Smartphone Trung Quốc bành trướng thế giới
Với chiến lược giá rẻ, cấu hình mạnh, không ngần ngại “học hỏi” các hãng điện thoại danh tiếng, smartphone Trung Quốc đang xuất hiện nhiều hơn ở những thị trường lớn.
Trước đây, Trung Quốc chủ yếu gia công sản phẩm cho các hãng khác, Apple là một ví dụ. Nhưng điều đó đã thay đổi nhanh chóng khi bên cạnh gia công này, họ còn tự sản xuất điện thoại. Trong danh sách các nhà sản xuất hàng đầu thế giới gồm Apple, Samsung, LG, Sony, HTC, Huawei, Xiaomi, Lenovo, OnePlus, gần một nửa đến từ Trung Quốc.
Số liệu của IDC quý II/2016 cho thấy, 3 trong số 5 thương hiệu smartphone hàng đầu là của Trung Quốc. Nếu mở rộng bảng xếp hạng lên top 10, Lenovo và Xiaomi cũng góp mặt. Theo dự đoán, số lượng thương hiệu điện thoại từ quốc gia này sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Apple và Samsung đang bị các hãng smartphone Trung Quốc bám sát.
Thomas Stearns Eliot (1888 – 1965), văn sĩ và thi sĩ Mỹ đoạt giải Nobel văn chương năm 1948, từng có câu nói nổi tiếng: “Nghệ sĩ non tay thì bắt chước, nghệ sĩ lão luyện thì ăn cắp”. Các hãng điện thoại Trung Quốc đi từ “non tay” đến “lão luyện”. Không khó để bắt gặp thiết bị của Lenovo, Xiaomi… giống với sản phẩm Apple hoặc Samsung từ kiều dáng đến chất liệu. Thậm chí, họ không ngần ngại đưa vào thiết kế hay tính năng đồn đại sẽ xuất hiện trên “siêu phẩm” sắp ra mắt của các hãng này lên sản phẩm của mình.
Trong thế giới phẳng, việc học hỏi lẫn nhau, ở một giới hạn nào đó, vẫn được chấp nhận. Các hãng smartphone Trung Quốc dần nhận thức được điều này. Và thay vì sao chép hoàn toàn như trước đây, họ bắt đầu “ sáng tạo” dựa trên những thứ đã có sẵn từ sản phẩm của các thương hiệu danh tiếng. Đã qua rồi thời người dùng chê điện thoại Trung Quốc “của rẻ là của ôi”, smartphone Xiaomi, Oppo, Vivo… thiết kế ngày càng hoàn thiện hơn, bền đẹp, cấu hình mạnh, nhiều tính năng và giá rẻ hơn nhiều lần.
Video đang HOT
Smartphone Trung Quốc chiếm ưu thế ở phân khúc giá rẻ và trung cấp.
Người tiêu dùng ngày nay đã trở nên khôn ngoan hơn, họ không còn mua hàng dựa vào thương hiệu. Thay vào đó, những gì họ nhận được so với số tiền bỏ ra mới là vấn đề đáng quan tâm. Đó cũng là lý do vì sao smartphone Trung Quốc ngày càng được khách hàng tin tưởng, nhất là ở các nước nghèo và đang phát triển. Còn ở những nơi thắt chặt vấn đề bản quyền như Mỹ, châu Âu, không nhiều hãng điện thoại Trung Quốc có thể tồn tại.
Thế nhưng, để có thể tồn tại và phát triển, bắt buộc doanh nghiệp phải sáng tạo để hình thành bản sắc riêng, như Samsung, Apple, LG. Không phải ngẫu nhiên mà smartphone của các hãng này đắt hơn so với những thiết bị cùng thông số của Huawei, Oppo, bởi họ còn phải kèm thêm chi phí cho R&D (nghiên cứu và phát triển) trên mặt hàng khi được bán ra. Nói như vậy không có nghĩa là các hãng điện thoại Trung Quốc không chi tiêu cho R&D, nhưng họ làm điều đó ít hơn và tập trung chủ yếu cho tiếp thị.
“Sự trỗi dậy của các hãng điện thoại Trung Quốc là hồi chuông cảnh tỉnh Samsung, Apple – hai thương hiệu smartphone đang đứng đầu thế giới. Tất nhiên, những Xiaomi, Huawei, Lenovo, Umi, LeEco… không thể lật đổ hai cái tên trên trong tương lai gần, nhưng sẽ làm &’xói mòn’ thị trường điện thoại thông minh. Nếu không thay đổi chiến lược phù hợp, họ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào”, một nhà phân tích thị trường nhận định.
