Số ca Covid-19 trên toàn cầu giảm mạnh
Số ca Covid-19 trên phạm vi toàn thế giới trong tuần trước giảm mạnh, đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm đáng kể trong 2 tháng qua.
Vắc xin là công cụ quan trọng để chống dịch trên thế giới (Ảnh: Reuters).
AP dẫn thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa tin, số ca Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục giảm vào tuần qua, ở mức 3,6 triệu ca, thấp hơn 400.000 so với mốc 4 triệu ghi nhận vào tuần trước đó.
Mức giảm ghi nhận trong tuần trước đánh dấu lần đầu tiên số ca Covid-19 giảm đáng kể trong 2 tháng qua, theo AP . Số ca bệnh giảm ở toàn bộ các khu vực trên thế giới. WHO ghi nhận số ca ở 2 khu vực giảm mạnh tuần trước là Trung Đông (giảm 22%) và Đông Nam Á (16%).
WHO cũng cho hay, thế giới tuần qua ghi nhận dưới 60.000 ca tử vong, giảm 7% so với tuần trước nữa. Đông Nam Á ghi nhận số người thiệt mạng giảm 30%, trong khi khu vực Tây Thái Bình Dương có số ca tử vong tăng 7%.
Số ca bệnh được ghi nhận nhiều nhất ở Mỹ, Ấn Độ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines trong tuần qua. WHO cho biết, biến chủng Delta nguy hiểm hiện đã xuất hiện trên 185 nước, lan tới mọi khu vực trên thế giới. Ngoài ra, WHO cũng công bố danh sách “biến chủng cần quan tâm” bao gồm Lambda và Mu.
Mỹ cấp phép tiêm mũi tăng cường cho người cao tuổi
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 22/9 đã cấp phép tiêm mũi vắc xin Pfizer tăng cường cho người trên 65 tuổi và nhóm người có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Những người trên 18 tuổi hiện vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng cũng sẽ nằm trong diện được cấp phép tiêm mũi nhắc. Những người này phải đảm bảo tiêu chí đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin trước đó ít nhất 6 tháng.
Quyết định này được đưa ra sau gần 6 tuần, FDA phê duyệt tiêm mũi bổ sung vắc-xin Pfizer hoặc Moderna cho những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
WHO: Lợi ích của vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA lớn hơn nguy cơ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết lợi ích của vắc xin ngừa COVID-19 sản xuất theo công nghệ mRNA, hiện dùng là loại Pfizer và Moderna, vượt trội so với nguy cơ viêm cơ tim cực kỳ hiếm gặp sau tiêm vắc xin.
Vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech và Hãng Moderna sản xuất theo công nghệ mRNA - Ảnh: REUTERS
Trong tuyên bố ngày 9-7, theo Hãng tin Reuters, WHO cho biết các báo cáo về 2 triệu chứng hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, thường xảy ra vài ngày sau khi tiêm vắc xin (vaccine), chủ yếu xảy ra ở những nam giới trẻ sau khi tiêm liều thứ hai.
"Các trường hợp cực kỳ hiếm gặp của chứng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đã được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin COVID-19 dùng công nghệ mRNA. Lợi ích của các vắc xin COVID-19 mRNA vượt trội so với nguy cơ vì giúp giảm tỉ lệ nhập viện và tử vong do mắc COVID-19", tuyên bố nêu.
Cho tới nay, có hai loại vắc xin COVID-19 dùng công nghệ mRNA được WHO phê duyệt là của Hãng Pfizer/BioNTech và Moderna.
Theo WHO, thông tin sẵn có cho thấy các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim "nhìn chung là nhẹ" và khỏi bệnh sau điều trị như nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid.
WHO cho biết họ vẫn tiếp tục giám sát các ca viêm cơ tim nói chung để xác định hệ quả về lâu dài.
"Những người đã tiêm vắc xin nên được hướng dẫn đến cơ sở y tế ngay nếu phát triển các triệu chứng liên quan đến viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim như đau ngực dai dẳng, khó thở hoặc tim đập nhanh" - WHO nêu thêm.
Trước đó, cũng trong ngày 9-7, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết họ phát hiện có sự liên quan giữa chứng viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna. Tuy nhiên, EMA cũng nhấn mạnh lợi ích của vắc xin vẫn lớn hơn rủi ro.
Viêm cơ tim là tình trạng lớp cơ dày của thành tim bị viêm, khiến cơ tim bị tổn thương và có thể hoại tử, từ đó ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim.
Màng ngoài tim là màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim là sự "phồng" lên, kích ứng của màng ngoài tim gây đau ngực và những triệu chứng khó chịu khác.
Các trường hợp viêm cơ tim chủ yếu xảy ra trong vòng 14 ngày sau tiêm, sau liều thứ hai ở người trẻ tuổi, là nam giới.
Những kết luận của EMA phù hợp với những phát hiện ngành y tế Mỹ đưa ra vào tháng trước với vắc xin COVID-19 của Pfizer và Moderna.
EMA đã xem xét hơn 300 trường hợp bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở EU, Iceland, Na Uy và Liechtenstein. Đa số các trường hợp xảy ra sau khi tiêm vắc xin của Pfizer, do vắc xin Pfizer được sử dụng rộng rãi ở EU hơn so với vắc xin của Moderna.
Công ty Pfizer cho biết đa số các trường hợp chỉ bị nhẹ, bệnh nhân có xu hướng hồi phục trong một thời gian ngắn sau khi được điều trị và nghỉ ngơi.
EMA cũng đã xem xét các trường hợp viêm tim với vắc xin COVID-19 một liều do Hãng Johnson & Johnson phát triển, và vắc xin hai liều của AstraZeneca, nhưng không tìm thấy sự liên hệ nào.
EMA xác nhận lợi ích của tất cả vắc xin COVID-19 đã được cấp phép vẫn vượt trội so với rủi ro. Ban an toàn của EMA cũng khuyến cáo những người có tiền sử rối loạn máu hiếm, gọi là hội chứng rò rỉ mao mạch (CLS), không tiêm vắc xin một liều của J&J.
Trước đó, cơ quan này đã yêu cầu bổ sung chứng rò rỉ mao mạch vào danh sách các tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca và khuyến cáo những người đã bị tình trạng này không nên tiêm.
Cả vắc xin AstraZeneca và J&J đều sử dụng các phiên bản khác nhau của virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gene để tạo ra phản ứng miễn dịch với virus gây bệnh COVID-19.
Cần tiêm đến 95% dân số để chống chủng Delta
Trong một diễn biến khác, theo Hãng tin AFP, Hội đồng khoa học cố vấn y tế cho Chính phủ Pháp ngày 9-7 cảnh báo có thể phải tiêm chủng cho 95% người dân để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Hội đồng cho biết với số ca bệnh đang tăng, "một làn sóng dịch thứ tư liên quan đến biến thể Delta có thể ập đến nhanh chóng, gia tăng áp lực cho hệ thống y tế bất chấp tỉ lệ tiêm chủng cao".
"Chúng ta không thể kiểm soát được dịch bệnh trừ khi 90-95% người dân được tiêm hoặc bị bệnh" - hội đồng đưa ra nhận định.
Cho tới nay, chỉ khoảng 50% người dân Pháp đã tiêm liều vắc xin đầu tiên và khoảng 40% tiêm đủ hai liều. Chính phủ Pháp muốn 2/3 dân số, khoảng 35 triệu người, được tiêm đủ liều vào cuối tháng 8.
Vì sao Covid-19 bùng phát mạnh ở Đông Nam Á? Nhiều nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 bùng phát trở lại với số ca nhiễm và tử vong liên tục lập kỷ lục. Các nhân viên tại nghĩa trang ở Tây Java, Indonesia nằm nghỉ trên các ngôi mộ sau khi chôn cất nạn nhân Covid-19 (Ảnh: Reuters). Sau khi thoát khỏi giai đoạn tồi tệ nhất...