Smartphone giá rẻ: khi tiết kiệm lại trở thành không tiết kiệm
Tôi thực sự muốn hờ hững với những chiếc iPhone và Galaxy S/Note, nhưng đôi khi, thật nghịch lý, chúng lại là những chiếc smartphone đáng đồng tiền bát gạo nhất.
Có lẽ sẽ là không quá khi nói rằng tôi chỉ mất 1 năm để cạn hết tình yêu với chiếc iPhone 6. Đúng vậy, đã có thời, như bao người hâm mộ công nghệ khác, tôi dõi theo từng thế hệ iPhone ra mắt. Tôi vẫn còn nhớ mình đã từng phấn khích khi Apple (cuối cùng) cũng chịu ra mắt những chiếc iPhone cỡ lớn đầu tiên.
Thế rồi, chỉ vài tháng sử dụng tôi đã nhận ra smartphone không còn gì thú vị cả. Chiếc iPhone 6 Plus của tôi về bản chất vẫn chỉ là… smartphone, vẫn là những tính năng quen thuộc như web hay mail hay Facebook… Ảnh chụp có đẹp hơn, xem YouTube có “sướng” hơn, nhưng chẳng có bất cứ thứ gì khiến tôi cảm thấy choáng ngợp như lần đầu được dùng iPhone 4 (cũng là chiếc smartphone đầu tiên của tôi) vào năm 2010 cả.
Với suy nghĩ này, năm vừa rồi tôi quyết định sẽ không mua mới smartphone đắt tiền nữa. Bỏ ra chỉ 8 triệu đồng, tôi chọn một chiếc Android tầm trung đến từ một nhà sản xuất top 5.
Tôi đã từng nghĩ bỏ tiền ra mua smartphone đầu bảng không còn là cần thiết nữa.
Những hối hận chính thức bắt đầu từ đây.
Trải nghiệm bực mình
Lý do đầu tiên khiến tôi viết bài viết này là vì tôi không còn muốn sử dụng chiếc điện thoại của mình nữa. Một ngày, smartphone của tôi có hiện tượng hình bị mờ. Tôi mang đi bảo hành và bị nhân viên cửa hàng cãi lên cãi xuống rằng smartphone không lỗi, nếu muốn thay màn hình thì cửa hàng sẽ sử dụng linh kiện “ngoài” với giá hơn 1,5 triệu đồng.
Cũng may là tôi kiên quyết đòi đổi mới và cửa hàng này cũng nhượng bộ, nhưng rõ ràng là tôi đã phải đánh đổi thời gian và sự bực mình để “ tiết kiệm”.
Quan trọng hơn, cuộc nói chuyện với người bán hàng làm tôi phải suy nghĩ. Hiện tại, model smartphone của tôi đang được bày bán với giá khoảng 5 triệu đồng. Đến khi chiếc máy của tôi hết bảo hành, giá thị trường sẽ còn hạ thấp hơn nữa.
Video đang HOT
Điều đó cũng có nghĩa rằng chi phí sửa điện thoại nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra cũng sẽ trở nên vô lý: tôi có nên bỏ 1 triệu đồng để sửa điện thoại và chấp nhận trải nghiệm không “hoàn hảo”, hay mua luôn một chiếc Android giá “rẻ” khác?
Tiết kiệm về lâu dài
Nếu chi phí sửa là vô lý, tôi sẽ buộc phải nghĩ đến tình huống này: điều gì sẽ xảy ra tôi lỡ tay làm rơi, làm điện thoại vỡ màn hình? Điều gì sẽ xảy ra nếu đến thời điểm 2 năm điện thoại của tôi gặp những lỗi mà các hãng sản xuất sẽ không thừa nhận, ví dụ như màn hình ám vàng, màu sắc bị mờ, màn hình chập chờn?
Một lần nữa, gặp tình huống này, tôi dám chắc rằng nhiều người sẽ không sửa chữa mà mua mới. Nhưng nếu mua mới, trong tổng cộng là 4 năm sử dụng, tôi sẽ “cúng” cho các tên tuổi “chiếu dưới” (các nhà sản xuất Android tầm trung/tầm thấp) khoản tiền gần bằng smartphone cao cấp. Với 10 triệu đồng, tôi có thể dễ dàng mua Galaxy S hoặc iPhone Plus đời cũ, hoặc chọn luôn một mẫu tầm trung đời mới – Galaxy A8 với camera kép và màn hình AMOLED chẳng hạn.
Nếu sử dụng lâu dài, tôi sẽ muốn dùng iOS “thật” hơn là iOS bản “copy” này.
