Số ca mắc COVID-19 nguy kịch tại Pháp tiếp tục gia tăng
Số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện ở Pháp tiếp tục gia tăng, lên mức cao nhất trong 12 tuần qua, với 3.435 ca ghi nhận ngày 23/2, cao hơn so với con số công bố một ngày trước đó (3.407 ca).
Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, giới chức các địa phương tại Pháp kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh cấm tập trung đông người nơi công cộng và cân nhắc lệnh phong tỏa một phần vào cuối tuần.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mulhouse, Pháp ngày 16/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Không giống như một số quốc gia láng giềng khác, Pháp hiện chưa áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc mới nhằm kiềm chế sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, nhưng hy vọng lệnh giới nghiêm đang có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2020 có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh. Pháp đã chấm dứt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 2, kéo dài từ ngày 30/10 đến ngày 15/12 năm ngoái, và chuyển sang áp dụng lệnh giới nghiêm toàn quốc kể từ đó. Một trong những điều kiện để chuyển từ lệnh phong tỏa sang lệnh giới nghiêm là khi số ca bệnh trong tình trạng nguy kịch duy trì ở mức 2.500 đến 3.000 trường hợp.
Tuy nhiên, số trường hợp phải điều trị tích cực tại Pháp hiện đã vượt quá 3.400 ca. Cũng trong ngày 23/2, Pháp thông báo có thêm 20.064 ca nhiễm mới, tăng so với số ca ghi nhận cách đó một tuần (với 19.590 ca). Số ca mắc mới theo ngày trung bình trong một tuần tính đến ngày 23/2 ở mức 20.109 ca/ngày, cao nhất kể từ ngày 5/2 vừa qua. Hiện tổng số ca bệnh tại Pháp tăng lên 3,63 triệu người, đứng thứ 6 thế giới, và 85.044 ca tử vong do COVID-19, đứng thứ 7 thế giới.
Lo ngại trước tình hình dịch bệnh hiện nay, chính quyền thành phố cảng Dunkirk, miền Bắc nước Pháp, kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh cấm tất cả hoạt động tập trung đông người nơi công cộng đến ngày 15/3 tới, đồng thời cho rằng đó là “cơ hội” cuối cùng để ngăn chặn số ca nhiễm mới tăng vọt. Thị trưởng thành phố Dunkirk, ông Patrice Vergriete không ủng hộ biện pháp phong tỏa một phần vào cuối tuần như đề xuất của thành phố Nice, nhưng cho biết cũng không phản đối nếu chính phủ áp đặt quy định này.
Video đang HOT
* Trong khi đó, tại CH Séc, cựu Tổng thống Vaclav Klaus đã mắc bệnh COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát tại Séc, ông Klaus, 79 tuổi, đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng mà không đeo khẩu trang theo quy định bắt buộc. Tháng 1 vừa qua, ông đã phải nộp phạt 10.000 crown (470 USD) vì vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh.
Theo số liệu thống kê của hãng tin AFP, tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 tính theo đầu người của Séc hiện đang ở mức cao nhất thế giới và đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong, sau quốc gia láng giềng Slovakia. Đến nay, Séc ghi nhận tổng cộng 1.168.491 ca nhiễm, trong đó 19.537 ca tử vong do COVID-19.
* Tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế Israel cho biết nước này ngày 23/2 có thêm 4.329 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 758.810 ca. Trong 24 giờ qua, Israel cũng ghi nhận thêm 38 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 5.631 người.
Hiện số người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Israel đã vượt quá 4,5 triệu người, tương đương 48,4% dân số, kể từ khi nước này triển khai chiến dịch tiêm chủng vào ngày 20/12/2020.
Cùng ngày, Đại học Hebrew của Jerusalem (HUJI) cho biết nhóm nghiên cứu của trường đã giải mã được cấu trúc và chức năng của 3 protein của virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19. Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được cơ chế hoạt động của loại virus gây chết người trên và có thể giúp bào chế ra các loại thuốc cũng như biện pháp mới nhằm chống lại virus SARS-COV-2.
Các nước châu Âu ghi nhận thêm những ca nhiễm và tử vong mới
Bất chấp các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, các nước châu Âu vẫn ghi nhận thêm các ca nhiễm và tử vong mới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lille, Pháp, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 7/1, Bộ Y tế Séc cho biết nước này ghi nhận thêm 17.668 ca nhiễm mới bệnh COVID-19, số ca mắc mới trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này. Trong 24 giờ qua, Séc cũng có thêm 185 ca tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca tử vong trên cả nước lên 12.621 người.
CH Séc với 10,7 triệu dân là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu Âu.
Tại Đức, Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) ngày 7/1 cho biết tổng số ca mắc bệnh COVID-19 đã tăng lên 1.835.038 ca sau khi ghi nhận thêm 6.391 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đức cũng có thêm 1. 070 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 37.607 ca.
Nga cũng thông báo có thêm 23.541 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 3.332.142 ca. Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận 506 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 60.457 người.
Tại Anh, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock ngày 7/1 cho biết nước này đang chuẩn bị ứng phó trong trường hợp số ca mắc mới bệnh COVID-19 gia tăng tại London, đồng thời cho biết bệnh viện dã chiến gọi là "Nightingale" sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng để giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Gần đây, Anh đã thông báo phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 khiến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phải áp đặt hạn chế đi lại đối với Anh nhằm ngăn chặn biến thể này lây lan. Hiện nhiều khu vực trên thế giới đã xuất hiện biến thể này.
Trước tình trạng đáng báo động về sự lây lan của biến thể mới nói trên, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu ngày 7/1 cho biết cần phải hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề này. Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Hans Kluge cho rằng tình hình hiện nay là "thời điểm mấu chốt của đại dịch" khi cả châu Âu đang phải đối mặt với sự gia tăng của các ca nhiễm mới và sự xuất hiện của các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ông nhấn mạnh: "Nếu không tăng cường kiểm soát nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của nó, sẽ có tác động gia tăng đối với các cơ sở y tế vốn đã căng thẳng và áp lực".
Ông Kluge cũng đưa các biện pháp phòng dịch quen thuộc nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, như đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người, duy trì khoảng cách và rửa tay. Theo ông, các biện pháp này cùng với việc kiểm tra, cách ly và tiêm chủng đầy đủ "sẽ hiệu quả nếu tất cả chúng ta cùng tham gia".
Liên quan đến biến thể của virus SARS-CoV-2 phát hiện tại Anh, cơ quan y tế bang Queensland của Australia ngày 7/1 xác nhận một phụ nữ làm việc tại khách sạn được sử dụng làm nơi cách ly người nhập cảnh ở thành phố Brisbane đã có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể này. Đây là ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở ngoài cơ sở cách ly tại Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, giới chức y tế bang Queensland cho biết người phụ nữ đã làm việc một ca duy nhất tại khách sạn trên vào ngày 2/1 và đi xét nghiệm vào ngày 6/1 sau khi xuất hiện các triệu chứng. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm trong ngày 7/1, giới chức y tế bang Queensland đã khẩn trương tiến hành công tác truy vết và phong tỏa một số nhà dưỡng lão ở thành phố Brisbane.
Đến nay, Australia đã phát hiện 2 ca nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 và đều là người nhập cảnh đang được cách ly.
WHO nhấn mạnh các đối tượng được ưu tiên tiêm phòng COVID-19 Ngày 5/1, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết nhân viên y tế và những người gặp vấn đề về sức khỏe phải là những người đầu tiên được tiêm chủng vaccine ngừa bệnh COVID-19. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lille, Pháp, ngày 28/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu...