thực hiện ít nhất trong 20 phút.
Bạn cần nhớ, không đặt bất cứ thứ gì ngoại trừ nước vào mắt và không nhỏ bất cứ thứ thuốc nhỏ mắt nào khi không có chỉ định của bác sĩ. Sau đó đến cơ sở y tế nơi gần nhất. Do mắt bị tổn thương rất nhạy cảm với ánh sáng nên nếu trời nắng, hãy đeo kính râm chống nắng. Đừng quên mang theo lọ đựng hóa chất đến phòng khám cấp cứu.
Theo Lan Dương
Giadinh.net
6 thói quen không ngờ làm nam giới trở nên yếu hơn Nam giới thường ăn cay, nóng nhiều chính thói quen này vô hình chung làm giãn nở mạch máu, giảm sức đề kháng của tuyến tiền liệt. Cạo râu khô sẽ dễ gây trầy xước, kích ứng da, phát ban hay nổi mụn quanh vùng cạo. Cạo râu khô Nhiều người có thói quen cạo râu khô vì nó tiện lợi. Tuy nhiên,...