Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng trên khắp châu Á

Theo dõi VGT trên

Do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết mưa thất thường, số ca nhiễm sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh trên khắp các khu vực tại châu Á bao gồm Đông Á, Đông Nam Á tới Nam Á.

Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng trên khắp châu Á - Hình 1

Sốt xuất huyết lây lan chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti. Ảnh: AP

Là một căn bệnh có thể gây t.ử v.ong với các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt đột ngột và nhức đầu, sốt xuất huyết từng được cho là chỉ lưu hành chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều khu vực trên khắp châu Á, trong đó bao gồm Nhật Bản, cũng bắt đầu xuất hiện các ca nhiễm.

Theo Nikkei Asia trích dẫn số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm căn bệnh này trên toàn thế giới được ghi nhận ở ngưỡng 4,2 triệu trong năm 2022, gấp 8 lần so với năm 2000.

Trong năm 2023, số ca nhiễm sốt xuất huyết được báo cáo tăng khoảng 200% ở Thái Lan và Campuchia, với khu vực đảo Đài Loan cũng đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng.

Cụ thể, tại khu vực Đông Nam Á, số liệu từ tháng 1 đến đầu tháng 11/2023 cho thấy Thái Lan ghi nhận 127.000 ca nhiễm, gấp 3,4 lần con số của năm trước. Số ca nhiễm ở Malaysia trong năm nay cũng tăng gấp đôi lên khoảng 100.000 ca.

Bộ Y tế Việt Nam hồi tháng 10 cũng đã ra khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi. Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra cảnh báo về việc loại bỏ các vũng nước tồn đọng nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, đặc biệt là khi Lễ hội Loy Krathong của Thái Lan sắp diễn ra vào cuối tháng 11.

Ở các khu vực khác trên khắp châu Á, sốt xuất huyết cũng đang gây ra các đợt bùng dịch. Tại đảo Đài Loan, Cơ quan Y tế ghi nhận 21.900 ca nhiễm sốt xuất huyết trong năm 2023 tính tới 6/11, tăng vọt so với con số 20 ca trong năm 2022. Con số này đ.ánh dấu đợt bùng dịch lớn thứ 2 trong 10 năm qua, với đợt bùng dịch lớn nhất diễn ra vào năm 2015 khi hơn 40.000 ca nhiễm được ghi nhận.

Tuy đỉnh dịch đã qua, Trưởng cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan Hsueh Jui-yuan ngày 6/11 cho biết “số ca lây nhiễm không giảm nhanh như mong đợi”.

Tại Bangladesh, UNICEF cho biết nước này ghi nhận tổng cộng 206.288 ca nhiễm trong 9 tháng đầu năm 2023, với con số t.ử v.ong kỷ lục 1.006 người và cao gấp 4 lần so với con số của năm 2022. T.rẻ e.m từ 15 t.uổi trở xuống chiếm 18% tổng số ca nhiễm và 11% số ca t.ử v.ong.

Thông thường, các ca nhiễm sốt xuất huyết tại Bangladesh gia tăng trong mùa mưa từ tháng 7 tới tháng 9. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trong năm 2023 từ cuối tháng 4 do thời tiết ấm áp bất thường và lượng mưa lớn tạo môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sản.

Video đang HOT

Tính tới hiện tại, một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia hay các quốc gia Liên minh châu Âu đã phê duyệt vaccine sốt xuất huyết do Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản phát triển. Tuy nhiên, phần lớn thế giới vẫn chưa có khả năng tiếp cận loại vaccine này và phòng muỗi đốt vẫn đang là phương pháp phòng bệnh chính được khuyến cáo.

Vì sao nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết 2-3 lần?

Hiện nhiều trẻ tại TP.HCM mắc sốt xuất huyết đến lần 2-3, tuy nhiên nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng trẻ chỉ bị sốt xuất huyết 1 lần dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh như: COVID-19, cảm cúm thông thường.

