Snapdragon 855 đạt chứng nhận bảo mật cho các chức năng mã hóa, thanh toán và eSIM: NSX không cần làm chip bảo mật riêng cho smartphone nữa
Các công ty nay có thể loại bỏ chip bảo mật riêng khỏi điện thoại của mình, từ đó đơn giản hóa thiết kế và giảm chi phí sản xuất.
SoC cao cấp nhất hiện nay của Qualcomm, Snapdragon 855, đã đạt chứng nhận Common Criteria EAL-4 , biến nó thành SoC đầu tiên được công nhận là có thể mang đến các tính năng bảo mật ngang ngửa thẻ thông minh. Chứng nhận này sẽ cho phép các nhà sản xuất sử dụng chip Snapdragon 855 làm khu vực lưu trữ bảo mật duy nhất cho các ứng dụng như ID thanh toán, khóa mã hóa, và quản lý eSIM, tức họ không phải dùng đến một con chip bảo mật riêng biệt nữa.
Trước khi có loại chứng chỉ nói trên, các nhà sản xuất điện thoại cần phải tích hợp một con chip bảo mật riêng biệt vào điện thoại. Con chip này sẽ đóng vai trò một khu vực bảo mật để lưu trữ dữ liệu nhạy cảm như ID thanh toán và các khóa mã hóa, đồng thời còn đáp ứng các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt nhất trong Gatekeeper và StrongBox của Google. Tất nhiên, khả năng của chip Snapdragon 855 không giới hạn trong những trường hợp sử dụng như hiện nay. Con chip này nay có thể được sử dụng như một kho chứa bảo mật cho các ứng dụng như thẻ đi lại (dùng trên các phương tiện giao thông công cộng), Trusted Platform Modules (TPM), các loại ví tiền mã hóa, và nhiều thứ khác nữa.
Với chứng nhận Common Criteria EAL-4 , các công ty về mặt lý thuyết chỉ cần duy nhất SoC Snapdragon 855 và không phải tích hợp bất kỳ con chip riêng biệt nào khác để phục vụ cho các mục đích bảo mật. Nhờ đó, họ có thể tiết kiệm chi phí về vật liệu, có thêm không gian trống (dù chỉ là rất rất nhỏ) bên trong điện thoại. Và dù các thiết bị hiện đã bán ra với chip 855 cùng một con chip bảo mật riêng biệt sẽ không được hưởng những ích lợi nói trên (chứng nhận này vẫn áp dụng với chúng), đây sẽ là một tin vui đôi với các thiết bị 855 mới sắp đi vào quá trình sản xuất và cả các điện thoại trong tương lai chạy chip thế hệ tiếp theo trong series Snapdragon 800, vốn cũng sẽ được nhận chứng nhận tương tự.
Theo GenK
Tăng cường bảo mật cho thiết bị chạy Android
Ngày xưa, thời smartphone và tablet chưa phát triển mạnh như bây giờ thì chúng ta chỉ quan tâm đến việc bảo mật thông tin trên những chiếc PC mà thôi.
Video đang HOT
Thời thế bây giờ đã thay đổi nhiều, cho dù là smartphone hay tablet đi chăng nữa cũng có thể chứa được rất nhiều loại dữ liệu quý giá. Chính vì để bảo vệ những dữ liệu đó mà việc tăng cường bảo mật bao giờ cũng là việc nên làm.
Nếu bạn đang sở hữu một thiết bị chạy hệ điều hành Android thì đây là những bước để siết chặt an ninh, đảm bảo an toàn hơn nữa cho tài khoản của bạn.
Bật xác thực 2 lớp trên tài khoản Google của bạn
Một thiết bị Google an toàn sẽ khởi đầu bằng một tài khoản Google có các thiết lập an ninh được tinh chỉnh ở mức tối đa. Bạn càng sử dụng nhiều dịch vụ của Google bao nhiêu thì việc này càng cấp thiết bấy nhiêu.
Nếu bạn chưa làm việc này, hãy truy cập vào mục My Account -> 2-Step Verification rồi đăng nhập bằng tài khoản của mình. Tại đây, Google sẽ đưa ra các thông tin và hướng dẫn cực kì chi tiết để bạn có thể làm theo. Bạn chỉ cần thêm vào đó số điện thoại dùng để xác thực tài khoản là được, cơ bản chỉ có vậy. Sau khi hoàn tất, số điện thoại bạn thêm vào tài khoản sẽ trở thành số điện thoại nhận mã đăng nhập mỗi khi bạn đăng nhập vào thiết bị mới. Đồng thời, nếu bạn không đăng nhập vào đâu mà vẫn có mã gửi về thì chứng tỏ tài khoản đã bị kẻ xấu dòm ngó nên bạn hãy đổi mật khẩu ngay lập tức.
Tạo một màn hình khóa an toàn hơn
Màn hình khóa cũng là một lớp bảo vệ an toàn cho thiết bị của bạn nếu bạn biết cách làm.
Có thể mỗi nhà sản xuất thiết bị sẽ có cách bố trí các thiết lập khác nhau nhưng nhìn chung thì cũng chỉ nằm trong mục Settings -> Security -> Screen Lock. Tại đây, nếu thiết bị của bạn có hỗ trợ mở khóa bằng dấu vân tay thì bạn hãy thêm dấu vân tay của mình vào và nếu cẩn thận hơn thì đặt thêm mật khẩu cho màn hình khóa hoặc vẽ hình để khóa máy.
Bật tính năng Find My Phone
Giống với iPhone và iPad của Apple, các thiết bị Android cũng có tính năng tìm lại điện thoại bị thất lạc mà không nhiều người biết. Thậm chí là nếu không thể lấy lại được thiết bị thì bạn cũng có thể khóa nó lại và xóa hết dữ liệu từ xa.
Find My Phone nằm trong mục Settings -> Google -> Security -> Find My Phone. Hãy truy cập vào đây và Google sẽ hướng dẫn cho bạn cách thiết lập từ đầu tới cuối.
Kiểm tra những tính năng bảo mật mặc định của Google
Kể từ phiên bản Android 8.0 Oreo trở đi thì Google đã phát hành một tính năng với tên gọi là Play Protect. Tính năng này sẽ liên tục quét kho ứng dụng của người dùng trên Google Play cũng như những ứng dụng họ đã cài đặt trong máy để bảo đảm là không có một ứng dụng nào bị nhiễm độc và nếu phát hiện ra thì nó sẽ lập tức xóa luôn ứng dụng đó để đảm bảo an toàn.
Để truy cập vào các thiết lập của Play Protect thì bạn hãy tìm đến Settings -> Google -> Security -> Play Protect.
Mã hóa dữ liệu
Google đã tự động mã hóa dữ liệu của bạn trên thiết bị nên bạn không cần phải thực hiện thao tác này bằng tay.
Nguồn: Make Use Of
iSIM mới là tương lai chứ không phải eSIM Mặc dù không có khác biệt lớn so với eSIM nhưng iSIM đem đến sự bảo mật tốt hơn, là tương lai của Internet of Things eSIM vs iSIM eSIM và iSIM khá giống nhau ở một số khía cạnh. Cả 2 công nghệ mới đều cho phép người dùng chọn lựa nhà mạng, gói dữ liệu và thay đổi số, ...Đặc biệt...