Số bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện ở Pháp tiếp tục gia tăng, lên mức cao nhất trong 12 tuần qua, với 3.435 ca ghi nhận ngày 23/2, cao hơn so với con số công bố một ngày trước đó (3.407 ca).
Trước bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, giới chức các địa phương tại Pháp kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh cấm tập trung đông người nơi công cộng và cân nhắc lệnh phong tỏa một phần vào cuối tuần.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mulhouse, Pháp ngày 16/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Không giống như một số quốc gia láng giềng khác, Pháp hiện chưa áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc mới nhằm kiềm chế sự lây lan các biến thể mới của virus SARS -CoV-2, nhưng hy vọng lệnh giới nghiêm đang có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2020 có thể giúp ngăn chặn dịch bệnh. Pháp đã chấm dứt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ 2, kéo dài từ ngày 30/10 đến ngày 15/12 năm ngoái, và chuyển sang áp dụng lệnh giới nghiêm toàn quốc kể từ đó. Một trong những điều kiện để chuyển từ lệnh phong tỏa sang lệnh giới nghiêm là khi số ca bệnh trong tình trạng nguy kịch duy trì ở mức 2.500 đến 3.000 trường hợp.
Tuy nhiên, số trường hợp phải điều trị tích cực tại Pháp hiện đã vượt quá 3.400 ca. Cũng trong ngày 23/2, Pháp thông báo có thêm 20.064 ca nhiễm mới, tăng so với số ca ghi nhận cách đó một tuần (với 19.590 ca). Số ca mắc mới theo ngày trung bình trong một tuần tính đến ngày 23/2 ở mức 20.109 ca/ngày, cao nhất kể từ ngày 5/2 vừa qua. Hiện tổng số ca bệnh tại Pháp tăng lên 3,63 triệu người, đứng thứ 6 thế giới , và 85.044 ca tử vong do COVID-19, đứng thứ 7 thế giới .
Lo ngại trước tình hình dịch bệnh hiện nay, chính quyền thành phố cảng Dunkirk, miền Bắc nước Pháp, kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh cấm tất cả hoạt động tập trung đông người nơi công cộng đến ngày 15/3 tới, đồng thời cho rằng đó là “cơ hội” cuối cùng để ngăn chặn số ca nhiễm mới tăng vọt. Thị trưởng thành phố Dunkirk, ông Patrice Vergriete không ủng hộ biện pháp phong tỏa một phần vào cuối tuần như đề xuất của thành phố Nice, nhưng cho biết cũng không phản đối nếu chính phủ áp đặt quy định này.
* Trong khi đó, tại CH Séc, cựu Tổng thống Vaclav Klaus đã mắc bệnh COVID-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát tại Séc, ông Klaus, 79 tuổi, đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng mà không đeo khẩu trang theo quy định bắt buộc. Tháng 1 vừa qua, ông đã phải nộp phạt 10.000 crown (470 USD) vì vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh.
Theo số liệu thống kê của hãng tin AFP, tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 tính theo đầu người của Séc hiện đang ở mức cao nhất thế giới và đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong, sau quốc gia láng giềng Slovakia. Đến nay, Séc ghi nhận tổng cộng 1.168.491 ca nhiễm, trong đó 19.537 ca tử vong do COVID-19.
* Tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế Israel cho biết nước này ngày 23/2 có thêm 4.329 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 758.810 ca. Trong 24 giờ qua, Israel cũng ghi nhận thêm 38 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 5.631 người.
Hiện số người được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Israel đã vượt quá 4,5 triệu người, tương đương 48,4% dân số, kể từ khi nước này triển khai chiến dịch tiêm chủng vào ngày 20/12/2020.
Cùng ngày, Đại học Hebrew của Jerusalem (HUJI) cho biết nhóm nghiên cứu của trường đã giải mã được cấu trúc và chức năng của 3 protein của virus SARS -COV-2 gây bệnh COVID-19. Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được cơ chế hoạt động của loại virus gây chết người trên và có thể giúp bào chế ra các loại thuốc cũng như biện pháp mới nhằm chống lại virus SARS -COV-2.
