Smartphone bí mật của giới tội phạm
Vince Ramos muốn phát triển Phantom Secure thành điện thoại an toàn nhất thế giới, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, nhưng FBI đã tìm đến ông.
Một ngày mùa đông năm 2018, tại khách sạn sang trọng Wynn, Ramos không ngủ được. Vài ngày qua, ông bị các quan chức thực thi pháp luật đến từ Mỹ, Canada và Australia liên tục thẩm vấn. Giữa các đợt, ông có khoảng thời gian ngắn ngủi để gặp vợ con, đang ở trong phòng riêng gần đó.
Chuyến đi của ông đến Vegas đã được sắp đặt.
Ông tới đây để gặp một cộng sự cho hoạt động kinh doanh trị giá hàng triệu USD nhờ bán điện thoại mã hóa Phantom Secure của mình. Đây là những chiếc BlackBerry được công ty Phantom tùy chỉnh với phần mềm chuyên dụng, được thiết kế để ngăn việc theo dõi và nghe lén thông thường. Nhưng FBI đã chờ sẵn và dồn ông vào chân tường với những cáo buộc treo lơ lửng.
Các băng đảng motor ngoài vòng pháp luật ở Australia, các tổ chức buôn hàng cấm ở Mỹ và thậm chí các thành viên của tổ chức buôn bán hàng cấm Sinaloa khét tiếng nhất Mexico đều sử dụng điện thoại Phantom. Trong khi các công ty như Apple, Google, Samsung… được coi là vô can nếu tội phạm sử dụng điện thoại do họ sản xuất, các nhà chức trách lại tin Phatom và Ramos là một phần của các âm mưu phạm pháp, tiếp tay cho những kẻ buôn lậu hàng cấm.
Cuối cùng, các đặc vụ cũng ngừng thẩm vấn và chợp mắt. Trong khi đó, Ramos vẫn thao thức và nghĩ về bản án tù nhiều năm.
Nhưng khi các đặc vụ ngủ say, Ramos phát hiện sơ hở.
Ông lặng lẽ đi ra ngoài hành lang, đến phòng vợ và nói lời chia tay. Ông rời khách sạn và sau đó tìm cách vượt biên trở về nhà ở Canada. Trong khi đó, các đặc vụ vẫn còn ở trong căn phòng, không hay biết người mà họ mất công săn lùng nhiều năm qua vừa bỏ đi.
Điện thoại Phanton Secure là gì?
Trước khi ra mắt điện thoại Phantom Secure và trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra quốc tế, Ramos làm việc tại công ty đa cấp Amway, sau đó là Rogers, tập đoàn viễn thông có trụ sở tại Toronto. “Ông ấy là một doanh nhân, không phải là một tên trùm xã hội đen”, một nguồn tin am hiểu về Phantom cho biết.
Ramos huấn luyện đội bóng Richmond Raiders của con trai, tập jujitsu với con gái và đeo balô Hello Kitty khi làm vòng tay với bọn trẻ. Đa số những người quen biết nói ông không phải tên tội phạm lọc lõi mà thực chất là người ngây thơ, cẩu thả và không lường trước được tình cảnh mà ông ta sẽ rơi vào.
Điện thoại Phantom Secure bản chất là điện thoại BlackBerry nhưng đã được thay đổi một vài chức năng và sử dụng chương trình mã hoá PGP.
Phantom ra đời năm 2008. Ramos nhận được nhận được giấy phép kinh doanh Phantom Secure Communications tại Richmond, Canada. “Công ty hoạt động và được điều hành hợp pháp”, một thành viên trong gia đình Ramos nói.
Trên website thời kỳ đầu, Ramos giải thích lý do Phantom ra đời: “Tôi thực sự tin vào quyền riêng tư của chúng ta và như nhiều người dùng Internet, tôi luôn lo lắng về tính bảo mật của việc lưu trữ email và thông tin liên lạc của mình”.
Ông không phải chuyên gia công nghệ, cũng không thực sự đam mê công nghệ. Thay vào đó, người đảm nhận chức vụ Giám đốc công nghệ ở Phantom là một người chỉ được nhắc dưới cái tên Individual A do người này không bị buộc tội.
Điện thoại Phantom là một phiên bản BlackBerry đã được thay đổi. Nó sử dụng chương trình mã hóa PGP, cho phép người nhận mới có thể giải mã các tin nhắn được gửi đến họ. Tuy nhiên, Phantom còn tiến xa hơn PGP – nó loại bỏ chức năng định vị GPS, micro và máy ảnh khỏi BlackBerry; người dùng thậm chí không thể thực hiện các cuộc gọi thông thường trên điện thoại và thay vào đó, họ chỉ có thể gửi email được mã hóa.
