Smartphone đang hủy hoại một đứa trẻ như thế nào?
Những đứa trẻ sớm tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính bảng thường có xu hướng dễ cáu gắt, chậm giao tiếp, ít vận động và gây ra nhiều hệ quả tiềm tàng cho tương lai.
Điện thoại thông minh, máy tính bảng dần trở nên phổ biến trong cuộc sống gia đình. Theo một nghiên cứu tại Đại học Iowa, có đến 90% trẻ nhỏ mới 2 tuổi đã biết sử dụng máy tính bảng. Bên cạnh đó, nhiều trẻ bị nghiện loại thiết bị này khi mới từ 3 đến 4 tuổi.
Những phân tích dưới đây cho thấy những hệ quả rất nghiêm trọng mà các thiết bị di động ảnh hưởng đến một đứa trẻ.
Giảm gắn kết giữa trẻ và bố mẹ
Những đứa trẻ sớm tiếp cận với smartphone sẽ có ít thời gian hơn để giao tiếp với bố mẹ chúng, từ đấy dẫn đến những vách ngăn về tình cảm gia đình.
Trong giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Vì vậy những tương tác giữa cha mẹ và con cái không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của não mà còn tăng sự gắn kết tình cảm của đứa trẻ với gia đình.
Tuy nhiên, với trẻ dành quá nhiều thời gian bên smartphone thì ngược lại. Bà Denise Daniels, một y tá nhi khoa cho biết: “Liên kết thần kinh của trẻ thay đổi và thay vào đó là một yếu tố khác. Nó ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng, trong nhiều trường hợp chúng tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ”.
Gây nghiện
Một đứa trẻ có thể “ôm” chiếc smartphone cả ngày mà không thấy chán vì chúng luôn tìm thấy những điều mới mẻ dường như là vô hạn.
Điện thoại thông minh và máy tính bảng cho phép một đứa trẻ có được bất cứ điều gì chúng muốn chỉ với những nút bấm. Nó không dạy chúng điều độ, kiểm soát xung đột hoặc làm thế nào để thử thách chính mình, và đó là những đặc điểm của một cá tính gây nghiện.
Dễ nổi nóng, cáu gắt
Đứa trẻ sẽ nổi cơn thịnh nộ nếu bạn lấy đi món đồ yêu thích của chúng, trong trường hợp này là một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh.
Cha mẹ thường có xu hướng đưa con mình một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng để xoa dịu hoặc đánh lạc hướng chúng. Tuy nhiên, thói quen này sẽ khiến trẻ nhỏ nghĩ rằng mình được yêu chiều và ngày càng trở nên khó tính hơn.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Video đang HOT
Ánh sáng từ màn hình điện thoại cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoóc-môn và thị lực của trẻ.
Dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị điện tử vào ban đêm sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn. Ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại sẽ gây ức chế hoóc-môn gây buồn ngủ và làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể, từ đó khiến kết quả học tập của trẻ cũng bị giảm sút đáng kể.
Giảm khả năng học hỏi
Các trò chơi điện tử dễ khiến trẻ bị xao lãng, hạn chế khả năng học hỏi từ bên ngoài.
Một số người cho rằng các trò chơi điện tử sẽ kích thích sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston thì các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học.
Hạn chế khả năng giao tiếp
Giao tiếp là sản phẩm của xã hội chứ không phải sản phẩm của di truyền.
Khi dành quá nhiều thời gian cho công nghệ, những đứa trẻ trong giai đoạn tập nói sẽ ít có cơ hội tiếp xúc với tiếng nói thật của những người trong gia đình. Chúng cũng không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản như khả năng nói, ngôn ngữ cơ thể, các thể hiện cảm xúc đau buồn, vui vẻ… và dần dần trở nên vô cảm, từ đó khiến liên kết giữa trẻ với mọi người xung quanh mất dần.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần
Dùng smartphone quá sớm dễ khiến trẻ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, rối loạn thiếu tập trung và rối loạn tâm thần.
Rất nhiều trẻ bị cyberbulled (thuật ngữ chỉ tình trạng bạo lực Internet) khi tiếp xúc với các thiết bị thông minh. Ngoài ra, những hình ảnh và các diễn đàn trực tuyến có thể làm cho một đứa trẻ mới lớn hoặc trẻ vị thành niên cảm thấy khó chịu về cơ thể đang phát triển của mình.
Ít vận động dẫn đến béo phì
Khi trẻ lười vận động sẽ dẫn đến các hoạt động thể chất bị hạn chế từ đó dễ tăng cân hơn.
Một điều dễ nhận thấy khác ở những trẻ nghiện thiết bị thông minh đó là béo phì, do khi sử dụng smartphone, tablet, trẻ sẽ không phải di chuyển và rất ít hoạt động. Điều này dẫn đến bệnh béo phì, căn bệnh liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh tiểu đường, có nguy cơ đột quỵ cao và đau tim.
Trẻ có xu hướng bạo lực hơn
Những nội dung bạo lực mà trẻ tiếp cận trên Internet khiến chúng trở nên hung hăng hơn.
Từ việc thiếu giao tiếp và mất dần liên kết với mọi người xung quanh, trẻ em sẽ dần trở nên vô cảm và không còn nhạy cảm với bạo lực. Chúng có thể nghĩ rằng chuyện này là rất bình thường.
Tăng lo lắng về mặt xã hội
Những đứa trẻ nghiện smartphone, tablet thường rất hạn chế những giao tiếp xã hội.
