Số 13 và ngành Giáo dục năm Mậu Tuất!

Theo dõi VGT trên

Theo quan niệm phương tây, số 13 dường như không phải số may mắn, nhưng tôi chọn số 13 để nói về ngành Giáo năm Mậu Tuất.

LTS: Một năm sắp qua đi với rất nhiều niềm vui và nỗi buồn, thầy giáo Sơn Quang Huyến điểm lại những sự kiện nổi bật của ngành Giáo dục trong năm vừa qua.

Tòa soạn trân trọng gửi đến cùng độc giả bài viết.

Theo quan niệm phương tây, số 13 dường như không phải số may mắn, nhưng tôi chọn số 13 để nói về ngành Giáo năm Mậu Tuất.

Số 1: Với 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lí; xếp thứ 3 Olympic Tin học châu Á Thái Bình Dương; Cả 6 học sinh đều đoạt Olympic Toán học quốc tế; Đứng thứ 8 Olympic Vật lí quốc tế; Đoạt 1 Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế; Olympic Sinh học quốc tế có điểm cao nhất; Việt Nam đứng thứ 12 thế giới Olympic Tin học quốc tế.

Thành tích thi của học sinh Việt Nam trên đấu trường quốc tế, đã và sẽ là giấc mơ của các nền giáo dục khác trên thế giới, chúng ta có quyền tự hào về thành công của ngành mình.

Số 2: Có sáu mươi mốt đại biểu Quốc hội, đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trong kì họp quốc hội tháng 6 vừa qua.

Nhiều vấn đề nóng của ngành giáo dục đã được đề cập; nổi bật nhất là nhận định được giáo viên quan tâm, nhà giáo không thể đủ sống bằng lương của mình. Các vấn đề giáo dục sẽ còn là vấn đề nóng của cả xã hội hôm qua và ngày mai.

Số 3: Gian dối của việc chấm thi trung học phổ thông quốc gia bị vạc.h mặ.t. Chấm sai điểm thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 ở Hà Giang và nghi vấn ở một số địa phương khác như: Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình… buộc ngành giáo dục thay đổi thi cử năm 2019.

Kết quả thế nào, hãy đợi đấy! Tuy nhiên chắc chắn sẽ thành công, khi rất nhiều trường đại học đã thay đổi phương thức xét tuyển, điểm thi Trung học phổ thông không còn là lựa chọn duy nhất.

Qua rồi thời kì điểm học bạ là phao cứu sinh trong xét tuyển tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Số 13 và ngành Giáo dục năm Mậu Tuất! - Hình 1

Gian lận trong chấm thi Trung học phổ thông quốc gia 2018 đã trở thành vết đen trong ngành giáo dục. Ảnh: Vietnamnet.vn

Số 4: Bạo lực học đường, bôi đen ngành giáo dục. Có thể nói chưa có năm nào như năm này, cái tát, cái mông, cái quỳ, giẻ lau bảng, lạm thu học trò liên tiếp điểm danh, chỉ tên kẻ thủ ác trên mặt báo nhiều như thế.

Người ta phải thốt lên “giáo viên không biết đọc báo, xem ti vi” tự giáo dục mình! Vụ trước chưa nguôi, vụ sau lại tràn lên báo!

Video đang HOT

Chỉ cần gõ vào Google cụm từ “bạo lực học đường”, có ngay 324 triệu kết quả, trong vòng 0.42 giây! Nguyên nhân bạo lực học đường được xác định do áp lực thành tích lên giáo viên, Bộ trưởng đã hứa, cái gì gây áp lực sẽ bị cắt bỏ!

Nhỏ, học trò ăn đòn của giáo viên; lớn giáo viên ăn đòn của học trò. Phải chăng đang có hiện tượng “báo thù” trong giáo dục “Mày có già, tao có lớn”?

Số 5: Bộ trưởng muốn nghe giáo viên nói! Từ trước, lời lãnh đạo là lời vàng, ý ngọc được cấp dưới nhất nhất tuân theo, giáo viên đâu được nói, nói đâu ai nghe!

Giáo viên cũng muốn học trò nghe theo, mình luôn đúng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, giày xéo ngành giáo. Xã hội muốn phát triển, phải có phản biện, biết phản biện để tìm cái hay cái đẹp.

Thế nhưng ai sẽ được nói, ai nói thì sẽ được nghe; nếu gặp Bộ trưởng tuyển chọn người nói, e rằng Bộ trưởng chẳng nghe nổi, chẳng nghe làm gì!

