Smartphone có thể “thông minh” hơn như thế nào?
Thông qua hàng loạt giải pháp khác nhau, các ông lớn sẽ tiếp tục làm cho những chiếc điện thoại trở nên “thông minh” hơn trong năm 2022.
Máy học và trí tuệ nhân tạo
Cho dù điện thoại của bạn chạy hệ điều hành Android hay iOS, nó cũng cần đến công nghệ máy học và trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện tính năng và trải nghiệm của người dùng. Ví dụ điển hình là chế độ chụp ảnh ban đêm của những chiếc smartphone.
AI giúp cải thiện khả năng chụp ảnh của smartphone trong điều kiện ánh sáng yếu.
Về cơ bản, khi chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng, chế độ này sẽ giúp cho ảnh chụp sáng hơn. Điện thoại sẽ chụp nhiều bức ảnh với các cấp độ phơi sáng khác nhau, sau đó tự động ghép lại thành một bức ảnh duy nhất, từ đó giúp tăng độ sáng, chi tiết và giảm nhiễu. Sau quá trình xử lý đó, AI sẽ tự động cân bằng lại màu sắc. Toàn bộ quá trình này chỉ diễn ra trong tích tắc và sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu máy học hay trí tuệ nhân tạo.
Năm 2022, máy học và trí tuệ nhân tạo còn có thể được sử dụng để bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Charmaine DSIlva, Giám đốc sản phẩm nhóm Android, nói rằng máy học sẽ trở thành cốt lõi của nền tảng này trong tương lai. Theo đó, Private Compute Core trong Android 12 sẽ giúp Google sử dụng máy học để đổi mới, trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩn về bảo mật và quyền riêng tư.
“Private Compute Core sẽ giúp chúng tôi cung cấp năng lượng cho các tính năng như trả lời thông minh, phụ đề trực tiếp trong khi thông tin vẫn được lưu trữ trên thiết bị của bạn ở chế độ riêng tư”, DSIlva nói.
Máy học cũng sẽ khiến cho điện thoại trở nên mạnh mẽ hơn bằng cách giúp chúng thông minh hơn. Những chiếc điện thoại giá rẻ không được trang bị bộ xử lý mạnh và chỉ có dung lượng RAM giới hạn. Máy học sẽ cho phép chúng có quyền truy cập vào nhiều tính năng tiên tiến mà trước đây chỉ có ở các thiết bị cao cấp.
Hiện tại, Google đang sử dụng máy học để cung cấp cho điện thoại chạy Android Go (thường có giá dưới 50 USD), có khả năng tương tự một số thiết bị chạy phiên bản Android 12 thông thường.
“Camera trên phiên bản Android Go đã hỗ trợ chụp ảnh HDR và các thiết bị cũng có thể dịch một cách nhanh chóng. Đây là kết quả của việc tối ưu hóa các thư viện bằng máy học để thiết bị có thể hoạt động với tài nguyên rất hạn chế. Đây sẽ là xu hướng trong tương lai, giúp cho điện thoại chạy Android Go trở nên thông minh hơn”, Nosh Minwalla, Giám đốc kỹ thuật phần mềm Android cho biết.
Máy học được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hiệu năng của smartphone giá rẻ.
Trí tuệ nhân tạo cũng sẽ cải thiện tình trạng pin trên những chiếc điện thoại. Thay vì dựa vào thói quen sạc của người dùng hay một viên pin lớn, AI sẽ được ứng dụng để tối ưu hóa thời lượng sử dụng pin.
“Với các cảm biến và dữ liệu về hành vi của người dùng, các nhà sản xuất smartphone có thể hiểu rõ hơn về người dùng và cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh thông minh hơn. Thuật toán AI cho phép hệ thống sạc có thể điều chỉnh các chế độ phù hợp nhất dựa theo thói quen của người dùng, từ đó giúp gia tăng tuổi thọ pin”, Oliver Zhang, người đứng đầu bộ phận sản phẩm của OnePlus, chia sẻ.