Vì sao nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết 2-3 lần? - Hình 1

Bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN

Theo các bác sĩ, trung bình một người có thể mắc sốt xuất huyết đến bốn lần trong đời. Khi bị sốt xuất huyết lần 2, đa số trẻ sẽ bị nặng hơn lần đầu.

Cha mẹ đừng chủ quan

Bác sĩ Nguyễn Đình Qui - phó khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết thời gian gần đây, bệnh viện hay tiếp nhận nhiều bệnh nhi nhỏ t.uổi bị tái nhiễm sốt xuất huyết đến lần 2.

Nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết lần 1 sẽ không có khả năng nhiễm sốt xuất huyết lần 2, lần 3.

Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng sốt xuất huyết từ 2-3 lần. Thực tế, tại bệnh viện ghi nhận phần lớn những bệnh nhi bị sốt xuất huyết lần 2 sẽ bị nặng hơn so với lần 1, có thể là do phản ứng miễn dịch của cơ thể khiến trẻ bị nặng hơn.

Lý giải về việc tái nhiễm này, bác sĩ Qui cho biết mắc sốt xuất huyết là do vi rút Dengue gây ra gồm bốn chủng lưu hành là D1, D2, D3 và D4.

Trong đó, chủng D1 và D2 đang hiện hành khá phổ biến, do đó người mắc chủng D1 vẫn có thể mắc chủng D2, khả năng tái nhiễm lần 3 (D3) và lần 4 (D4) rất hiếm vì hai chủng này ít xuất hiện.

Ví dụ năm ngoái nhiễm chủng D1 thì năm sau có thể nhiễm chủng D2. Tương tự, đối với người lớn cũng có khả năng mắc sốt xuất huyết 2-3 lần.

"Biểu hiện của hai lần nhiễm sốt xuất huyết cũng không có gì khác nhau, khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao trên hai ngày, kèm theo đau đầu, mệt mỏi, đau hốc mắt, đau cơ, các chấm sốt xuất huyết trên da... Phụ huynh cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám", bác sĩ Qui thông tin.

Mắc tối đa 4 lần, nguy hiểm ở lần 2

Bác sĩ Qui cho biết thêm về phác đồ điều trị cho trẻ nhiễm sốt xuất huyết lần 2 tương tự lần 1, tuy nhiên phụ huynh phải lưu ý theo dõi và quan sát trẻ hơn so với lần đầu, nếu có dấu hiệu phải theo dõi sát hơn.

Hiện nếu thấy trẻ sốt được hai ngày, phụ huynh nên test COVID-19 tại nhà, nếu âm tính nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám có phải sốt xuất huyết không, nếu dương tính sốt xuất huyết phải theo dõi tái khám, quan sát sát hơn so với các bệnh khác.

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc - nguyên trưởng khoa nhi, Bệnh viện Đa khoa T.iền Giang - cho biết tối đa một người có thể nhiễm sốt xuất huyết bốn lần trong đời.

Mỗi lần sẽ mắc một chủng khác nhau, tuy nhiên điều nguy hiểm nhất sốt xuất huyết là khi mắc lần 2 sẽ tạo ra một loại miễn dịch tăng cường khiến người bệnh nặng hơn. Chúng dễ gây ra biến chứng nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng...

"Khi thấy trẻ có năm biểu hiện như: lừ đừ, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết, tay chân lạnh phải theo dõi chặt, đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kể cả mắc lần 1, 2, 3 và 4. Sau khi nhiễm sốt xuất huyết lần 2 phụ huynh vẫn phải chú ý dinh dưỡng cho trẻ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả... để tăng sức đề kháng", bác sĩ Úc nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Úc, hiện nay rất nhiều trẻ bị sốt xuất huyết bị nhập viện muộn vì lý do nhiều phụ huynh chỉ nghĩ là trẻ bị ho, viêm họng nên cho điều trị tại nhà hoặc có các triệu chứng không nhận ra rất nguy hiểm.