Phantom cũng cung cấp tính năng xóa từ xa. Người dùng có thể liên hệ với công ty và Phantom sẽ xóa tin nhắn trên điện thoại mà không cần tiếp xúc vật lý với thiết bị. Công ty điều hành cơ sở hạ tầng của mình bên ngoài Canada và định tuyến dữ liệu thông qua các máy chủ ở Panama và Hong Kong, nhằm giữ nó ngoài tầm với của các bên thứ ba.
Tính năng bảo mật tin nhắn từ điện thoại được mã hóa chỉ hoạt động nếu cả người gửi và người nhận đều sử dụng điện thoại mã hóa, và đôi khi các công ty đòi hỏi thiết bị của họ chỉ giao tiếp với điện thoại của cùng một nhà sản xuất. Từ góc độ kinh doanh, đó là một cách để lôi kéo và giữ chân khách hàng.
Bruno cho biết anh bắt đầu sử dụng điện thoại Phantom năm 2008 khi làm việc trong khu giải trí về đêm ở Toronto. Đây là thời kỳ hoàng kim của BBM – hệ thống nhắn tin của BlackBerry. Bruno cho biết thời đó sở hữu một chiếc điện thoại Phantom là một biểu tượng địa vị, từ doanh nhân cho đến đội ngũ bảo vệ.
Ramos mô tả thiết bị được ví như Louis Vuitton của thế giới điện thoại – chiếc điện thoại mà người dùng phải trả phí thuê bao hàng nghìn USD mỗi năm.
“Tôi phải liên lạc với các khách hàng VIP để phục vụ mọi nhu cầu của họ, như đặt chỗ”, Bruno nói. Anh dùng Phantom vì làm việc với các đại lý về bất động sản và kế toán – những người cũng sử dụng Phantom.
Ramos tặng điện thoại Phantom cho các rapper và vận động viên thể thao, trong đó có các thành viên của đội bóng rổ Toronto Raptors, những người sau đó sử dụng thiết bị này để hoạt động trong mạng xã hội của riêng họ.
“Ông ấy bán điện thoại BlackBerry giống như bán hàng đa cấp Amway. Ông ta luôn nói về tiếp thị trực tiếp”, một người thân cận với Phantom cho biết. Phần lớn sản phẩm được biết đến thông qua truyền miệng.
Sau đó, Phantom thay đổi giao diện trang web với thiết kế bóng bẩy cùng hình ảnh những người đàn ông mặc vest đen, đeo cà vạt, tay cầm điện thoại và đi xe Bentley sang trọng.
“Được thiết kế dành riêng cho Giám đốc điều hành thời thượng”, trang web mô tả. Một số người chuyên bán điện thoại Phantom đã chia sẻ trên mạng xã hội những hình ảnh thiết bị được bao quanh bởi đồ trang sức bằng vàng. Còn trong video quảng cáo Phantom tràn ngập các cảnh quay những người đàn ông hút xì gà, những chiếc ghế bọc da và tòa nhà chọc trời cao chót vót với logo của công ty.
“Bạn có biết sử dụng điện thoại di động là hình thức giao tiếp kém an toàn nhất không? Bạn có biết gửi email thông thường chẳng khác gì gửi bưu thiếp? Bạn có biết tin nhắn SMS được gửi dưới dạng văn bản không mã hóa không?”, video nhấn mạnh và khẳng định thông điệp “Trải nghiệm riêng tư đích thực, vượt xa sự hoàn hảo”.
Khách hàng của Phantom là ai?
Ramos không trực tiếp tương tác với người dùng của mình. Theo hồ sơ tòa án, các quản trị viên của Phantom đảm nhiệm việc xử lý đăng ký mới, xóa thông tin trên thiết bị hoặc xóa tài khoản. Dưới các quản trị viên là các nhà phân phối, về cơ bản đóng vai trò trung gian giữa các đại lý điện thoại Phantom cho người dùng và công ty Phantom. Bruno từ người sử dụng Phantom trở thành một nhà phân phối và cuối cùng trở thành một nhà bán buôn điện thoại.