Mà, nếu đã tính thời gian sử dụng lên tới 4 năm, tôi thà dùng iPhone hay Galaxy còn hơn là smartphone của các hãng vốn chuyên về “giá rẻ”. Cho dù chi phí sửa màn hình cho 2 hãng đứng đầu thị trường cũng chẳng hề rẻ, trải nghiệm sử dụng iPhone và Galaxy cao cấp vẫn tốt hơn những gì tôi đã nhận được từ chiếc smartphone hiện tại của mình. Chất lượng hiển thị dở tệ, camera số “chấm” cao mà chụp ảnh vẫn xấu, bokeh giả tạo, phần mềm “nhái” Apple và không tối ưu với người dùng… tiếng Anh là một vài điểm yếu khó chấp nhận mà tôi có thể nghĩ đến.
Và đến khi chúng đã cũ, ít nhất tôi vẫn có thể mang hàng Apple, hàng Samsung đi sửa một cách dễ dàng. Khi đã cũ, giá trị còn lại của iPhone và Galaxy chắc chắn vẫn sẽ cao hơn điện thoại Trung Quốc ít tên tuổi. Sự tiết kiệm khi mua điện thoại giá rẻ có vẻ như chỉ áp dụng ngay khi bạn bỏ tiền túi ra trả cho cửa hàng.
Muốn giữ cũng không được
Những bất lợi của smartphone giá rẻ là quá nhiều. Hãy nhớ rằng Vivo, Meizu và nhiều thương hiệu Trung Quốc khác…, tất cả đều không phổ biến bằng iPhone và Galaxy. Tìm kiếm cửa hàng có linh kiện để thay cho iPhone hay Galaxy dễ hơn tìm cửa hàng phục vụ “chiếu dưới” rất nhiều.
“Hỏng là vứt”: Câu chuyện không hề xa lạ với các thương hiệu giá rẻ.
Cuối cùng, tôi quyết định đem bán luôn chiếc smartphone vừa đổi trả khi nhân viên cửa hàng nọ nói với tôi trong sự khó chịu “Anh cố gắng dùng giữ gìn”. Giữ gìn ư? Tôi tất nhiên sẽ cố giữ, nhưng ai nói trước được chuyện “tai nạn” smartphone? Tôi phải giữ thế nào thì điện thoại mới không mờ hình, nhất là khi không thiếu người dùng đăng đàn diễn đàn của chính nhà sản xuất để nói họ bị lỗi tương tự? Lần sau, nếu tôi bị lỗi này, biết mang đâu để sửa? Cửa hàng nọ sẽ “chào đón” tôi kiểu gì?
Quá nhiều câu hỏi, quá nhiều bất tiện. Thôi nhé, xin chào smartphone giá rẻ từ nay!
Theo Tri Thuc Tre
Đánh giá Samsung Galaxy J8: Tầm trung mạnh mẽ, màn hình đẹp, pin lớn
Xu hướng smartphone tầm trung dư dùng đang được Samsung áp dụng rất tốt trên chiếc Galaxy J8, máy nổi bật với camera kép, pin đến 3.500mAh và màn hình 6 inch.
Cấu hình Samsung Galaxy J8
Kích thước: 159.1 x 75.6 x 8.2mmMàn hình: 6.0 inch Super AMOLED HD , tỷ lệ 18,5:9Camera:Camera sau: 16MP f/1.7 5MP f/1.9Camera trước: 16MP f/1.9Vi xử lý: Qualcomm Snapdragon 450 (Octa core 1.8GHz), GPU Adreno 506RAM: 3GBBộ nhớ trong: 32GB. Khe cắm thẻ nhớ: microSDPin: 3.500mAh
Thiết kế
Phiên bản Samsung Galaxy J8 mà mình có dịp trải nghiệm có màu Tím Sapphire, máy nguyên khối với phần mặt lưng tuy thiết kế bằng nhựa nhưng cầm chắc tay với góc bo tròn nhẹ nhàng, cho cảm giác cầm nắm tốt. Nhờ mặt lưng nhựa và lớp sơn phủ nhám, nên J8 rất khó lưu lại dấu vân tay, khá thuận tiện cho việc sử dụng lâu dài mà không lo làm bẩn máy.
Ở phần mặt lưng, J8 bố trí cụm camera kép hơi lồi và đèn Flash LED, phần cảm biến vân tay một chạm đặt dưới camera và có thiết kế khá gọn gàng và tốc độ phản hồi rất nhanh. Cạnh phải máy chỉ bố trí loa ngoài và nút nguồn, trong khi cạnh trái là 2 nút âm lượng cùng 2 khay, một khay SIM cùng 1 khay SIM kèm thẻ nhớ microSD. Cạnh dưới của J8 là cổng sạc microUSB và jack tai nghe 3.5mm.
Mặt trước máy là màn hình lên đến 6 inch tỉ lệ 18.5:9, tỉ lệ màn hình này giúp cho chiều ngang của thân máy không quá lớn, chỉ cỡ một smartphone màn hình 5,5 inch, vì vậy phù hợp cho việc cầm nắm và thao tác bằng một tay trong số ít trường hợp. Màn hình của máy cũng dùng panel AMOLED vốn nổi tiếng là rực màu của Samsung nên chất lượng hình ảnh rất đẹp.