Khẩn trương tìm thuốc trị sốc sốt xuất huyết

Hôm 9-9, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi đến các cơ sở nhập khẩu thuốc về việc cung ứng dịch truyền dextran để điều trị sốc sốt xuất huyết.

Theo Bộ Y tế, các dịch truyền chứa dextran 40 hoặc dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam (hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho nước ta).

Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc có chứa dextran 40 hoặc dextran 70 để trị sốc sốt xuất huyết.

Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục Quản lý dược.

Bên cạnh đó cung ứng thuốc đầy đủ theo dự trù của các sở y tế, bệnh viện, viện có giường trực thuộc bộ khi nhập khẩu được thuốc.

Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 190.000 ca mắc sốt xuất huyết, 72 người t.ử v.ong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 4 lần, số t.ử v.ong tăng 53 trường hợp.

Tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đang có chiều hướng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng.

Tại miền Nam, các bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết chuyển nặng sau thời gian tự điều trị ở nhà. Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, thậm chí có trường hợp phải can thiệp ECMO mới qua nguy kịch.

3 lưu ý quan trọng khi bị sốt xuất huyết

Bác sĩ Đình Qui cho biết dưới đây là ba nguyên tắc quan trọng, phụ huynh phải chú ý khi trẻ bị sốt xuất huyết.

1. Hiện nay trong phác đồ điều trị cho trẻ bị nhiễm sốt xuất huyết của Bộ Y tế chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc hạ sốt là paracetamol. Phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hạ sốt khác nhau: ibuprofen, aspirin...

Ngoài sử dụng thuốc hạ sốt, phụ huynh phải lưu ý lau mát cho trẻ, uống nhiều nước.

2. Thường phụ huynh khi thấy trẻ sốt kèm theo lạnh thường lấy chăn, mền để ủ ấm cho trẻ, tuy nhiên thao tác này không đúng sẽ ủ nhiệt càng làm trẻ sốt cao khiến trẻ bị co giật. Nên mặc áo thoáng mát, có thể để nhiệt độ phòng 27-28OC.

3. Khi thấy trẻ hết sốt ngày 3 trở đi cho rằng trẻ hết bệnh, thực tế đây là khoảng thời gian dễ trở nặng, do vậy phụ huynh phải theo dõi sát. Nếu trẻ có biểu hiện lừ đừ cần được nhập viện ngay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cẩn thận: 4 loại thuốc có thể khiến tình trạng suy tim nghiêm trọng hơn
19:34:26 21/06/2024
Đau lưng trong bao lâu cảnh báo ung thư giai đoạn cuối?
18:52:39 22/06/2024
Virus gây ra căn bệnh ung thư số 1 tại Việt Nam
12:50:03 21/06/2024
Người giúp việc đoán bệnh nhanh hơn bác sĩ học y 17 năm
11:08:42 21/06/2024
Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng
22:20:28 21/06/2024
Nước 'bí mật' giúp loại bỏ thuốc trừ sâu trên rau quả
22:04:17 21/06/2024
Đi cấp cứu trong đau đớn vì thói quen nhiều người Việt thường làm
10:56:49 22/06/2024
10 lợi ích sức khỏe của việc ăn bơ
10:54:00 21/06/2024

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
08:26:47 23/06/2024
Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH
08:39:05 23/06/2024
Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?
08:46:45 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024
Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới
08:56:00 23/06/2024

Tin mới nhất

B.é t.rai 7 t.uổi sụt cân, rối loạn tiêu hóa vì nuốt phải trứng sán dây chuột

10:47:07 23/06/2024
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi mắc bệnh sán dây nhỏ Hymenolepiasis (hay còn gọi sán dây chuột).

5 thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo

09:58:58 23/06/2024
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ, khiến dạ dày dễ bị loét và c.hảy m.áu.