Video đang HOT
Ngay từ đầu, đã có dấu hiệu cho thấy khách hàng của Phantom có cả tội phạm. Bruno cho biết anh từng từ chối một số “nhân vật bất hảo” và lọc ra những cá nhân đáng ngờ. Trong khi đó, Ramos không yêu cầu xác minh điều này. Một trong những chính sách của Phantom là không thu thập tên khách hàng, nhưng các bộ phận trong công ty cũng không xác minh chiếc điện thoại do ai bán ra.
“Khi Ramos tạo dựng công việc kinh doanh, ông ấy thực sự không biết mình đang giao dịch với ai”, một thành viên gia đình của Ramos nói. “Chúng tôi biết có thể có một số người đã mua nó cho những mục đích bất chính”.
Một số nhà phân phối muốn bán điện thoại Phantom cho tội phạm. “Tôi chỉ bán cho những người mà chúng tôi được giới thiệu hoặc đến từ sở thú”, một người từng quảng cáo thiết bị Phantom trực tuyến cho biết, trong đó “sở thú” ám chỉ “nhà tù”. “Ngay cả khi ai đó liên hệ qua trang web của tôi, tôi cũng không trả lời.”
Bruno từng cảnh báo Ramos cần thận trọng hơn vì hành động bất cẩn của ông ta và ủa các nhà phân phối có hại cho công ty. Tuy nhiên, Ramos nói ông muốn Phantom giống như Uber – tràn ngập thị trường trước và tuân thủ các quy định sau. Sẽ đến lúc, Phantom hoạt động độc quyền tại một quốc gia cụ thể.
Giá bán hàng cấm ở Australia đắt gấp tám lần ở Mỹ vì vận chuyển hàng cấm vào nước này rất khó khăn. Những kẻ buôn lậu cần một công cụ liên lạc mà họ có thể tin tưởng rằng các cơ quan thực thi pháp luật không thể nghe lén.
Từ đây, Phantom tìm thấy một thị trường mới.
“Điện thoại không thể theo dõi do Phantom Secure cung cấp có liên quan đến vụ giết người của băng đảng motor khét tiếng Hells Angels” là tiêu đề một bài báo của ABC tháng 3/2014. Các cơ quan thực thi pháp luật Australia không thể giám sát liên lạc của những tên tội phạm nổi tiếng vì chúng sử dụng điện thoại được mã hóa. Ngay cả Tổng cục Tín hiệu Australia, hoạt động tương tự Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), cũng không thể phá vỡ mã hóa này.
Tuy nhiên, ABC chỉ khẳng định tội phạm đã phát hiện và khai thác công dụng bảo mật của điện thoại, chứ không nói Phantom có mối hợp tác với tội phạm.
Đối với Ramos, việc tội phạm sử dụng Phantom không phải vấn đề lớn, mà là cơ hội kinh doanh. Việc bài báo nêu tình trạng các cơ quan tình báo cũng không thể theo dõi thiết bị “là sự xác thực cao nhất, uy tín nhất về tính hiệu quả của những gì chúng ta đã làm suốt thời gian qua. Không thể tốt hơn thế”, như trong tin nhắn Ramos gửi cho một nhân viên.
Còn theo Bruno, sự chú ý của giới truyền thông đã “đưa Phantom lên bản đồ”.
Việc sử dụng điện thoại Phantom bùng nổ ở Australia. Li Wang, một người chuyên bán điện thoại Phantom, cho biết anh có khoảng 800 khách hàng từ các mạng lưới tội phạm khác nhau. Căn hộ của anh ngập tràn những chiếc BlackBerry mã hóa hàng chục nghìn đôla tiền mặt. Điện thoại này phổ biến tới mức được coi như một loại tôn giáo ở Australia. Một lý do là những kẻ tội phạm .. yêu cầu bất cứ ai muốn hợp tác kinh doanh cũng phải dùng điện thoại này.
Trong khi đó, một nhà phân phối điện thoại Phantom cho biết việc bán điện thoại này ở Australia hoàn toàn hợp pháp vì công ty đã được cấp phép kinh doanh.
Ủy ban Tội phạm New South Wales viết trong báo cáo rằng “việc sử dụng các thiết bị Blackberry được mã hóa tiếp tục không suy giảm và tạo điều kiện cho nạn buôn bán thuốc gây nghiện”.
Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu xảy ra khi Phantom tảng lờ các nhà chức trách Australia khi họ cố gắng liên hệ với công ty. Bruno cho biết, bản chất hoạt động kinh doanh của công ty vốn nhạy cảm và họ cần bảo vệ quyền riêng tư của khác hàng. Tuy nhiên, “không cần phải là một chuyên gia pháp lý, tôi cũng hiểu rằng việc phớt lờ các yêu cầu thực thi pháp luật chính là con đường dẫn đến thảm họa và có thể là bất hợp pháp”.