Hãng dược phẩm GSK và Sanofi thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa COVID-19
Ngày 22/2, hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Anh và Sanofi của Pháp thông báo đã bắt đầu cuộc thử nghiệm lâm sàng mới đối với một ứng cử viên vaccine phòng COVID-19 và đặt mục tiêu tiến tới giai đoạn thử nghiệm cuối cùng vào quý II/2021.
Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất vaccine tại công ty dược phẩm Sanofi ở Val-de-Reuil, Pháp ngày 10/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hai hãng dược phẩm trên, cuộc thử nghiệm mới sẽ được tiến hành trên 720 người trưởng thành khỏe mạnh ở Mỹ, Honduras và Panama nhằm đánh giá độ an toàn, cũng như phản ứng miễn dịch của vaccine. Những người tham gia thử nghiệm vaccine sẽ được tiêm 2 mũi vaccine, với mỗi mũi cách nhau 21 ngày.
Nếu kết quả thử nghiệm thành công, GSK và Sanofi hy vọng vaccine này sẽ được phê chuẩn sử dụng trong quý IV/2021 so với mục tiêu đề ra ban đầu là trong 6 tháng đầu năm nay.
Ứng cử viên vaccine của hai hãng này có sử dụng sử dụng công nghệ sản xuất dựa trên protein tái tổ hợp giống như vaccine phòng cúm mùa của hãng Sanofi, kết hợp với tá dược do GSK bào chế.
Trước đó, tháng 12/2020, GSK và Sanofi thông báo vaccine phòng COVID-19 do hai hãng phối hợp phát triển, chưa sẵn sàng được tung ra thị trường cho tới cuối năm 2021 thay vì giữa năm như dự kiến ban đầu. Nguyên nhân là do kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine tạo miễn dịch thấp ở người cao tuổi.
* Kết quả nghiên cứu sơ bộ công bố ngày 22/2 cho thấy chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của vùng Scotland (Anh) dường như làm giảm đáng kể nguy cơ nhập viện, cho thấy các vaccine của hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp với đối tác BioNTech (Đức) và vaccine của hãng AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) hợp tác sản xuất, đã ngăn chặn hiệu quả các ca bệnh nghiêm trọng.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca/Oxford. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo nghiên cứu được thực hiện đối với toàn bộ 5,4 triệu dân Scotland , 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên, nguy cơ nhập viện đã giảm tới 85% đối với những người được tiêm vaccine của Pfizer và tới 94% đối với vaccine của AstraZeneca.
Giáo sư Aziz Sheikh của Viện Usher thuộc Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu, nêu rõ: "Các kết quả này rất đáng khích lệ và là lý do khiến chúng ta lạc quan về tương lai".
Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ ngày 8/12/2020 đến ngày 15/2/2021. Trong giai đoạn này, 1,14 triệu liều vaccine đã được sử dụng và 21% dân số Scotland được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Dịch COVID-19 'tình cờ' giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở tại Pháp Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã khiến các tòa nhà văn phòng và các khu thương mại trở nên trống rỗng, trong khi làm việc tại nhà được cho là sẽ trở thành tiêu chuẩn sau đại dịch, đã thúc đẩy ý tưởng chuyển đổi mục đích sử dụng các tòa nhà này thành căn hộ nhằm giúp giải quyết...
Tin mới nhất
Nợ công Eurozone tăng mạnh do tác động của đại dịch COVID-19
06:45:19 23/04/2021
Năm 2020, mức nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng mạnh do các chính phủ chủ yếu dựa vào các khoản vay giá trị lớn để triển khai các gói hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19.
COVID-19 tại ASEAN hết 22/4: Toàn khối có gần 20.000 ca mắc mới; Dịch bệnh tại Lào phức tạp
00:26:14 23/04/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 22/4, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận gần 20.000 ca mắc COVID-19 và 290 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.247.223 ca, trong đó 65.408 người tử vong.