9 câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm amidan

09:55:01 23/06/2024
Viêm amidan không lây nhiễm nhưng các sinh vật truyền nhiễm gây ra bệnh vẫn có thể truyền sang người khác cho đến khi bạn không còn bệnh nữa.

Thuốc và phương pháp điều trị viêm não Nhật Bản

20:10:07 22/06/2024
Bệnh viêm não Nhật Bản không có thuốc điều trị đặc hiệu, mà hậu quả để lại rất nặng nề. Do đó biện pháp phòng bệnh luôn được đặt lên hàng đầu trong cộng đồng.

Người làm báo cần phòng ngừa hội chứng ống cổ tay

19:43:51 22/06/2024
Hội chứng ống cổ tay là một bệnh nghề nghiệp thường gặp ở những người lao động nghề nghiệp mang tính chuyên biệt cao và chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục.

Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh ở tai mũi họng

18:44:32 22/06/2024
Tai mũi họng là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, do đây là các bộ phận nhạy cảm với tác động từ môi trường và khả năng đề kháng của trẻ chưa cao.

3 loại quả dễ 'ngậm' thuốc sâu, cái số 3 nhiều người vẫn ăn hàng ngày

18:40:28 22/06/2024
Hoa quả là một phần quan trọng của chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số có thể mang dư lượng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

6 việc nên hạn chế khi thời tiết nắng nóng

18:34:28 22/06/2024
Bởi lẽ cồn là một chất lợi tiểu đã được chứng minh, có nghĩa là nó làm tăng sản xuất nước tiểu và do đó khiến cơ thể cạn kiệt nước, điều này đặc biệt đúng với bia, thứ làm cơ thể mất nước.

Mẹo bù nước nhanh chóng trong những ngày nắng nóng

18:21:59 22/06/2024
Nếu bạn cảm thấy khô rát hoặc mệt mỏi sau khi tập luyện hoặc bất cứ lúc nào trong sinh hoạt bình thường hàng ngày đặc biệt vào những ngày nắng nóng, rất có thể bạn đang bị mất nước.

5 loại rau bán đầy chợ hỗ trợ chống ung thư cực tốt

18:10:30 22/06/2024
Bắp cải đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết và trực tràng. Giới chuyên gia khuyến nghị bắp cải nên được nấu chín tối thiểu hoặc ăn sống hoàn toàn để thu được đầy đủ lợi ích từ đặc tính chống ung thư của n...

Ai không nên uống trà lá sen để giảm cân?

18:08:30 22/06/2024
Ngoài liều lượng thích hợp, cần chú ý tìm nguồn cung cấp lá sen từ những nguồn uy tín để đảm bảo độ tinh khiết và an toàn cho sản phẩm, đồng thời tuân theo các hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn sản phẩm.

9 loại thực phẩm giúp sĩ tử tăng khả năng ghi nhớ

17:48:12 22/06/2024
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng tin rằng hải sản có thể giúp cải thiện khả năng nhận thức ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên. Nghiên cứu cũng cho thấy ăn cá tăng cường trí tuệ và sức khỏe não bộ nhờ hàm lượng acid béo omega-3 cao.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết cung Sư Tử nam 'cảm nắng' ai đó

Trắc nghiệm

10:53:54 23/06/2024
Đừng nhìn bề ngoài đàn ông Sư Tử rất mạnh mẽ, thực ra họ cũng có mặt trẻ con và dịu dàng, nhạy cảm. Sư Tử nổi tiếng là cung hoàng đạo ái kỷ với tình yêu bản thân vô cùng lớn

Thi đấu thăng hoa, De Bruyne được tôn vinh

Sao thể thao

10:53:50 23/06/2024
Tỏa sáng rực rỡ ở trận thắng Romania tại lượt thứ hai bảng E EURO 2024, Kevin De Bruyne đã cân bằng thành tích ghi bàn + kiến tạo cho đội tuyển Bỉ của Lukaku và Eden Hazard, qua đó được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất.

Hằng Du Mục réo tên 2 con riêng của chồng hậu bị "tương tác", thái độ ra sao?

Netizen

10:50:09 23/06/2024
Nữ tiktoker Hằng Du Mục mới đây đã có những chia sẻ liên quan đến 2 con trai riêng của chồng người Trung Tô Bằng, là Nhất Dương và Dịch Dương. Thái độ của cô gây chú ý, khi câu chuyện cô bị tương tác tơi bời vừa mới xảy ra.

Gu thời trang quyến rũ, tôn vóc dáng vạn người mê của Hằng Du Mục

Phong cách sao

10:39:12 23/06/2024
Thời gian gần đây, chuyện gia đình của Hằng Du Mục và ông xã Tôn Bằng (người Trung Quốc) bỗng viral trên MXH. Mới đây nhất, trên sóng livestream, hot TikToker đã để lộ những dấu hiệu bất ổn.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới làm... người mẫu thời trang

Thời trang

10:38:43 23/06/2024
Các nhà lãnh đạo thế giới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) từ nhiều năm nay duy trì truyền thống chụp ảnh chung trong những bộ trang phục thiết kế riêng cho hội nghị.

Những lần Yugi tưởng thua, nhưng tác giả "bắt phải thắng" đầy vô lý trong Yu-Gi-Oh!

Mọt game

10:37:58 23/06/2024
Yugi Muto, nhân vật chính ban đầu củaYu-Gi-Oh!vốn được mệnh danh là Vua Trò Chơi. Nhưng điều này đôi khi không đồng nghĩa với việc anh chàng bất khả chiến bại trong mọi bộ môn mà mình thi đấu.

Live show ngốn hàng chục tỷ đồng nên dễ khiến ca sĩ Việt lỗ nặng

Nhạc việt

10:34:45 23/06/2024
Tổ chức live show đòi hỏi số t.iền đầu tư rất lớn, do đó nếu không có nhà tài trợ, các nghệ sĩ dễ rơi vào tình trạng thua lỗ. Tuy nhiên, cũng có những nghệ sĩ cháy vé, thắng lớn.

Subeo diện sơ mi trắng khoe visual "đỉnh chóp", khung hình phát sáng bên Kim Lý gây sốt

Sao việt

10:17:47 23/06/2024
Tối 22/6, Hồ Ngọc Hà đã xả kho loạt ảnh trong tiệc sinh nhật của Subeo. Nữ hoàng giải trí và Kim Lý đã dành thời gian tổ chức một bữa tiệc giản dị mà ấm cúng cho nhóc tỳ.

Xuất hiện sao nam cục súc, bất hợp tác nhất Anh Trai Say Hi: Chương trình phải cắt hết vị trí chỉ vì 1 người!

Tv show

10:10:40 23/06/2024
Phản ứng của sao nam này trong tập 2 chương trình Anh Trai Say Hi đã nhận về những sự bàn tán, đ.ánh giá từ netizen.

2 điều cần cẩn trọng trước khi mua chung cư nếu bạn không muốn rơi vào cảnh bỏ t.iền tỷ mua nhà mà cuối cùng trở thành "đi thuê dài hạn"

Sáng tạo

09:58:46 23/06/2024
Giá nhà quá đắt, chấp nhận ở thuê cả đời còn hơn buộc mình trong những khoản nợ là suy nghĩ phổ biến của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng cách tư duy này lại không quá phổ biến ở Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là số hiếm.

Mỹ, Ai Cập nỗ lực ngăn chặn 'thảm họa' Israel - Liban

Thế giới

09:42:54 23/06/2024
Các quan chức Israel nói với Mỹ rằng họ có đủ nguồn lực để tiến hành một cuộc tấn công chống lại Hezbollah nếu cần thiết, đặc biệt nếu chiến dịch ở Rafah kết thúc.