Bảo Lâm
Theo Slashgear
OnePlus, Oppo và Vivo cùng công ty 'mẹ'
Ba hãng điện thoại nổi tiếng Trung Quốc OnePlus, Oppo và Vivo đang được quản lý bởi một công ty mẹ từng "nhái" máy chơi game Nintendo, đó là BBK Electronics.
BBK Electronics ra đời tháng 9/1995, ban đầu chỉ một hãng điện tử chuyên "đạo nhái" máy chơi game Nintendo có trụ sở tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, hãng đã tạo dựng được cơ ngơi rộng lớn với cơ sở sản xuất rộng hơn 10 ha cùng 17.000 nhân viên đang làm việc. Không chỉ sở hữu 3 thương hiệu kể trên, hãng còn có 2 chi nhánh và một công ty chuyên sản xuất các thiết bị số phục vụ cho giáo dục như máy đọc sách, từ điển điện tử... Bên cạnh đó, hãng đang lên kế hoạch cho ra đời thương hiệu điện thoại di động mới với tên gọi Imoo dành cho trẻ em.
Trụ sở BBK Electronics tại Quảng Châu, Trung Quốc và logo thương hiệu của hãng.
Theo Phonearena, thực tế, chỉ có Oppo và Vivo là công ty con của BBK Electronics, bởi OnePlus đóng vai trò là công ty con của Oppo, tức "cháu" của BBK Electronics. Tất nhiên, OnePlus vẫn nằm trong tầm kiểm soát của tập đoàn này.
Mặc dù nhỏ hơn về vị thế, nhưng OnePlus lại được nhiều người biết tới hơn nhờ những sản phẩm cấu hình mạnh, giá rẻ. Được sáng lập bởi nhân viên cũ của Oppo, ông Pete Lau và Carl Pei, chỉ trong 3 năm, họ đã giành nhiều thành tựu to lớn, trong đó có doanh thu 300 triệu USD vào năm 2014.
Trong khi đó, Oppo tuy phát triển chậm hơn nhưng cũng giành được nhiều thành tựu. Trước khi bước chân vào lĩnh vực smartphone vào năm 2008, họ từng là một hãng chuyên sản xuất các thiết bị nghe nhìn như đĩa DVD, đĩa Blu-ray, máy nghe nhạc, dụng cụ điện ảnh... Nhưng 5 năm sau đó, với chiến lược đúng đắn, hãng đã trở thành công ty đạt lợi nhuận lớn thứ hai Trung Quốc, trực tiếp cạnh tranh với các thương hiệu mạnh như Huawei, Lenovo hay Xiaomi.
BBK Electronics là "ông trùm" đứng sau Oppo, Vivo và OnePlus.
So với Oppo, Vivo "lận đận" hơn. Thành lập từ 2009 nhưng phải 2 năm sau, hãng mới bán ra chiếc smartphone đầu tiên bởi đang "bận" tập trung vào các tấm màn hình độ phân giải cao và vi xử lý âm thanh hi-fi cho các thiết bị di động. Riêng trong năm 2015, hãng đã bán ra hơn 45 triệu smartphone, doanh thu tăng trưởng 150%, dù hầu hết các thiết bị đều có giá khá cao, từ 300 USD.
Cuối cùng là thương hiệu Imoo, liên doanh mới nhất của BBK Electronics. Công ty con này sẽ sản xuất các mẫu điện thoại phục vụ quá trình học tập của trẻ em. Bên cạnh việc tích hợp đầy đủ các phần mềm học tập, sản phẩm sẽ thu hút học sinh nhờ vào thiết kế trẻ trung, làm bằng kim loại nguyên khối và theo Phonearena, có thể sẽ khiến người dùng gợi nhớ đến iPhone của Apple.
Bảo Lâm
Theo VNE
Huawei P9 được bình chọn là smartphone tốt nhất châu Âu Không phải iPhone hay S7, S7 Edge của Samsung, chiếc Huawei P9 mới là sản phẩm được bình chọn là smartphone tốt nhất châu Âu 2016. Hiệp hội Âm thanh và Hình ảnh châu Âu (EISA) vừa chính thức công bố giải thưởng "Smartphone tốt nhất châu Âu do người tiêu dùng bình chọn năm 2016 - 2017" thuộc về chiếc Huawei P9,...