Mở rộng khả năng tiếp cận
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn một tỷ người trên toàn cầu bị khuyết tật, chiếm khoảng 15% dân số thế giới. Hiện tại, cả Apple và Google đều đưa ra những cam kết nhằm làm cho hệ điều hành của họ trở nên dễ tiếp cận hơn với mọi người, cho dù họ bị khuyết tật.
Video đang HOT
Cả Google và Apple đều cam kết sẽ đưa ra nhiều giải pháp để hệ điều hành của họ trở nên dễ sử dụng hơn với người khuyết tật.
“Trong hai năm qua, chúng tôi đã tập trung phát triển nhiều tính năng như tạo phụ đề trực tiếp dành cho người khiếm thính bằng AI, cải thiện Talkback (trình đọc màn hình của Android) cho phép người khiếm thị có thể điều hướng điện thoại”, Angana Ghosh, trưởng nhóm sản phẩm về Trợ năng Android cho biết.
Chưa dừng lại ở đó, điện thoại sẽ có thể dịch và tự động dự đoán ngôn ngữ chính xác hơn. Điện thoại và phần mềm sẽ được thiết kế để đồng bộ hơn, từ đó có thể đại diện cho một nhóm người dùng với đa dạng ngôn ngữ hơn.
Tập trung vào các tính năng chuyên dụng
Trong những năm gần đây, các nhà hãng đã tập trung vào xu hướng sản xuất smartphone cho một số nhóm người dùng cụ thể.
Sony đã liên tục nâng cấp dòng Xperia của hãng để khiến chúng có thể thu hút các nhiếp ảnh gia, nhà làm phim và những người sáng tạo nội dung bằng phần cứng và phần mềm cao cấp chuyên về chụp ảnh, quay video.
Smartphone màn hình gập đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất và người dùng.
Microsoft cũng phát hành một chiếc điện thoại hai màn hình, cho phép người dùng có nhiều không gian trải nghiệm hơn. Trong khi đó, hàng loạt ông lớn khác như Samsung, Motorola, Huawei tiếp tục đạt được những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực smartphone màn hình gập.
Hiện tại, chưa có lĩnh vực nào thực sự nổi bật và gây được tiếng vang lớn trên thị trường di động. Tuy nhiên, tất cả đều cho thấy các nhà sản xuất đang tìm cách để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của người dùng, thay vì cố gắng tạo ra một thiết bị cho tất cả mọi người.
Bạn cần bao nhiêu RAM trên smartphone Android trong năm 2022?
Smartphone Android có RAM từ 4GB đến 16GB, nhưng bao nhiêu là đủ cho nhu cầu của bạn?
RAM trên smartphone Android ngày nay có khá nhiều mức dung lượng khác nhau. Các thiết bị siêu cao cấp có RAM 12GB hoặc thậm chí 16GB, trong khi đó, những sản phẩm bình dân đôi khi chỉ là 4GB, nhưng mặt bằng chung là vào khoảng 6GB đến 8GB RAM.
Nhìn chung, những chiếc điện thoại rẻ tiền hơn thường có dung lượng RAM thấp hơn. Câu hỏi đặt ra là bạn cần bao nhiêu RAM khi mua một chiếc điện thoại mới? Dung lượng RAM lý tưởng cho điện thoại Android vào năm 2022 là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
RAM và swap space
Mọi máy tính, kể cả điện thoại của bạn, đều sử dụng Bộ nhớ Truy xuất Ngẫu nhiên (Random Access Memory - RAM). Các chương trình đang chạy, dữ liệu của chúng và hệ điều hành, tất cả đều được lưu trữ trong RAM khi máy đang hoạt động.