Ở phần trên, máy trang bị camera trước lên đến 16MP và đèn Flash LED, để ý thật kỹ thì sẽ thấy viền dưới máy có dầy hơn viền trên nhưng không đáng kể, các nút điều hướng của Android cũng được đưa vào trong màn hình như các model gần đây, điều giúp mặt trước máy không còn một phím bấm nào.
Trải nghiệm
Galaxy J8 dùng chip xử lý Qualcomm Snapdragon 450, RAM 3GB, bộ nhớ trong 32GB (mở rộng qua thẻ microSD). Với Antutu Benchmark, J8 cho số điểm 69369 điểm, tốc độ đọc và ghi của máy khá ổn định. Thử nghiệm tải và chơi tựa game Asphalt 8: Airbone máy cho thời gian cài đặt thấp, thời gian chờ không đáng kể. Ở bài kiểm tra hoạt động liên tục của ứng dụng benchmark này, J8 cho thấy sự ổn định đáng kể khi trong 15 phút liên tục đẩy xung nhịp CPU lên gần 100%, nhiệt độ pin cũng chỉ tăng nhẹ lên gần 34 độ, máy ấm nhẹ ở phía bên phải, gần khu vực cảm biến vân tay.
Vì vậy có thể nói về mặt hiệu năng, Galaxy J8 hoàn toàn đáp ứng được mọi nhu cầu mà bạn có thể làm trên một chiếc smartphone thông dụng.
Đối với máy ảnh, Samsung Galaxy J8 sở hữu bộ đôi camera kép ở mặt sau với một cảm biến 16MP f/1.7 và cảm biến 5MP f/1.9. Máy ảnh có độ phân giải thấp hơn thực tế không hỗ trợ chức năng cho ra ảnh chụp cuối cùng, thay vào đó Samsung sẽ dùng làm &'nguyên liệu' kết hợp với ảnh từ cảm biến 16 chấm để tạo ra độ sâu trường ảnh dựa trên thuật toán. Trong khi đó phần camera trước cũng lên đến 16MP và có đèn Flash để chụp ảnh selfie trong môi trường tối.
Thử chụp ảnh trên Galaxy J8, máy có giao diện tiếng Việt và sắp xếp biểu tượng chụp trực quan, thao tác nhanh, đủ những tùy chọn từ cơ bản đến đòi hỏi thêm một chút xử lý cho ảnh tốt hơn. Chất lượng ảnh chụp từ máy cho ra ở mức khá tốt, riêng môi trường ban đêm, nhờ kết hợp với chức năng chụp ảnh mà mình đã có thể chụp một tấm ảnh vào hơn 2 giờ sáng mà chỉ cần giữ cố định máy, không cần phải đặt lên một tripod hay nơi cố định nào, dù vậy ảnh chỉ ở mức tạm. Khá đáng tiếc là chế độ chuyên nghiệp, Galaxy J8 không có chức năng phơi, chỉ có thể hiệu chỉnh phơi qua cộng trừ sáng, hiệu chỉnh ISO và WB bằng tay.
Dưới đây là ảnh chụp từ Samsung Galaxy J8
Với dung lượng pin, viên pin 3.500mAh gắn trong máy cho thời lượng dùng khá dài. Mình đã dùng máy với các hoạt động thông thường như nhắn tin, nghe gọi, lên mạng xã hội, ứng dụng OTT, lướt web và chụp ảnh... phải đến giữa ngày thứ hai, Galaxy J8 mới thông báo pin yếu, cần kết nối vào bộ sạc. Thời lượng dùng pin này giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm ngắt sạc vào buổi sáng và dùng trọn ngày mà không phải lo cầm theo viên pin dự phòng.
Thiết kế khu vực cảm biến vân tay một chạm cũng là điều mình cảm thấy lạ nhưng đầy thích thú của Galaxy J8, khu vực cảm biến này nhỏ gọn hơn bình thường. So với các dòng smartphone mà mình có dịp trải nghiệm qua thì cảm biến này có phần nông hơn. Đây là điểm khá thú vị, mình ít khi phải chạm nhầm vào khu vực camera kép. Song song đó, máy còn hỗ trợ nhận diện bằng khuôn mặt nên việc mở máy cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Theo Tri Thức Trẻ
Một ngày sống chất cùng Galaxy J8 của giới trẻ Có mức giá tầm trung nhưng lại sở hữu những tính năng cao cấp nên từ khi ra mắt, Galaxy J8 đã là một chiếc điện thoại thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Sau một thời gian trải nghiệm chiếc điện thoại này, số đông người dùng - đặc biệt là các bạn trẻ năng động và cá tính -...