Còn dưới góc nhìn của Ramos, ông không hề trực tiếp giao dịch với tội phạm. Ông chỉ kinh doanh, chỉ bán điện thoại. Như các nhà sản xuất điện thoại khác trên thị trường, họ không thể kiểm soát việc người dùng sẽ sử dụng điện thoại vào mục đích gì.
Phantom bị đưa vào tầm ngắm
Một trong những khách hàng của Phantom là Owen Hanson, một cựu cầu thủ của đội bóng USC (Mỹ). Hanson từng điều hành việc đánh bạc trực tuyến và buôn bán hàng cấm. Tài liệu của FBI cho thấy, tổ chức của Hanson sử dụng khoảng 6 chiếc Phantom để điều phối việc vận chuyển hơn một tấn cocaine tại Mexico, Los Angeles, San Diego, Chicago, New York City và New Jersey.
Người nhà của Ramos nói Ramos chưa bao giờ gặp hay biết Hanson. Nhưng điều đó không thành vấn đề đối với các nhà điều tra. FBI đã bắt được một kẻ đang sử dụng điện thoại mã hóa để vận chuyển hàng cấm vào Mỹ, nên họ hoàn toàn có lý do để điều tra Phantom.
Tháng 5/2016, FBI bay tới Vancouver để gặp gỡ Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP). RCMP và các nhà chức trách Australia đã hợp tác điều tra hoạt động của Phantom từ năm 2014 và nhận thấy công ty này đã có 15 chi nhánh trên toàn cầu với doanh thu vượt mức 32 triệu USD.
RCMP đã thử 6 lần và mua được một chiếc Phantom. Sau đó, một sĩ quan gọi điện tới số điện thoại hỗ trợ của Phantom, tự nhận là kẻ buôn bán hàng cấm, nói rằng đồng bọn đã bị bắt và đề nghị nhân viên này xóa dữ liệu trong máy.
“Tôi nghĩ anh ta đã bị bắt và tôi cần xóa thông tin, có rất nhiều bằng chứng chết tiệt trên chiếc BlackBerry của tôi”, người này nói.
“Ông muốn xóa dữ liệu trên cả hai máy?”, một nhân viên Phantom hỏi lại.
“Đúng”.
“Xin đợi một giây”, nhân viên Phantom trả lời, trước khi đảm bảo rằng các nhà chức trách sẽ không thể truy cập được dữ liệu của Phantom.
RCMP cũng thu được thông tin đăng nhập trên một bảng tin được những người bán Phantom sử dụng, cho phép xác định thành phố và đất nước mà họ đăng nhập, theo tài liệu của FBI.
Giới chức Canada và Australia gặp vấn đề. Bán điện thoại trên lãnh thổ của họ không phải hành vi phạm pháp, họ cũng không có khuôn khổ pháp lý để coi Phantom là tổ chức tội phạm. Trong khi đó, Mỹ có Đạo luật về Các tổ chức Lũng đoạn và Tham nhũng (RICO) để truy tố những ông trùm mafia chuyên ra lệnh cho cấp dưới phạm pháp nhằm tránh dính dáng đến pháp luật. Đây cũng là đạo luật được giới chức Mỹ dùng để truy tố Hanson và băng đảng buôn hàng cấm.
Canada và Australia cần Mỹ can dự để đánh sập công ty không vi phạm luật pháp sở tại. Tài liệu của FBI công nhận điều này, cho biết RCMP sẵn lòng phối hợp với họ.
Cơ quan DEA cũng có thông tin, bao gồm những bản ghi hội thoại liên quan tới Michael Gamboa, còn gọi là Chino, và Christopher Poquiz, hai nhà phân phối điện thoại Phantom ở Los Angeles.
Kế hoạch của FBI là chỉ đạo người cung cấp tin nhắm tới Gamboa và Poquiz, sau đó cài cắm một đặc vụ ngầm vào mạng lưới này để trở thành một phần của Phantom. Nếu FBI có thể đưa người vào mạng lưới phân phối, họ có thể luồn sâu vào bộ máy lãnh đạo của Phantom. Mục đích cuối cùng là tiếp cận Ramos và CTO.