Mười năm trước, các thiết bị Android có bộ nhớ RAM 512MB hoặc 1GB. Tuy nhiên, dung lượng RAM trung bình của các thiết bị đã tăng lên một cách nhanh chóng. Vào năm 2014, nhiều thiết bị cao cấp có RAM 3GB và trong năm 2016 và 2017, 4GB đã trở thành tiêu chuẩn. Giờ đây, 4GB hiện được coi là mức tối thiểu cho một thiết bị mới.
Bất kể thiết bị của bạn có bao nhiêu RAM, đó là tài nguyên hữu hạn phải được quản lý. Khi bạn bắt đầu một ứng dụng mới trên Android, nó cần chiếm một phần bộ nhớ. Các ứng dụng và game đơn giản sẽ sử dụng vài trăm MB. Các trò chơi phức tạp hơn có thể sử dụng đến 1 GB RAM và các game cao cấp có thể sử dụng tới 1,5 GB RAM.
4GB RAM là đủ chỗ cho một số trò chơi hoặc ứng dụng trung bình, cùng với hệ điều hành hoạt động cùng nhau. Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, sẽ không còn RAM trống nữa.
Để xử lý tình huống này, các máy tính hiện đại sử dụng một kỹ thuật được gọi là swapping (hoán đổi). Swapping là tiến trình thực hiện việc copy một page (trang) của bộ nhớ đến một không gian đã được cấu hình trước trên khu vực lưu trữ (gọi là swap space), để giải phóng các page của bộ nhớ trong RAM.
Nếu sau này cần bộ nhớ hoán đổi đó, các page bộ nhớ đã lưu sẽ được sao chép trở lại vào RAM (swapped-in). Điều này làm tăng đáng kể dung lượng bộ nhớ có sẵn để lưu trữ ứng dụng và dữ liệu, nhưng nó chậm hơn nhiều so với RAM.
Máy tính sử dụng bộ nhớ ngoài (ổ cứng, SSD) làm swap space. Android sử dụng một kỹ thuật hơi khác. Thay vì ghi các page vào khu vực lữu trữ, Android nén dữ liệu và ghi lại vào RAM. Đây được gọi là zRAM, theo truyền thống Unix/Linux sử dụng "z" để biểu thị nén dữ liệu. zRAM là một module Linux kernel được thiết kế để tạo khối nén bên trong RAM, được sử dụng làm swap space.
Nếu chúng ta giả định tỷ lệ nén 50%, 128KB RAM có thể giảm xuống còn 64KB, giải phóng 64KB. Linux kernel xem zRAM như swap space truyền thống. Bộ nhớ nén không thể đọc trực tiếp, vì vậy nếu cần, nó phải được giải nén và sao chép lại, giống như quá trình swap-in truyền thống.
Tuy nhiên, swap space (đặc biệt là zRAM) cũng là một tài nguyên hạn chế. Nếu Android hết không gian hoán đổi thì nó cần phải bắt đầu loại bỏ các ứng dụng đã có trong bộ nhớ. Điều đó có nghĩa là một ứng dụng bạn muốn quay lại sử dụng có thể bị buộc đóng, vì Android phải nhường chỗ cho ứng dụng mới mà bạn muốn khởi chạy.
Tất cả điều này có nghĩa là bạn càng có nhiều RAM, bạn càng có thể lưu giữ nhiều ứng dụng cùng lúc trong bộ nhớ mà không cần Android loại bỏ các ứng dụng cũ hơn. RAM ít hơn có nghĩa là Android cần xóa ứng dụng khỏi bộ nhớ thường xuyên hơn. Như vậy, dung lượng RAM lý tưởng là bao nhiêu?
Thử nghiệm để tìm dung lượng RAM lý tưởng
Để xác định dung lượng RAM lý tưởng, Gary Sims, nhân viên của AndroidAuthority và là một cựu kỹ sư phần mềm, đã làm thử nghiệm trên 3 smartphone: Samsung Galaxy S21 Ultra với 12GB RAM, OnePlus 9 Pro với 8GB RAM và Pixel 3XL với 4GB RAM. Các thiết bị của Samsung và Google chạy Android 12, trong khi OnePlus chạy Android 11.
