Smartphone cấu hình ‘khủng’, sạc 66W, màn hình 120Hz, giá 13,99 triệu tại Việt Nam
Vivo V25 Pro 5G sắp lên kệ ở thị trường Việt Nam với giá 13,99 triệu đồng.
Ở thị trường Việt Nam, Vivo V25 Pro 5G mang tới cho khách hàng 2 tùy chọn màu sắc gồm đen đại dương và xanh tinh quang. Smartphone cận cao cấp này có giá niêm yết 13,99 triệu đồng.
Vivo V25 Pro 5G.
Về thiết kế, Vivo V25 Pro 5G sử dụng khung viền bằng nhôm, 2 bề mặt phủ kính cường lực. Kích thước của máy lần lượt là 158,9×73,5×8,6 mm, trọng lượng 190 g. Cảm biến vân tay quang học tích hợp bên trong màn hình. V25 Pro 5G không có jack cắm tai nghe 3,5 mm.
V25 Pro 5G được trang bị màn hình AMOLED kích thước 6,56 inch, độ phân giải Full HD Plus (2.376×1.080 pixel) cho mật độ điểm ảnh 398 ppi. Màn hình này chia theo tỷ lệ 19,8:9, tích hợp công nghệ HDR10 , độ sáng tối đa 1.300 nit, thiết kế cong 2 cạnh viền, tần số quét 120 Hz, tốc độ lấy mẫu cảm ứng 300 Hz.
Video đang HOT
Dung lượng pin của Vivo V25 Pro 5G ở mức 4.830 mAh, tích hợp công nghệ sạc nhanh FlashCharge với nguồn ra 66W. Nhờ đó, máy chỉ cần 15 phút để sạc từ 0-40% hoặc 0-71% trong 30 phút.
Cung cấp sức mạnh cho Vivo V25 Pro 5G là bộ vi xử lý MediaTek Dimensity 1300 5G (6 nm) lõi 8 với tốc độ tối đa 3 GHz, GPU Mali-G77 MC9. V25 Pro 5G dùng RAM LPDDR4x cùng bộ nhớ trong UFS 3.1 nhưng không có khay cắm thẻ microSD. Hệ điều hành Android 12, tùy biến trên giao diện Funtouch OS 12. Máy có RAM ảo 8 GB.
Vivo V25 Pro 5G có 3 camera sau. Trong đó, cảm biến chính độ phân giải 64 MP, khẩu độ f/1.9 cho khả năng lấy nét theo pha, chống rung quang học (OIS). Ống kính thứ hai 12 MP, f/2.2 mang tới góc rộng 120 độ và cảm biến macro 2 MP, f/2.4. Máy ảnh selfie 32 MP, f/2.5. Cả camera trước và sau đều có thể quay video 4K.
Những điểm trừ của smartphone màn hình gập
Sau 3 năm xuất hiện, smartphone màn hình gập vẫn có những điểm trừ liên quan đến màn hình, giá bán và phần mềm.
Vết hằn trên màn hình. Theo Android Authority, một trong những vấn đề chưa được giải quyết trên smartphone gập là vết hằn trên màn hình. Tình trạng này xuất hiện nhiều trên các model của Samsung và ngày càng hiện rõ sau một thời gian sử dụng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Các thiết bị như Huawei Mate X2 hay Oppo Find N có vết hằn mờ hơn, tuy nhiên người dùng phải đánh đổi với khả năng kháng nước kém hơn những model khác. Ảnh: Android Authority.
Không có kháng bụi. Samsung là hãng đầu tiên mang khả năng kháng nước lên smartphone màn hình gập với chuẩn IPX8. Tuy nhiên, chữ X đồng nghĩa các model này không có khả năng kháng bụi. Với thiết kế đặc trưng, bụi rất dễ lọt vào bản lề của smartphone gập, gây hư hỏng hoặc trầy màn hình. Do đó, việc bổ sung khả năng kháng bụi có thể giúp giảm tình trạng trên. Ảnh: XDA.
Màn hình kém bền. So với thế hệ đầu tiên, màn hình trên smartphone gập đã bền hơn nhờ công nghệ kính siêu mỏng (UTG). Tuy nhiên, chất lượng màn hình của điện thoại gập vẫn chưa cao. Lóa sáng là tình trạng thường gặp nhất, bên cạnh cảm giác nhìn rẻ tiền với độ bền kém. Một số hãng như Samsung còn khuyên người dùng không ấn móng tay lên màn hình. Corning đang phát triển kính cường lực siêu mỏng cho thiết bị gập mang tên Willow Glass, tuy nhiên thời gian ra mắt chưa được công bố. Ảnh: Engadget.
Tối ưu ứng dụng. Dù Google và Samsung đang tối ưu hệ điều hành cho smartphone gập, chúng vẫn chưa làm hài lòng hầu hết người dùng. Một số app như Instagram (ảnh) không hỗ trợ tỷ lệ màn hình của điện thoại gập. Nhiều ứng dụng khác cũng hiển thị theo cách tương tự, gây lãng phí không gian. Ngoài ra, còn ít app hỗ trợ tốt đa nhiệm nhiều cửa sổ, hoặc chế độ Flex mode dành cho điện thoại gập. Trong thời gian tới, Android 12L dành cho smartphone gập và tablet được kỳ vọng giải quyết tình trạng này. Ảnh: Android Authority.
Bị cắt một số tính năng. Hầu hết smartphone gập hiện nay có cấu hình rút gọn đôi chút so với những model cùng tầm giá. Ví dụ, Galaxy Z Fold4 vẫn có pin 4.400 mAh tương tự Galaxy S22 Ultra, nhưng không trang bị camera 108 MP. Xiaomi Mi Mix Fold 2 thiếu đi sạc không dây và kháng nước. Lý do đến từ độ mỏng và hệ thống bản lề phức tạp khiến không gian sắp xếp linh kiện trong smartphone gập hạn hẹp hơn điện thoại bình thường. Ảnh: Xiaomi.
Chưa bán rộng rãi. Hiện tại, Samsung, Motorola và Huawei là những thương hiệu bán smartphone gập tại nhiều quốc gia. Trong khi đó, Oppo, Xiaomi hay Vivo vẫn chỉ bán ở thị trường Trung Quốc. Điều đó khiến người dùng chưa có nhiều lựa chọn khi mua smartphone màn hình gập. Ảnh: AndroPlus.
Giá đắt. Một trong những trở ngại lớn khiến người dùng chưa thể tiếp cận smartphone gập là giá bán. Galaxy Z Fold4 có giá khởi điểm 1.800 USD, trong khi S22 Ultra là 1.200 USD. Những model như Huawei Mate XS 2 thậm chí đắt hơn (1.984 USD). Tất nhiên, vẫn có một số mẫu giá dễ chịu như Galaxy Z Flip4 (1.000 USD), song vẫn đắt hơn mức trung bình của smartphone. Trong tương lai, việc nguồn cung dồi dào, nhiều model cạnh tranh có thể giúp giá của smartphone gập dễ chịu hơn. Ảnh: Android Authority.
Smartphone siêu bền, 2 màn hình, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá gần 9 triệu đồng Doogee S98 có thiết kế độc đáo cùng nhiều ưu điểm nổi bật. Máy có giá 350 USD (tương đương 8,69 triệu đồng). Khách hàng mua Doogee S98 có 3 màu sắc để lựa chọn gồm cam, đỏ và đen. Giá bán của smartphone này là 350 USD (tương đương 8,69 triệu đồng). Doogee S98. Doogee S98 sở hữu ngoại hình góc cạnh...