Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới gần chạm mốc 110 triệu
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 16/2 (theo giờ Hà Nội), thế giới đã ghi nhận 109.763.386 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 2.420.724 ca tử vong.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Budapest, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Gần 1/4 số ca nhiễm được ghi nhận tại Mỹ (28.317703 ca), nơi chiếm 1/5 số ca tử vong của thế giới (498.203 ca). Ấn Độ ghi nhận nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới (10.925.710 ca) nhưng Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (239.895 ca).
Xét theo khu vực, Bắc Mỹ và châu Âu có nhiều ca nhiễm nhất, lần lượt là 32.437.569 ca và 32.379.133 ca. Châu Á đứng thứ ba với 24.130.435 ca nhiễm và Nam Mỹ đã có 16.978.787 ca.
Dịch đang diễn biến tích cực hơn tại Nga, Philippines và Thái Lan khi số ca mắc mới tại các nước này giảm. Tại Nga (điểm nóng dịch COVID-19 của châu Âu), số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 13.233 ca, mức thấp nhất kể từ ngày 10/10/2020. Tương tự, Philippines (một trong hai điểm nóng nhất khu vực Đông Nam Á) đã có tín hiệu tích cực khi số ca mắc mới duy trì đà giảm. Tại Thái Lan, số ca mắc mới trong ngày cũng đã giảm xuống dưới 100, chỉ thêm 72 ca mắc.
Tuy nhiên, Indonesia vẫn ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới. Tình hình trên khiến Campuchia phải tăng cường kiểm soát biên giới nhằm chặn đứng tất cả các hoạt động qua lại biên giới bất hợp pháp và đảm bảo mọi trường hợp nhập cảnh từ Thái Lan phải tuân thủ quy định về cách ly phòng dịch COVID-19. Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc kéo dài thời gian cách ly bắt buộc đối với những người trở về từ châu Phi nhằm ngăn chặn biến thể lây lan nhanh của virus gây bệnh COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi.
Liên quan đến vaccine, ngày 16/2, công ty PT Bio Farma Indoensia (Persero) thông báo đã bắt đầu xử lý 11 triệu liều vaccine dạng nguyên liệu thô do công ty Sinovac Trung Quốc cung cấp. Sau ngày 20/3 tới, 9 triệu liều vaccine sẽ sẵn sàng được phân phối và tiêm cho công chức trong lĩnh vực dịch vụ công theo lịch trình của chính phủ.
Trong khi đó, Chính phủ Malaysia đã đảm bảo có được 66,7 triệu liều vaccine, đủ để tiêm chủng cho 109,65% dân số. Nước này sẽ sử dụng 6 loại vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức), AstraZeneca/Oxford (Anh/Thụy Điển), Sputnik V (Nga), Sinovac và CanSinoBIO (Trung Quốc).
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Một quan chức cấp cao Bộ Y tế Nam Phi ngày 16/2 cho biết nước này có kế hoạch chia sẻ 1 triệu liều vaccine của AstraZeneca/Oxford với các nước châu Phi khác thông qua Liên minh châu Phi (AU). Hồi đầu tháng này, Nam Phi đã ngừng tiêm vaccine AstraZeneca được nhận từ Viện Serum của Ấn Độ cho các nhân viên y tế trong nước, sau khi dữ liệu cho thấy vaccine chỉ có hiệu quả tối thiểu đối với các trường hợp và nhẹ và trung bình mắc biến thể của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận ở nước này.
Theo ông Anban Pillay, Nam Phi dự định bắt đầu tiêm phòng cho các nhân viên y tế bằng vaccine của hãng Johnson & Johnson’s ngay từ tuần này, còn lô vaccine AstraZeneca sẽ được phân bổ cho các nước khác tại châu Phi thông qua AU.
Kazakhstan sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới tự sản xuất vaccine Sputnik V của Nga sau khi công ty dược Karaganda Pharmaceutical Complex (KPC) được chính phủ cấp phép sản xuất. Người phát ngôn Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), cơ quan tài trợ phát triển loại vaccine tiêm hai liều này, cho biết Brazil, Ấn Độ và Hàn Quốc dự kiến sẽ sản xuất tương tự.