WHO và EU phối hợp đánh giá vaccine Sputnik V vào tháng 5
00:23:37 23/04/2021
Các chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ phối hợp với Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bắt đầu vòng đánh giá tiếp theo đối với vaccine Sputnik V của Nga vào ngày 10/5 tới.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới ngày 22/4
23:59:25 22/04/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 144.706.735 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.075.823 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 122....
Đức mở rộng chương trình trình tiêm chủng vaccine
23:57:32 22/04/2021
Đức dự kiến sẽ mở rộng chương trình tiêm chủng vaccine phòng bệnh COVID-19 cho tất cả người người trưởng thành chậm nhất vào tháng 6 tới.
AU hối thúc các nước thành viên sớm sử dụng vaccine được viện trợ
23:55:41 22/04/2021
Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) thuộc Liên minh châu Phi (AU) ngày 22/4 đã kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng sử dụng vaccine ngừa COVID-19 đã được viện trợ, không để số vaccine này hết hạn giống như đang xảy ra tạ...
Na Uy cho Thụy Điển và Iceland vay vaccine AstraZeneca
23:53:17 22/04/2021
Bộ Y tế Na Uy ngày 22/4 thông báo sẽ cho Thụy Điển và Iceland vay 216.000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất trong kho của nước này.
Chủ tịch IOC ủng hộ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo
23:51:44 22/04/2021
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach ngày 22/4 bày tỏ ủng hộ kế hoạch của Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp mới tại thủ đô Tokyo, đồng thời khẳng định quyết định này không ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic sắp đ...
Syria nhận lô vaccine đầu từ chương trình COVAX
23:50:03 22/04/2021
Ngày 22/4, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết Chính phủ Syria đã nhận được lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên từ chương trình COVAX - do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng, với gần 200.000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất.
Khủng hoảng COVID-19 trầm trọng, người dân Ấn Độ tuyệt vọng lên mạng cầu cứu
23:47:57 22/04/2021
Những lời kêu cứu khẩn cấp, tuyệt vọng trên mạng xã hội cho thấy quy mô khủng khiếp của đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ - quốc gia ghi nhận trên 300.000 ca mắc mới mỗi ngày trong thời gian gần đây.
Campuchia triển khai 'chợ di động' phục vụ người dân bị phong tỏa
23:45:57 22/04/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chính quyền thủ đô của Campuchia đã cho phép Công ty Virak Buntham chuyển đổi đội xe buýt đang phải ngừng hoạt động của họ thành những “chợ di động” để cung cấp lương thực, thực phẩm với giá hợp lý ...
Mẫu tàu ngầm 'nhà nghèo' mất tích trong lòng biển Indonesia
23:40:55 22/04/2021
Tàu ngầm KRI Langgala là biến thể thuộc lớp Type 209 do Đức sản xuất, từng là khí tài đắt khách nhất của phương Tây do ưu thế giá rẻ.
Nga nói đạt mục tiêu diễn tập gần Ukraine
23:36:44 22/04/2021
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết mục tiêu cuộc diễn tập gần Ukraine đã đạt được và các binh sĩ sẽ trở về căn cứ từ ngày 23/4.
Gặp thống tướng Myanmar, ASEAN ném đá dò đường
23:33:00 22/04/2021
Các chuyên gia không kỳ vọng thay đổi lớn khi ASEAN họp với lãnh đạo quân đội Myanmar nhưng xem đây là bước đi cần thiết đầu tiên cho đối thoại.
Biden tăng gấp đôi mục tiêu giảm phát thải của Mỹ
23:28:46 22/04/2021
Biden tăng gấp đôi tham vọng khí hậu của Mỹ trong hội nghị thượng đỉnh khí hậu, cam kết giảm 50-52% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030.
Thủy thủ tàu ngầm Indonesia đủ oxy trong 72 giờ
23:08:18 22/04/2021
Lượng oxy dự trữ trên KRI Nanggala đủ cho thủy thủ đoàn trong 72 giờ sau sự cố nếu thân tàu không bị hư hại, theo hải quân Indonesia.
