Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng trên khắp châu Á
Do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết mưa thất thường, số ca nhiễm sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh trên khắp các khu vực tại châu Á bao gồm Đông Á, Đông Nam Á tới Nam Á.
Sốt xuất huyết lây lan chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti. Ảnh: AP
Là một căn bệnh có thể gây tử vong với các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt đột ngột và nhức đầu, sốt xuất huyết từng được cho là chỉ lưu hành chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều khu vực trên khắp châu Á, trong đó bao gồm Nhật Bản, cũng bắt đầu xuất hiện các ca nhiễm.
Theo Nikkei Asia trích dẫn số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca nhiễm căn bệnh này trên toàn thế giới được ghi nhận ở ngưỡng 4,2 triệu trong năm 2022, gấp 8 lần so với năm 2000.
Trong năm 2023, số ca nhiễm sốt xuất huyết được báo cáo tăng khoảng 200% ở Thái Lan và Campuchia, với khu vực đảo Đài Loan cũng đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng.
Cụ thể, tại khu vực Đông Nam Á, số liệu từ tháng 1 đến đầu tháng 11/2023 cho thấy Thái Lan ghi nhận 127.000 ca nhiễm, gấp 3,4 lần con số của năm trước. Số ca nhiễm ở Malaysia trong năm nay cũng tăng gấp đôi lên khoảng 100.000 ca.
Bộ Y tế Việt Nam hồi tháng 10 cũng đã ra khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi. Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra cảnh báo về việc loại bỏ các vũng nước tồn đọng nhằm ngăn chặn muỗi sinh sản, đặc biệt là khi Lễ hội Loy Krathong của Thái Lan sắp diễn ra vào cuối tháng 11.
Ở các khu vực khác trên khắp châu Á, sốt xuất huyết cũng đang gây ra các đợt bùng dịch. Tại đảo Đài Loan, Cơ quan Y tế ghi nhận 21.900 ca nhiễm sốt xuất huyết trong năm 2023 tính tới 6/11, tăng vọt so với con số 20 ca trong năm 2022. Con số này đánh dấu đợt bùng dịch lớn thứ 2 trong 10 năm qua, với đợt bùng dịch lớn nhất diễn ra vào năm 2015 khi hơn 40.000 ca nhiễm được ghi nhận.
Tuy đỉnh dịch đã qua, Trưởng cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan Hsueh Jui-yuan ngày 6/11 cho biết “số ca lây nhiễm không giảm nhanh như mong đợi”.
Tại Bangladesh, UNICEF cho biết nước này ghi nhận tổng cộng 206.288 ca nhiễm trong 9 tháng đầu năm 2023, với con số tử vong kỷ lục 1.006 người và cao gấp 4 lần so với con số của năm 2022. Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống chiếm 18% tổng số ca nhiễm và 11% số ca tử vong.
Thông thường, các ca nhiễm sốt xuất huyết tại Bangladesh gia tăng trong mùa mưa từ tháng 7 tới tháng 9. Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trong năm 2023 từ cuối tháng 4 do thời tiết ấm áp bất thường và lượng mưa lớn tạo môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sản.
Tính tới hiện tại, một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia hay các quốc gia Liên minh châu Âu đã phê duyệt vaccine sốt xuất huyết do Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản phát triển. Tuy nhiên, phần lớn thế giới vẫn chưa có khả năng tiếp cận loại vaccine này và phòng muỗi đốt vẫn đang là phương pháp phòng bệnh chính được khuyến cáo.
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết bùng phát tại thời điểm giao mùa
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi mang mầm bệnh, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti. Bốn chủng virus gây sốt xuất huyết là DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4.
Hầu hết người bệnh không có triệu chứng. Tuy nhiên, có một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như sốt cao, đau mỏi người, phát ban, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử mắc sốt xuất huyết.
- Đô thị hóa, mật độ dân số, nguồn nước,...
- Kiến thức của người dân trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Địa lý, sự biến đổi khí hậu.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là do nhiễm virus sốt xuất huyết (DENV), thuộc một trong bốn chủng: DENV-1, DENV-2, DENV-3 hoặc DENV-4.
