Sơ chế đúng cách để đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn gia đình
Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, thực phẩm trước khi chế biến góp phần quan trọng cho đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn gia đình.
Lựa chọn và sơ chế đúng giúp đảm bảo ATTP – TƯ LIỆU CỤC ATTP
Kiểm soát hóa chất bảo vệ thực vật trong rau, quả
Thực tế vừa qua nhiều người tiêu dùng phản ánh về một số củ, quả được tiêu thụ trên thị trường được bày bán với nhiều màu sắc hấp dẫn, khi mua về có thể bảo quản trong một thời gian dài mà vẫn không bị thối hỏng. Có rất nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật khi tẩm ướt để bảo quản các loại quả sẽ làm cho quả tươi ngon nhiều ngày mà không bị vi khuẩn và nấm tấn công gây hại. Ví dụ như hóa chất sorbitol khi dùng để bảo quản trái cây có thể kéo dài thời gian bảo quản tới 3-4 tuần (so với không dùng thuốc)… Ngoài ra, một số loại phân bón lá nếu dùng để ngâm ủ giá đỗ sẽ tạo ra mầm giá trắng, to mập hơn bình thường và không có rễ.
Một số thuốc trừ cỏ như 2,4 D hiện nay đã bị cấm do chứa hàm lượng độc tố cao và lâu phân hủy, khi phun lên trái cây (xoài, cam quýt, chuối, hồng xiêm…) sẽ làm cho vỏ quả có màu sắc sáng bóng và hấp dẫn, kích thước quả lớn hơn bình thường. Các loại hóa chất như ethephone, thioure… có tác dụng kích thích làm cây nhanh ra hoa và quả nhanh chín nhưng khi ăn các loại quả này sẽ gây ngộ độc.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác có độ độc cao đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn có nguy cơ người kinh doanh dùng trong bảo quản rau quả, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người về trước mắt cũng như lâu dài. Tại một số chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố, khi phân tích các mẫu rau, từng phát hiện kết quả tồn dư các loại hóa chất bảo vệ thực vật rất cao so với quy định. Do đó, các mô hình rau an toàn đã được nhân rộng tại nhiều địa phương; nhiều nơi đã có test nhanh kiểm tra tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.
Nếu dùng các chất tăng trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại cá có chứa hàm lượng kháng sinh cao để phòng ngừa dịch bệnh không đúng cũng là yếu tố không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), đặc biệt là sủ dụng kháng sinh, chất tăng trọng (nhằm tăng lượng thịt nạc và giảm lượng mỡ). Thời gian qua, ngành y tế và nông nghiệp phát triển nông thôn đã có phối hợp để kiểm soát chặt chẽ các chất tăng trọng, kiểm soát việc sủ dụng sai mục đích.
Các chuyên gia về ATTP lưu ý, người tiêu dùng khi thấy lá rau non hơn bình thường, hoặc lá có màu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, thì đây là những loại rau có nguy cơ mà người trồng đã bón nhiều phân đạm hoặc phân bón lá và phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh nhưng không đảm bảo thời gian cách ly. Đối với những loại rau này, trong thành phần có chứa nhiều đạm nitorat (NO3) và các hóa chất bảo vệ thực vật có thể không tốt tới sức khỏe con người. Do đó, nên mua rau tại những nơi có nhãn mác, nhà cung cấp, ngày thu hái.
Rau khi mua về nên rửa sạch dưới vòi nước chảy. Động tác đon giả này khá hiệu quả cho việc rửa trôi các hóa chất bảo vệ tồn dư (nếu có).
Trái cây có hóa chất thường có mùi hắc, khó chịu do khi phun thuốc xong, người ta chưa để thời gian cách ly đủ mà đã đem ra thị trường. Vì vậy khi mua về nên rửa kỹ, không nên ăn ngay mà nên chờ vài ngày để hóa chất nếu có sẽ bị phân hủy. Ngoài ra, khi mua để vào túi ni lông và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc. Để an toàn và hạn chế bớt nguy cơ rau củ ngâm hóa chất, nguyên liệu mua về nên rửa dưới vòi nước xả mạnh nhiều lần.
Các chuyên gia lưu ý, khi dùng các chất tăng trọng để nuôi lợn thì thịt lợn có màu đỏ như thịt bò, hấp dẫn người tiêu dùng hơn so với các loại thịt khác. Theo khuyến cáo của các chuyên gia về ATTP, khi chọn mua thịt lợn không nên chọn thịt lợn có màu đỏ sẫm khác thường cũng như tỷ lệ thịt nạc là chủ yếu mà hầu như không có thịt mỡ.
Theo thanhnien
Công khai danh tính công ty có thực phẩm "bẩn", vi phạm an toàn thực phẩm
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đánh giá, việc công khai danh tính các công ty kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm mang tính răn đe nghiêm khắc, giúp các công ty luôn phải cố gắng chuẩn chỉnh để không mất đi niềm tin từ người tiêu dùng. Việc quảng cáo TPCN quá mức, quá công dụng cũng được cảnh báo, công khai để người dân nắm được, lựa chọn sản phẩm phù hợp.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong cho biết, những năm vừa qua, Cục An toàn thực phẩm luôn cập nhật công khai, minh bạch các vi phạm về an toàn thực phẩm lên trang website của cục, lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không tích trữ quá nhiều thực phẩm trong dịp Tết, lựa chọn mua thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, bảo quản đúng cách.
"Điều này mang tính cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật. Đồng thời giúp người tiêu dùng không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn", ông Phong nói.
Đặc biệt, từ nay đến Tết Nguyên đán, lượng thực phẩm được lưu thông rất lớn, Cục An toàn thực phẩm sẽ tổ chức các đoàn thanh kiểm tra trong cả nước; các địa phương cũng tổ chức các đoàn thanh kiểm tra, thực hiện từ ngày 1/01/2019 đến hết 25/3/2019 để đảm bảo an toàn thực phẩm.
TS Phong cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi hàng trăm giấy phép, xử phạt gần hơn 6 tỷ đồng hàng trăm doanh nghiệp vi phạm các quy định về An toàn thực phẩm. Tất cả cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm bị xử phạt, Cục An toàn thực phẩm đều công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm tăng tính răng đe và để người tiêu dùng biết, không sử dụng các sản phẩm vi phạm.
Ông Phong cũng khuyến cáo, dịp Tết Nguyên đán Kỷ hợi và Lễ hội Xuân 2019 đang đến gần, thời gian nghỉ Tết thường kéo dài, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước, nhiều lễ hội kéo dài với hàng triệu lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, nước giải khát, các loại hạt có dầu...Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt. Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
Vì thế, để đảm bảo an toàn thực phẩm, ngoài việc các đoàn tăng cường thanh kiểm tra, người tiêu dùng cũng cần thông thái. lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, bảo quản đúng cách, không tích trữ quá nhiều thực phẩm... để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tú Anh
Theo Dân trí
Vụ nhập viện sau ăn bánh mì: nhiều trẻ bị sốc, tim mạch Ít nhất 11 bệnh nhi diễn tiến nặng phải chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong vụ nhập viện sau khi ăn bánh mì ở quận Tân Phú. Một số bệnh nhi bị sốc, tim mạch đang được bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực. Sáng 29/10, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đã thực hiện công...