Vậy nghe ở đâu, nghe ai nói vẫn là bài toán cần giải. Cần có kênh thông tin để Bộ trưởng nghe được lời nói trung thực từ cơ sở giáo dục.

Diễn dự giờ thăm lớp; diễn sáng kiến kinh nghiệm; diễn thi giáo viên giỏi; diễn tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh giỏi; diễn tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông; diễn bồi dưỡng thường xuyên, ghi danh cho có; diễn các loại bằng cấp cho đạt chuẩn…vv. Số 6: Bệnh diễn được chỉ đích danh, nhận diện, một số hình thức “diễn” đã thành kĩ xảo; Bộ trưởng cũng đã biết và nghe.

Nhìn qua, đó là các hoạt động của ngành giáo dục.

Bệnh diễn này chữa được không?

Nói không, nếu chúng ta vẫn giữ nề nếp quản lý cũ, theo lối bao cấp ngày trước, không thay đổi để hòa nhập với thế giới. Chỉ muốn trên tung, dưới hứng, chỉ đạo thiếu kiên quyết, nửa vời, có lợi cho mình thì làm, lợi cho cộng đồng mà không đem lại lợi cho mình thì bỏ qua.

Nói có, nếu thay đổi tư duy quản lý, mở rộng dân chủ, tự quyết cho các trường đại học, các trường tư thục; tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập mở rộng và phát triển.

Các trường phổ thông dạy thật, học thật, thi thật, tổng kết đán.h giá thật; không đăng kí chất lượng đầu năm, năm sau cao hơn năm trước.

Số 7: Sách giáo khoa sử dụng một lần, mãi sau gần mười tám năm, người ta mới phát hiện ra một vấn đề “rất mới”, sử dụng một lần sẽ lãng phí.

Thực ra, mười mấy năm rồi, không ai nói vấn đề này, dù trước đây đời sống kinh tế xã hội còn eo hẹp hơn nhiều, người dân vẫn chấp nhận đầu tư bộ sách cho con đi học.

Sự việc rộ lên là do… mạng xã hội, nhưng nhìn thẳng vào sự thật, chính là xã hội mất niềm tin vào giáo dục.

Sách giáo khoa chương trình mới sẽ được thiết kế sao cho có thể tái sử dụng, tiết kiệm, nhưng đảm bảo tính khoa học và giáo dục.

Số 8: Chương trình thực nghiệm “Công nghệ giáo dục” kéo dài gần bốn mươi năm! Chắc chưa có một chương trình nào thực nghiệm trên thế giới kéo dài như thế?

Gần bốn mươi năm, vẫn chưa có tổng kết, đán.h giá, thế nhưng nó lan rộng ra khắp 49 tỉnh thành, với hơn 800.000 học sinh đang theo học.

Vấn đề được nhớ nhất trong chương trình này, câu nói nổi tiếng của giáo sư Hồ Ngọc Đại, bàn về chương trình mới: “cơ bản là để chia tiề.n”!

Theo kết quả giám sát của Quốc hội, doanh thu từ bán sách giáo khoa khoảng 1.000 tỷ đồng/năm; lợi nhuận hằng năm tăng, năm 2016 là 72 tỷ đồng, năm 2017 là 150,8 tỷ đồng, mâu thuẫn với việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam báo lỗ liên tiếp ba năm gần đây, là vấn đề mà dư luận quan tâm, đề nghị Bộ Giáo dục làm rõ. Số 9: Lợi nhuận xuất bản sách giáo khoa, ai đang hưởng lợi?

Một hình thức kinh doanh độc quyền khép kín, lợi nhuận lớn, chiết khấu cao thế mà vẫn kêu lỗ! Chắc, chẳng ai tin?

Số 10: Chương trình mới sắp tới có một bộ sách, hay nhiều bộ sách giáo khoa? Địa phương có thể có sách giáo khoa riêng không? Một đầu mối soạn sách hay xã hội hóa soạn sách? Vẫn là các câu hỏi, tranh luận đa chiều chưa đi đến hồi kết.

Số 11: Triết lý giáo dục Việt Nam là gì? Một câu hỏi lớn cần trả lời để các mạch nhánh của nó chạy trơn tru, mát máy; thế nhưng chưa ai, chưa cơ quan nào có câu trả lời cả.