Trên mỗi điện thoại, anh ghi nhận dung lượng RAM trống và dung lượng swap space được sử dụng. Sau đó, anh khởi chạy một game, ghi nhận dung lượng RAM mà game đó sử dụng, sau đó xem xét các thay đổi với RAM trống và swap space. Gary lặp lại các bước này cho đến khi Android buộc phải xóa ứng dụng đã có trong bộ nhớ.
Dưới đây là danh sách các game và ứng dụng đã sử dụng, cùng với dung lượng RAM trung bình mà chúng chiếm:
Subway Surfers 750MB1945 Airforce 850MBCandy Crush 350MBBrawl Stars 500MBMinecraft 800MBAsphalt 9 800MBShadowgun Legends 900MBElder Scrolls Blades 950MBGenshin Impact 1,4GBChrome 2,2GB
Thử nghiệm Galaxy S21 Ultra và Pixel 3XL
Đây là hai thiết bị có mức RAM hoàn toàn trái ngược nhau. Một mặt, chúng ta có Galaxy S21 Ultra với 12GB RAM, mặt khác Pixel 3XL chỉ có 4GB. Dưới đây là biểu đồ mô tả hoạt động của các thiết bị. Dọc theo bên dưới là danh sách game và ứng dụng theo thứ tự khởi động. Đường màu xanh dương là lượng RAM còn trống và đường xanh lá hiển thị lượng dung lượng hoán đổi được sử dụng.
Như bạn có thể thấy, S21 Ultra cung cấp một ví dụ "chuẩn như sách giáo khoa" về quản lý bộ nhớ. Khi dung lượng RAM trống giảm, dung lượng hoán đổi được sử dụng sẽ tăng lên. Với 12GB RAM, S21 Ultra có thể lưu trữ tất cả các trò chơi trong bộ nhớ, bắt đầu từ Subway Surfers, sau đó là 1945 Airforce, rồi Minecraft, Elder Scrolls Blades và cuối cùng là Genshin Impact. Không có ứng dụng nào bị tắt.
Để đẩy S21 Ultra đến ngưỡng giới hạn, Gary đã khởi động Chrome, khi đã mở 12 tab và Chrome đã sử dụng bộ nhớ 2,2GB, Android cuối cùng đã buộc phải khai tử Minecraft. Khá ấn tượng.
Mọi thứ hoàn toàn khác trên Pixel 3 XL. Nó có thể chứa ba game trong RAM đồng thời: Subway Surfers, 1945 Airforce và Candy Crush. Khi khởi chạy Brawl Stars, Subway Surfers đã bị tắt và bị xóa khỏi bộ nhớ. Dung lượng RAM nhỏ hơn này có nghĩa là nó sẽ phải chuyển qua swap space khi chỉ mới chạy được vài ứng dụng.
Thử nghiệm OnePlus 9 Pro
Chiếc OnePlus 9 Pro được thử nghiệm có RAM 8GB và có tính năng RAMBoost mà OnePlus trang bị cho nhiều máy của hãng. RAMBoost giúp quản lý bộ nhớ thông minh hơn. Nó phân tích mức sử dụng của bạn và cố gắng giữ các ứng dụng bạn sử dụng thường xuyên trong bộ nhớ và loại bỏ các ứng dụng bạn không sử dụng thường xuyên. Tính năng này thậm chí sẽ tải trước một số ứng dụng nếu nó xác định rằng bạn sẽ sớm sử dụng chúng. Để kiểm tra OnePlus 9 Pro đúng cách, Gary đã kiểm tra với RAMBoost bật và tắt.