Virus này lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes aegypti. Khi muỗi cái đốt người trong giai đoạn sốt hoặc nhiễm virus (khi virus có trong máu), virus sốt xuất huyết có thể xâm nhập vào tế bào dạ dày và tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó, virus sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 8 - 12 ngày trong cơ thể muỗi. Khi muỗi nhiễm bệnh đốt người khác, nó có thể truyền virus vào máu người bị cắn, khiến triệu chứng sốt xuất huyết phát triển trong vòng 3 - 15 ngày.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Trong lần nhiễm virus sốt xuất huyết đầu tiên (DENV), hơn 90% trường hợp không có triệu chứng hoặc gặp các triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường. Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện 4-10 ngày sau khi người bệnh bị muỗi nhiễm bệnh đốt.
Với bệnh nhân nhiễm virus lần thứ 2 với chủng khác, các triệu chứng có thể nặng hơn. Có ba giai đoạn của triệu chứng sốt xuất huyết:
- Giai đoạn sốt: Ở giai đoạn này, người bệnh thường xuất hiện tình trạng sốt đột ngột, sốt cap 39-40 độ C, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày kèm theo triệu chứng đau đầu, đau cơ, buồn nôn, đau khớp, xuất hiện đốm xuất huyết trên da,...
- Giai đoạn 2 (Giai đoạn nguy kịch): Thường xảy ra 3-7 ngày sau giai đoạn sốt. Giai đoạn này cần theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện tình trạng sốc, xuất huyết. Các triệu chứng của giai đoạn này bao gồm: Chảy máu bất thường, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, đổ mồ hôi, khó thở, mạch nhanh,...
- Giai đoạn phục hồi: cơ thể dần hồi phục, các triệu chứng dần được cải thiện.
Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết
Chẩn đoán
- Khai thác bệnh sử.
- Xét nghiệm Garo.
- Xét nghiệm công thức máu.
- Xét nghiệm di truyền phân tử.
Điều trị
Không có phương pháp điều trị cụ thể, chủ yếu là điều trị triệu chứng cho người bệnh sớm phục hồi sức khỏe. Việc phát hiện sớm và có kế hoạch chăm sóc đầy đủ góp phần đáng kể trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết nặng.
- Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau Acetaminophen. Không nên sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (như Ibuprofen, Aspirin) vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh.
- Bù nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Lau người bằng nước ấm giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng.
- Theo dõi triệu chứng, không nên tự ý điều trị tại nhà, cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể..
- Truyền máu: Trong trường hợp xuất huyết nội tạng, bác sĩ có thể chỉ định truyền máu cho bệnh nhân khi cần thiết.
Hiện nay, vắc xin Dengvaxia đã được phê duyệt và cấp phép sử dụng ở một số quốc gia. Tuy nhiên, chỉ những bệnh nhân có tiền sử mắc sốt xuất huyết trước đó thì mới được vắc xin bảo vệ.
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Muỗi truyền sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày do đó để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, mỗi cá nhân cần biết cách bảo vệ bản thân tránh bị muỗi đốt thông qua việc:
- Mặc quần áo dài tay để hạn chế nguy cơ bị muỗi đốt.
- Ngủ màn.
- Sử dụng thuốc đuổi muỗi.
- Diệt bọ gậy tại khu vực đang sinh sống, thường xuyên thay nước trong bình cắm hoa, thả cá vào bể chứa nước, vệ sinh các dụng cụ chứa nước, thu gom rác thải đúng nơi quy định,...
- Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần thông báo cho Trạm Y tế. Tiến hành chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không tự ý điều trị.
- Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi mình đang sinh sống để đảm bảo phòng chống dịch.
Vì sao nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết 2-3 lần? Hiện nhiều trẻ tại TP.HCM mắc sốt xuất huyết đến lần 2-3, tuy nhiên nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng trẻ chỉ bị sốt xuất huyết 1 lần dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh như: COVID-19, cảm cúm thông thường. Bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN Theo các bác...