Hơn 10.000 lính Nga diễn tập gần Ukraine
22:52:15 22/04/2021
40 chiến hạm cùng hơn 10.000 quân nhân Nga tham gia diễn tập trên vùng biển ngoài khơi bán đảo Crimea, giáp Ukraine.
Vờ bắt hộ sâu bọ để sàm sỡ hơn 70 phụ nữ
22:46:33 22/04/2021
Nam công nhân xây dựng nói dối rằng có côn trùng trên người các cô gái và ngỏ ý bắt hộ để sàm sỡ hơn 70 người.
Australia nỗ lực thực hiện cam kết giảm phát thải
22:35:02 22/04/2021
Ngày 22-4, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố, quốc gia này sẽ chi 565,8 triệu đô la Australia (tương đương 436,5 triệu USD) để đồng tài trợ cho các dự án nghiên cứu và thí điểm về công nghệ xanh, trong bối cảnh Canberra nỗ lực...
Australia lý giải hủy thỏa thuận Vành đai và Con đường
22:32:45 22/04/2021
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dutton lo ngại các thỏa thuận trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được dùng nhằm mục đích tuyên truyền.
Căn cứ hải ngoại Trung Quốc có thể tiếp nhận tàu sân bay
22:19:40 22/04/2021
Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Djibouti đã được mở rộng và xây thêm cầu cảng, có khả năng tiếp nhận tàu sân bay của nước này.
EU chuẩn bị kiện AstraZeneca
22:17:05 22/04/2021
Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị một vụ kiện chống lại hãng dược phẩm AstraZeneca nhằm gây áp lực đảm bảo nhận được lô hàng vaccine Covid-19 đã ký cho quý II.
Duterte không dự hội nghị ASEAN về Myanmar
22:15:30 22/04/2021
Tổng thống Philippines Duterte sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo ASEAN cuối tuần này để bàn về khủng hoảng Myanmar, song không công bố lý do.
Dự kiến, ngành hàng không thế giới lỗ ròng sau thuế 47,7 tỉ USD trong năm 2021
22:15:11 22/04/2021
Ngày 22/4, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết các hãng hàng không trên thế giới sẽ phải đối mặt với một năm ảm đạm nữa với mức lỗ nhiều hơn dự báo trước đây.
Tàu ngầm Indonesia có nguy cơ không thể cứu
22:12:33 22/04/2021
Tàu ngầm Nanggala chìm xuống độ sâu khoảng 700 mét, khiến các thiết bị cứu hộ tàu ngầm hiện nay có thể không với tới.
Đồ ăn, thức uống nhập khẩu xuất hiện trở lại tại thủ đô của Triều Tiên
22:12:06 22/04/2021
Sau nhiều tháng gián đoạn thương mại, các sản phẩm nhập khẩu như nước giải khát Coca-Cola và kẹo socola được trông thấy xuất hiện trở lại trên các kệ hàng hóa ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Ấn Độ chìm trong địa ngục Covid-19
22:09:13 22/04/2021
Ấn Độ ghi nhận gần 315.000 ca Covid-19 trong 24 giờ qua, mức cao chưa từng có trên thế giới, khi bệnh viện ở New Delhi lo sợ bệnh nhân có thể chết vì thiếu oxy.
Mỹ cán mốc tiêm 200 triệu liều vaccine Covid-19
21:28:36 22/04/2021
Tổng thống Biden thông báo Mỹ đạt mục tiêu tiêm chủng 200 triệu liều vaccine Covid-19 trước 100 ngày tại nhiệm của ông.
Nga bắt 1.000 người tuần hành ủng hộ Navalny
21:25:23 22/04/2021
An ninh Nga bắt hơn 1.000 người tuần hành trên khắp đất nước, kêu gọi thả lãnh đạo đối lập Navalny do lo ngại sức khỏe của ông.