Snapchat cán mốc 500 triệu người dùng
Mạng xã hội nổi tiếng với giới trẻ dùng snartphone này vừa thông báo đã cán mốc 500 triệu người dùng hằng tháng trên toàn cầu.
Cùng với nhiều ứng dụng mạng xã hội hay chia sẻ video khác, Snapchat cũng chứng kiến sự tăng trưởng nóng trong năm 2020, khi nhiều người dùng phải ở trong nhà do đại dịch Covid-19.
Con số trên cao hơn bất kỳ ước tính nào trước đó, cho thấy sự gia tăng mạnh mức độ sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh đại dịch, đồng thời cho thấy nỗ lực chạy đua của Snapchat trước các đối thủ như TikTok và Instagram của Facebook.
Theo đại diện của công ty mẹ Snap, cộng đồng Snapchat bên ngoài Bắc Mỹ và châu Âu đang gia tăng nhanh chóng và chiếm khoảng 40% số lượng người dùng của mạng xã hội này.
Thống kê cho thấy, tại Mỹ, Pháp, Anh, Australia và Hà Lan, Snapchat đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tỷ lệ người dùng lên tới 90% trong độ tuổi 13-24 tuổi và 75% ở độ tuổi 13-34.
Video đang HOT
Snapchat nổi lên nhanh chóng trong thời gian qua. Được phát triển trên 2 hệ điều hành iOS và Android, người dùng có thể gửi tin nhắn, hình ảnh, video, ảnh động, audio…. cho bạn của mình nằm trong danh sách bạn bè. Có một điều thú vị là các tin nhắn được gửi đi sẽ mất đi 10 giây sau khi người nhận đọc được. Trong vòng 24 giờ, toàn bộ thông tin trước đó sẽ biến mất trên tường người sử dụng. Nó mang một thông điệp riêng, giúp mọi người có thể thoải mái trò chuyện với nhau để giải trí mà không quan tâm đến mình đã từng nói gì.
Thứ duy nhất Mark Zuckerberg không thể sao chép
Mark Zuckerberg và Facebook có thể lấy nhiều tính năng của đối thủ cạnh tranh, nhưng khó lòng sao chép cộng đồng và văn hóa của họ.
"Picasso từng nói rằng họa sĩ giỏi thì sao chép, còn họa sĩ vĩ đại thì đánh cắp", Steve Jobs nói trông một cuộc phỏng vấn khi còn sống. Câu nói này thực chất không phải của Picasso, nhưng nó cũng phù hợp với Jobs, người luôn thừa nhận rằng Apple đã ngang nhiên đánh cắp nhiều ý tưởng tuyệt vời.
Nếu châm ngôn này là đúng, Mark Zuckerberg có thể được coi là Michelangelo. Trong suốt nhiều năm qua, ông chủ Facebook đã nổi tiếng với việc lấy tính năng và ý tưởng từ các đối thủ, đôi khi còn "nghiền nát" doanh nghiệp của họ trong quá trình này.
"Các anh có sao chép đối thủ hay không", các nghị sĩ đặt câu hỏi với Zuckerberg trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ hồi tháng 7 năm ngoái. "Chúng tôi đã áp dụng những tính năng mà các bên khác dẫn trước...", ông chủ Facebook nói và bị cắt lời trước khi kịp phản bác bằng cách chỉ ra nhiều doanh nghiệp cũng sao chép Facebook.
Zuckerberg điều trần trước quốc hội Mỹ năm 2018.
Zuckerberg dường như cũng đoán được những chỉ trích tương tự khi công bố tính năng âm thanh mới của Facebook trong cuộc hỏi đáp trên Platformer. Người dùng giờ đây có thể nghe podcast trên Facebook, ghi và phát âm thanh, cũng như bật các buổi chat âm thanh trực tuyến như trên đài phát thanh.
Những tính năng này có vẻ là nỗ lực để ăn theo Clubhouse, ứng dụng chat trên điện thoại đã thu hút sự chú ý của các sao giải trí và giới lãnh đạo ngành công nghệ.