Chân lý chỉ có một, không thể có cái kiểu đẽo cày giữa đường được. Sớm hay muộn cũng phải có triết lý giáo dục của Việt Nam.

Số 12: Lâu lắm rồi, bóng đá Việt Nam mới khơi một nguồn cảm hứng cực lớn cho cho người hâm mộ nước nhà. Thành công ấy bắt nguồn từ việc giáo dục, đào tạo con người tử tế.

Bên cạnh những thành công về chuyên môn bóng đá, đây là thế hệ cầu thủ được giáo dục một cách toàn diện cả về “tài” lẫn “đức”, đang giành được sự tin tưởng tuyệt đối từ người hâm mộ.

Vô địch AFF Suzuki Cup 2018, là nhờ các cầu thủ được giáo dục đầy đủ, hiểu được những giá trị to lớn của dân tộc mình, giá trị của bản thân, nghề nghiệp mình đang theo đuổi, có động lực, làm được những điều phi thường hơn, vượt lên chính mình và người khác.

Số 13: Tết về, xuân đến, khi mà trên các báo, viết về thưởng tết, người buồn nhất lại là giáo viên. Có nơi hàng chục triệu, có nơi… hai chục nghìn; vậy vẫn còn hơn, có nơi thưởng tết là lời chúc năm mới!

Rất nhiều nơi, giáo viên mong ước được thưởng tết tháng lương thứ 13 như một số nơi trước đây đã làm; thế nhưng, số 13, con số được coi là không may mắn, nên người ta vẫn né tránh nó, thương cho bạn, cho tôi.

Giaó viên, chúng ta hiểu được những giá trị to lớn của dân tộc mình, giá trị của bản thân, nghề nghiệp mình đang theo đuổi, mình phải có động lực, làm được những điều phi thường hơn, vượt lên chính mình, vẫn dạy thật tốt, dù không có lương tháng 13.

Theo giaoduc.net.vn

Bộ GD&ĐT thừa nhận giáo dục đạo đức lối sống của học sinh còn hạn chế

Thông tin này vừa được đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020", do Bộ GD tổ chức sáng nay (27/12).

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1501, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống (LTCMĐĐLS) cho thanh thiếu niên và nhi dồng của các bộ, ngành và các địa phương, đặc biệt là trong ngành Giáo dục và tồ chức Đoàn Thanh niên đã có chuyển biến nhất định.

Công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên và nhi đồng được gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưỡng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được cụ thể hóa thành nhiều chương trinh, kế hoạch thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương, vùng miền, lứa tuổ.i, cấp học, ngành nghề đào tạo.

Các hoạt động tuyên truyền về giáo dục LTCMĐĐLS được đẩy mạnh, hình thức phong phú, sinh động.

Phong trảo thi đua của Đoàn thanh niên được tổ chức hiệu quả, thu hút được đông đảo thanh thiếu niên, HSSV tham gia, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để thanh niên, HSSV rèn luyện LTCMĐĐLS.

Bộ GD&ĐT thừa nhận giáo dục đạo đức lối sống của học sinh còn hạn chế - Hình 1

Các hoạt động tuyên truyền về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống được đẩy mạnh, hình thức phong phú, sinh động. (Ảnh minh họa)

Năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cán bộ làm công tác Đoàn, Hội, Đội được nâng lên, bước đầu phát huy hiệu quả trong tổ chức thực hiện giáo dục LTCMĐĐLS trong chương trình chính khóa vả các hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận, công tác giáo dục LTCMĐĐLS cho thanh thiếu niên nhi đồng vẫn còn nhiều hạn chế bất cập: Một bộ phận thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh dễ bị lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội;

Một số thanh thiếu niên thiếu động cơ học tập rèn luyện đúng đắn; Bạo lực học đường diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; Sử dụng mạng xã hội chưa đúng mục đích và công tác truyền thông chưa đạt hiệu quả mong muốn...

Giai đoạn 2018-2020, Bộ GD&ĐT cho hay sẽ tăng cường công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, HSSV trên môi trường mạng; xây dựng mạng lưới thông tin chính trị tư tưởng trên môi trường mạng trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý trong trường phổ thông, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV.

Tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện, trải nghiệm tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông và chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng

Trong công tác quy hoạch, Bộ GD-ĐT đề nghị ưu tiên diện tích đất trồng cây xanh công cộng, để thanh thiếu niên tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi và giải trí.

Hạnh Nguyên

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu
21:32:02 30/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành