COVID-19 tại ASEAN hết 25/1: Toàn khối trên 42.300 ca tử vong; Lào ghi nhận nhiều ca mới
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 25/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 15.241 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 42.300 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Petaling Jaya , Malaysia , ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 5 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Malaysia .
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận thêm 9.994 ca COVID-19 và 297 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 999.256 ca và 28.132 ca.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 50 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây.
Ngược lại, Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 3.048 ca bệnh mới, 11 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 20/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Myanmar trong 24 giờ qua số ca mắc COVID-19 tiếp tục đà giảm, đồng thời ghi nhận thêm 7 ca tử vong. Như vậy, hết ngày 25/1, Myanmar có tổng cộng 137.957 người nhiễm virus SARS -Cov-2, trong đó có 3.069 người không qua khỏi.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 25/1 cũng phát sinh 2 ca tử vong vì đại dịch.
Cụ thể, virus SARS -CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 42.324 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 367 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.914.390 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.623.932 trường hợp.
Đáng chú ý, Lào sau nhiều ngày “bình yên” trong ngày 25/1 cũng ghi nhận 3 ca COVID-19.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ có Timor Leste, Brunei và Campuchia là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 20/1.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 25/1:
Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi Indonesia 999,256 9,994 28,132 297 809,488 Philippines 514,996 1,581 10,292 50 475,422 Malaysia 186,849 3,048 689 11 145,084 Myanmar 137,957 383 3,069 7 122,116 Singapore 59,352 44 29 59,066 Thái Lan 13,687 187 75 2 10,662 Việt Nam 1,549 1 35 1,425 Campuchia 458 409 Brunei 175 3 169 Timor-Leste 67 50 Lào 44 3 41
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 11/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Thái Lan ngày 25/1 công bố chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 vào tháng 2 tới, theo đó nước này sẽ phân phối 50.000 liều vaccine của AstraZeneca cho những nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao.
Trả lời báo giới, ông Sopon Mekton, quan chức y tế cấp cao của Thái Lan cho biết lực lượng nhân viên y tế tại tỉnh Samut Sakhon – tâm dịch bùng phát mới nhất ở nước này – sẽ được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên, tiếp sau là người cao tuổi và người có bệnh nền.
Tuần trước, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Thái Lan đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của AstraZeneca, song chưa phê duyệt vacine của hãng dược phẩm Sinovac Biotech (Trung Quốc).
Theo Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul, nước này đã đặt mua hơn 200.000 liều vaccine của AstraZeneca và 2 triệu liều vaccine của Sinovac Biotech. Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận 13.687 ca mắc COVID-19, trong đó có 75 ca tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trên xe buýt tại Bangkok, Thái Lan, ngày 5/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo cuộc khảo sát mới nhất của Đại học Bangkok, một bộ phận người dân Thái Lan chưa hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả của các loại vaccine ngừa COVID-19. Cuộc khảo sát được tiến hành từ ngày 18-20/1 đối với 1.186 người trên toàn quốc bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại.
Theo kết quả khảo sát, 51,3% người được hỏi cho biết họ tin tưởng rằng bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào cũng sẽ có hiệu quả, trong khi 15,9% cho biết ít tin tưởng vào vaccine hoặc không hy vọng gì về nó.
Ngoài ra, 39,6% bày tỏ lo lắng về tác dụng phụ của vaccine, trong khi 17% nói rằng họ lo lắng về hiệu quả và 7,8% khẳng định lo ngại về việc vaccine được nhập lậu mà không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan chấp thuận.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur , Malaysia, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Indonesia, nước này ghi nhận tỷ lệ dương tính với virus SARS -CoV-2 tăng lên mức cao chưa từng thấy là 33,24% số người được xét nghiệm, vượt mốc cũ 32,82% ghi nhận vào ngày 17/1 vừa qua.
Tỷ lệ xét nghiệm dương tính trong ngày cao gấp 6 lần mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tính đến ngày 24/1, Indonesia đã ghi nhận 989.262 ca bệnh COVID-19, trong đó 798.810 người đã bình phục và 27.835 ca tử vong.
Thuốc kháng viêm giá rẻ đem hy vọng cho cuộc chiến chống COVID-19
Kết quả một cuộc thử nghiệm lâm sàng tại Canada cho thấy một loại thuốc kháng viêm có giá thành thấp, tên là colchicine, có thể giảm đáng kể nguy cơ biến chứng và tử vong do bệnh COVID-19, đem lại hy vọng lớn cho những người mắc căn bệnh này.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Petaling Jaya, Malaysia, ngày 18/1. Ảnh: THX/TTXVN
Người đứng đầu Viện Tim Montreal (ICM), trưởng nhóm nghiên cứu dự án Colcorona, ông Jean-Claude Tardif đã công bố kết quả nghiên cứu sơ bộ này ngày 24/1.
Nghiên cứu được tiến hành đối với 4.488 bệnh nhân trên khắp thế giới kể từ tháng 3/2020. Kết quả cho thấy trong điều trị ngoại trú, thuốc có thể giảm 20% số người nhập viện hoặc tử vong do COVID-19 so với những người dùng giả dược. Khi điều trị cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, thuốc giúp giảm 25% số ca nhập viện, 50% số ca phải dùng máy thở và 44% số ca tử vong.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lý do bệnh nhân có các biến chứng do COVID-19 là các tế bào bạch cầu trong cơ thể có phản ứng viêm quá mức khi phản ứng với virus, được gọi là 'bão cytokine'. Ông Jean-Claude Tardif cho biết: "Bằng trực giác của mình, chúng tôi cho là có thể ngăn ngừa các biến chứng bằng cách sử dụng một loại thuốc như colchicine để giảm phản ứng viêm quá mức".
Colchicine là một loại thuốc chống viêm mạnh đã được biết đến từ cách đây 150 năm. Thuốc được chiết xuất từ một loại cây có tên là Colchicum autumnale và được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh gút, viêm khớp, viêm màng ngoài tim và một số bệnh khác.
Thuốc được bán rộng rãi tại các hiệu thuốc bởi độ an toàn và giá thành thấp trong khi điều trị nhiều bệnh. Ông Jean cho biết kết quả nghiên cứu này mang lại "hy vọng quan trọng" cho bệnh nhân, hệ thống chăm sóc sức khỏe và chính phủ. Đây là một trong những giải pháp góp phần giảm số người nhập viện cũng như giảm tải cho hệ thống y tế.
Theo ông Jean, phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ không chỉ hữu ích ở các nước thuộc nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu của thế giới như Pháp, Canada, Mỹ, mà cả ở những quốc gia đang phát triển, những nước kém phát triển, châu Phi, châu Á sẽ nhanh chóng được hưởng lợi nhờ loại thuốc kháng viêm có giá thành thấp này.
Ông Jean cho biết kết quả đầy đủ về thử nghiệm sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất. Sau đó, các cơ quan quản lý, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA), Bộ Y tế Canada, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) có thể sẽ xem xét dữ liệu nghiên cứu trên.
Vì sao Anh phê duyệt vaccine Pfizer sớm? Anh phê duyệt vaccine Covid-19 sớm nhất nhờ quá trình xét duyệt đã bắt đầu từ tháng 6, bằng bộ máy gọn nhẹ và tương tác hiệu quả. Ngày 2/12, Anh trở thành nước phê duyệt vaccine Covid-19 của Pfizer sớm nhất thế giới, sớm hơn cả Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ hay châu Âu. Đây là động thái...