Một đứa trẻ sẽ cảm thấy bị bối rối, khó hòa nhập với cộng đồng khi chúng thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Điều này bắt nguồn từ việc chúng bị nghiện điện thoại thông minh, máy tính bảng. Trẻ không có được những trải nghiệm thực tế, không có khả năng nhận biết những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể hay sự cảm thông, thấu hiểu với những người xung quanh.
Những biểu hiện trên sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ tiềm tàng, ban đầu là những ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ và sâu xa hơn, nó còn ảnh hưởng đến cả tương lai của xã hội.
Khương Nha
Ảnh: Littlethings
Theo Zing
5 dấu hiệu nhận biết và cách "xử lí" khi người ấy lừa dối bạn
Những thay đổi đột ngột từ nét mặt đến giọng nói có thể là cờ đỏ trong việc anh ta đang che giấu bạn điều gì đó. Cơ thể con người tự nhiên phản ứng thay đổi đột ngột khi đang căng thẳng hoặc lo sợ.
Có bao giờ bạn tự hỏi, liệu anh ấy có hoàn toàn trung thực với bạn không?
Phụ nữ thường hay lo lắng, đàn ông tốt thỉnh thoảng cũng nói dối. Nhưng nếu chuyện đó cứ kéo dài mà bạn không hề hay biết gì thì thật là thảm họa. Dưới đây là 5 cách để bạn không biến thành kẻ khờ trong tình yêu.
1. Thái độ và ngôn ngữ cơ thể anh ấy thay đổi đột ngột
Nếu hai bạn đã quen nhau một thời gian đủ lâu, bạn đương nhiên hiểu thói quen và ngôn ngữ cơ thể anh ấy ngày thường. Cách chàng ăn uống, đi lại, phản ứng khi gặp rắc rối...
Những thay đổi đột ngột từ nét mặt đến giọng nói có thể là cờ đỏ trong việc anh ta đang che giấu bạn điều gì đó. Cơ thể con người tự nhiên phản ứng thay đổi đột ngột khi đang căng thẳng hoặc lo sợ.
2. Im lặng, cáu gắt hoặc lặp lại câu hỏi
Khi đối mặt với bạn, với những câu hỏi "thẩm vấn" anh ấy thường lẩn tránh hoặc cáu gắt ngược lại với bạn. Anh ấy thường xuyên lặp lại câu hỏi trước khi trả lời. Giáo sư tâm lý học Edward R. Geiselman tìm thấy rằng những người nói dối có xu hướng lặp lại câu hỏi trước khi trả lời, có lẽ để cho mình có thêm thời gian suy nghĩ một câu trả lời khác với sự thật.
3. Hãy xem cách anh ấy sử dụng các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, ứng dụng chat
Có phải anh ấy dành nhiều thời gian để lướt facebook, đăng bài hơn là nói chuyện với bạn? Nghiên cứu cho thấy những người hoạt động mạnh trên mạng có nhiều khả năng ngoại tình hơn. Tại sao không gặp mặt tâm sự mà thường xuyên dùng ứng dụng chat? Lí do là vì bạn có thể chat với nhiều người và có thời gian để sắp xếp câu trả lời.
4. Tìm đồng minh
Có câu: "Chỉ có người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt", nhưng thực sự có những vấn đề có khi bản thân mình không nhìn thấy các dấu hiệu bất thường, nhưng người ngoài thì nhắm mắt cũng đoán được.
Nhiều nhà tâm lý học đã nảy ra ý tưởng thử nghiệm bằng việc các cặp vợ chồng cùng hợp tác vẽ một đối tượng, với một người bị bịt mắt và người kia vẽ theo chỉ dẫn. Toàn bộ sự việc đã được ghi hình. Trước khi bắt đầu, các nhà khoa học đã hỏi những cặp vợ chồng một số câu hỏi riêng tư về mối quan hệ của họ, có bao giờ lừa dối họ lừa dối nhau không?
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã cho một nhóm người lạ xem các cảnh quay và đoán mà các cặp vợ chồng có một người đã từng lừa dối. Các tình nguyện viên làm chính xác đáng một cách ngạc nhiên.
Trước mặt bạn anh ấy có thể diễn sâu, nhưng hoàn toàn không thể giấu tất cả mọi người được - do đó, hãy tìm một đồng minh tin cậy khi nghi ngờ anh ấy có chuyện giấu mình.
5. Hãy dành thời gian ngẫm lại thật kĩ
Mọi người thường có xu hướng phán xét người khác. Nhưng khi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm họ chắc chắn có đôi lần đã đánh giá sai người đó.
Một nhóm các nhà tâm lý học đã yêu cầu sinh viên quan sát và tìm ra người nói dối. Nhóm những người có thời gian suy ngẫm lâu hơn luôn tìm ra câu trả lời đúng hơn nhóm quyết định vội vàng. Điều này cho thấy, tiềm thức của con người có thể tìm ra câu trả lời chính xác nếu đủ thời gian suy nghĩ. Đó cũng là lí do, trực giác của phụ nữ cũng chính xác không kém.
Theo Thế giới trẻ
Nhìn khuôn mặt đứa trẻ đứng cạnh vợ sau 6 năm gặp lại, tôi quì gối khóc khi biết lý do cô ấy bỏ đi Gặp nhau tôi và em đều ú ớ. Em kéo cậu bé nép sát người, còn tôi trống ngực đánh liên hồi nghẹn ngào không thốt nên lời. Nhìn khuôn mặt cậu bé tôi nghĩ mình đã có câu trả lời... Tôi kết hôn cách đây 7 năm, vợ tôi chính là mối tình đầu từ thời đại học của tôi. Cô ấy...