"Tôi nghĩ cứ một thời gian lại có môi trường truyền thông mới xuất hiện và có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực. News Feed ban đầu cũng vậy. Chúng tôi phát triển nó vào năm 2006 và kể từ đó gần như mọi sản phẩm mạng xã hội đều có kênh feed như vậy", ông chủ Facebook nói.
"Nhưng feed không phải một thứ, nó là định dạng lấy hình ảnh và cảm xúc trong bối cảnh vận hành. Feed trên Pinterest và LinkedIn sẽ khác rất nhiều với Facebook. Chúng ta cũng thấy điều đó với Stories và điều tương tự sẽ lặp lại với các buổi phát thanh trực tuyến", Zuckerberg nói thêm.
Stories là tính năng nổi tiếng nhất của Snapchat, bị Facebook sao chép hồi năm 2016 và triển khai cho Instagram cùng Messenger. Cả hai đều nhanh chóng vượt xa Snapchat về độ phổ biến, đẩy ứng dụng này vào giai đoạn khó khăn nhất từ khi thành lập. Snapchat đã phục hồi một phần, nhưng vẫn ít người dùng hơn cả số người sử dụng Stories trên Instagram và Messenger, chưa nói tới cộng động người dùng hai ứng dụng này.
Quy trình này từng lặp đi lặp lại suốt nhiều năm khi Facebook ứng dụng news feed và hashtag của Twitter. Ngay cả tính năng "On This Day" cũng dựa trên add-on của Facebook mang tên Timehop.
Zuckerberg có lý khi cho rằng các phòng chat âm thanh là "môi trường mới". Không ai sở hữu khái niệm về news feed, phòng chat dùng text, bàn phím QWERTY hay chuột. Khó có tòa án nào ra được phán quyết bồi thường tổn hại cho Clubhouse hay Snapchat.
Điều này có nghĩa là những công ty nhỏ sẽ khó lòng chống chịu khi Facebook bắt đầu sao chép tính năng của họ. Với hàng tỷ người dùng, Facebook có thể quảng bá tính năng mới đến lượng người khổng lồ và thúc đẩy nó tới khi giành được sự chú ý của tất cả mọi người.
Đây là lý do các nghị sĩ và cơ quan quản lý tại Mỹ coi hành động của Facebook là dấu hiệu lạm dụng vị thế thống trị thị trường. Họ cáo buộc Facebook thực thi chiến lược "sao chép, mua lại, hủy diệt" nhằm vào những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn.
Dù vậy, vẫn có một thứ mà ngay cả Facebook cũng không thể sao chép. Clubhouse và TikTok không chỉ là tập hợp tính năng phần mềm, mà còn là những nền văn hóa với cộng đồng và phong trào riêng biệt, được nuôi dưỡng bởi hàng loạt tiến bộ công nghệ, điều khó lòng sao y nguyên.
Ví dụ cụ thể là Reels, bản sao TikTok của Facebook. Dù có một số dấu hiệu cho thấy nó bắt đầu hút khách, còn lâu Reels mới so kè được với ảnh hưởng của TikTok lên thế hệ trẻ. Một cây bút cuối năm ngoái còn nhận xét nhiều video của Reels tạo cảm giác như "Facebook trả tiền cho mọi người để làm video".
"Ngay cả công ty đắt giá thứ sáu thế giới cũng không thể bỏ tiền hô biến ra một nền văn hóa trên mạng", cây bút Laurence Dodds của Telegraph nhận xét.
Thành triệu phú nhờ đăng video trên Snapchat Evan Alberto, 22 tuổi, đang trên đà trở thành triệu phú chỉ sau vài tuần đăng video đều đặn trên tính năng Spotlight của Snapchat. Theo CNBC, từ cuối tháng 11 năm ngoái, Snapchat duy trì chương trình 1 triệu USD mỗi ngày để trả cho những người đăng video ngắn nổi tiếng nhất trên dịch vụ Spotlight. Công ty sẽ trả tiền...