Người dân Đông Nam Á đón Tết âm lịch thích nghi với tình hình dịch COVID-19
Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ đoàn viên đặc biệt đối với người dân nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhưng dịch COVID-19 đã phần nào tác động đến ngày lễ này.
Trang trí Tết âm lịch tại một địa điểm ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters
Người dân tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã chia sẻ diễn biến mới trong kế hoạch đón năm Tân Sửu của họ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc).
Singapore
Các biện pháp giãn cách xã hội được tăng cường tại Singapore từ 26/1 với hạn chế mỗi gia đình chỉ đón 8 khách tới thăm mỗi ngày. Chính phủ khuyến khích người dân Singapore chỉ đến tối đa 2 nhà khác/ngày trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Nhiều người dân Singapore đã có biện pháp thích ứng với yêu cầu mới qua việc chia các thành viên trong gia đình thành nhóm 8 người để đến thăm trong những ngày khác nhau.
Việt Nam
Nguyen Anh Van đã 4 năm không ăn Tết cùng gia đình tại Quảng Ninh. Năm nay cô dự kiến tiếp tục ăn Tết xa nhà. Cô gái 26 tuổi hiện là biên tập viên một tạp chí tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, bất kể khi nào có thời gian rảnh rỗi, Van sẽ cập nhật tình hình người thân trong gia đình bởi dịch COVID-19 vẫn có diễn biến phức tạp.
Vân chia sẻ cô háo hức được xem "Táo quân" và hồi tưởng lại kỷ niệm trước đây vào mỗi dịp cuối năm đều cùng bà theo dõi chương trình này.
Thái Lan
Cứ đến Tết Nguyên Đán, đảo Phuket của Thái Lan lại nêm chặt khách du lịch, chủ yếu là người Trung Quốc. Hòn đảo này là điểm đến đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán với người Thái Lan và du khách nước ngoài bởi cộng đồng gốc Hoa Peranakan ở đây thường tổ chức mừng dịp lễ đầu năm âm lịch này.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Thái Lan gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, Phuket đón 14,5 triệu du khách, đến năm 2020 chỉ có 4 triệu du khách đến hòn đảo này.
Để quảng bá du lịch dịp Tết âm lịch, chính quyền Phuket trong tháng 1đã bãi bỏ quy định cách ly bắt buộc 2 tuần đối với du khách từ các tỉnh thành khác của Thái Lan. Tuy nhiên, yêu cầu không tổ chức các lễ kỷ niệm trong khoảng thời gian từ 19-21/2 khiến việc mừng Tết âm lịch sẽ bị giảm quy mô.
Malaysia
Gần đây Malaysia đã nới lỏng một số hạn chế trong dịp Tết Nguyên Đán, tạo điều kiện để người dân dự tiệc mừng năm mới với tối đa 15 người. Tuy nhiên, khách mời phải ở trong phạm vi 10 km quanh nhà người tổ chức.
Indonesia
Với số ca mắc COVID-19 đã vượt quá 1 triệu trường hợp, chính phủ Indonesia quyết định kéo dài hạn chế di chuyển tránh lây lan dịch cho đến 22/2. Theo quy định mới nhất, những cơ sở kinh doanh bán lẻ có thể mở cửa đến 9 giờ tối.
Bà Marina Basuki (62 tuổi) hiện sống tại Jakarta chia sẻ rằng vào ngày đầu năm mới bà dự định dậy sớm và đến chùa để cầu nguyện bởi có quy định hạn chế số lượng người đến những địa điểm này. Bà nói: "Tôi sẽ cầu nguyện và quay trở về nhà. Năm nay, ngày đầu năm mới sẽ như mọi ngày khác".
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 107,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 10/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 107.510.735 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.353.744 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là trên 79,4 triệu người và vẫn còn trên 102.598 ca bệnh nặng và nguy kịch. Nhân viên y tế chuyển...