Điều đầu tiên cần lưu ý về thử nghiệm với RAMBoost bật là sự gia tăng đột ngột về RAM trống khi Candy Crush được khởi chạy. Điều này xảy ra do Subway Surfers đã bị tắt, mặc dù vẫn còn nhiều RAM trống và swap space, điều này có thể là do tính năng RAMBoost xác định bạn sẽ không quay lại một game cũ khi khởi chạy các game mới. Gary khởi động lại Subway Surfers và tiếp tục. Brawl Stars bắt đầu mà không gặp vấn đề gì, Minecraft cũng vậy. Khi đến Asphalt 9, Android đã tắt Candy Crush và 1945 Air Force.
Khi tắt RAMBoost, Android trên OnePlus 9 Pro sẽ hoạt động khác. Gary đã có thể khởi động tất cả các ứng dụng, từ Subway Surfers đến Minecraft mà không có bất kỳ game nào bị tắt, đến khi khởi chạy Asphalt 9, Subway Surfers mới bị loại bỏ.
Điều kỳ lạ về cả hai thử nghiệm chạy trên OnePlus 9 Pro là các ứng dụng bị tắt khi vẫn còn tài nguyên trống. OnePlus 9 Pro có 4GB swap space nhưng chỉ khoảng 1GB được sử dụng khi các ứng dụng bắt đầu bị xóa. Có vẻ như OnePlus 9 Pro hơi quá tay trong việc quản lý bộ nhớ, đặc biệt là so với các điện thoại khác trong thử nghiệm.
Vậy, bạn cần bao nhiêu RAM trên điện thoại Android?
Rõ ràng, 4GB là không đủ cho một lượng đa nhiệm trung bình. Chỉ ba hoặc bốn game gần nhất sẽ còn trong bộ nhớ. Các ứng dụng làm việc đa phần sẽ yêu cầu ít hơn game, vì vậy bạn có thể chạy năm hoặc sáu ứng dụng nhỏ cùng nhau trước khi một số ứng dụng cần phải tải lại khi bạn quay trở về dùng nó. 6GB RAM sẽ giúp giảm bớt vấn đề này.
12GB trên Galaxy S21 Ultra là rất tốt và được quản lý hiệu quả. Ít nhất 15 game, bao gồm một số game lớn, có thể vẫn hoạt động đồng thời, bao gồm cả các trang đang hoạt động của Google Chrome. Có lẽ người dùng sẽ không thể phàn nàn hoặc thất vọng với khả năng đa nhiệm này.
Mặc dù OnePlus 9 Pro quản lý RAM một cách hơi quá mức, nhưng việc sử dụng RAMBoost trong thời gian dài sẽ giúp Android tận dụng tốt hơn 8GB RAM của nó. Nhưng 8GB trên các thiết bị khác có thể sẽ được sử dụng tốt hơn trên OnePlus.
Dựa trên kết quả, khuyến nghị của AndroidAuthority là nên nhắm đến 6GB RAM khi mua một chiếc smartphone giá thấp. Đối với các thiết bị tầm trung hoặc cao cấp, 8GB sẽ mang lại trải nghiệm đa nhiệm tốt ở hiện tại và vẫn ổn trong tương lai. RAM 12GB trên Galaxy S21 Ultra rõ ràng là rất tốt và sẽ cung cấp trải nghiệm tổng thể tuyệt vời cho cả những người dùng yêu cầu cao. Chúng ta có cả những smartphone RAM 16GB, nhưng con số này vẫn chưa thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại.
Galaxy Tab S8 tiếp tục lộ diện: Nâng cấp chủ yếu tới từ bản Ultra với màn hình "tai thỏ", giá từ 18 triệu đồng Galaxy Tab S8 có thể sẽ được giới thiệu cùng với Galaxy S22 trong tháng 2. Trang tin WinFuture mới đây đã chia sẻ các hình ảnh render (có thể coi như là chính thức) của Galaxy Tab S8 series. Theo đó, đúng như các dự đoán trước đây, Galaxy Tab S8 và S8 về cơ bản chỉ là một phiên bản nâng...