Phía Australia cũng thực hiện kế hoạch tương tự. Sau một cuộc họp cuối năm 2016, đại diện Cơ quan Cảnh sát Queensland kéo đặc vụ FBI ra ngoài và tiết lộ nguồn tin bí mật (CHS) rất có giá trị là một người phân phối Phantom ở Australia. FBI không cần tìm cách cài cắm người vào mạng lưới bán hàng khi cảnh sát Queensland đã làm được điều đó, đây được coi là bước đột phá trong cuộc điều tra.
Phantom cũng không dừng lại ở Australia. Các dữ liệu online cho thấy Phantom sở hữu mạng lưới tên miền và công ty đăng ký tại Bulgaria, Ireland và Singapore. Quảng cáo tuyển người trên các tờ báo địa phương cho thấy những công ty có liên hệ tới Phantom Secure ở Thái Lan.
Một phần doanh thu của Phantom đến từ tiền ảo, vàng bạc, cùng hàng trăm nghìn USD nằm trong các tài khoản và hòm lưu trữ tại Los Angeles và Beverly Hills. Ramos có khối tài sản cá nhân ít nhất 10 triệu USD, sở hữu nhiều bất động sản ở Las Vegas và Canada, cùng một siêu xe Lamborghini.
Phantom bán được tổng cộng 7.000 – 10.000 điện thoai. Bản đồ trong tài liệu của FBI cho thấy thiết bị này xuất hiện ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Đông Nam Á và Bắc Mỹ.
Tuy vậy, sản phẩn của Phantom không được cải tiến trong suốt 10 năm kể từ khi ra mắt. Vào thời điểm giữa thập niên 2010, BlackBerry không còn phổ biến như trước. Nhiều công ty khác phát triển sản phẩm trên nền Android và bổ sung nhiều tính năng, trong đó có gửi tin nhắn tức thì với độ bảo mật cao, thay vì gửi email qua lại.
Tài liệu nội bộ của Phantom cho thấy một số người phân phối còn gửi cho khách hàng những điện thoại BlackBerry được tái chế, bên trong chạy phần mềm Phantom nhưng bị hỏng bàn phím hoặc nứt màn hình. Hãng này đang chạy sau thời đại.
Các nguồn tin am hiểu cho biết Phantom thuê người phát triển ứng dụng Android, nhưng nó trở thành một thảm họa khi người thực hiện “gần như không biết gì về lập trình”.
Phantom sau đó đổi mới với ứng dụng Privé Chat chạy trên KNOX, phiên bản Android tập trung vào bảo mật do Samsung phát triển. “Nó ổn nhưng ra đời chậm hai năm”, Bruno nói.
Ramos cũng muốn thúc đẩy chuyển dịch Phantom từ BlackBerry sang phần cứng Android bằng cách đặt lượng lớn thiết bị tải sẵn các hệ điều hành tối ưu cho bảo mật. Ông ta muốn chi trả bằng Bitcoin nhưng không được chấp thuận và nhanh chóng biến mất.
Cạnh tranh trong thị trường điện thoại mã hóa cũng ác liệt hơn. Các công ty như Encrochat đưa ra sản phẩm tương tự Phantom và chiếm thị phần chủ đạo ở châu Âu, trong khi nhiều doanh nghiệp cũng xâm lấn lãnh địa của Phantom, đặc biệt là tại Australia.
“Doanh số bán hàng của chúng tôi tụt dốc nhanh chóng vì những đối thủ giá rẻ như Ciphr. Sản phẩm của Ramos không còn thú vị hay rẻ nữa. Ciphr và Sky đều có sản phẩm vượt trội, kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi”, Bruno nói.
Các ngân hàng cũng gây ra vấn đề với Phantom. HSBC đóng nhiều tài khoản của Bruno mà không báo trước, trong khi nguồn tin giấu tên cho biết giới chức đã đóng băng nhiều tài khoản và khoản thanh toán cho hoạt động của Phantom.
“Vince Ramos sống rất xa hoa, ông ấy phải tìm cách bảo đảm lối sống này. Tôi không can thán. Tôi kiếm được nhiều tiền trong thời gian đầu, nhưng lòng tham đã dẫn tới sự thất bại của ông ta”, Bruno nói.
Ramos tuyệt vọng tìm kiếm khách hàng mới và sẵn sàng làm ăn với bất kỳ ai. Cuộc gặp ở Vegas sau đó củng cố quyết tâm hợp tác với tội phạm có tổ chức của anh ta.
Cuộc điều tra “Chiến dịch Phá két sắt”
FBI và nguồn tin CHS bắt đầu hành động.
CHS trở nên quen thân với Ramos và gặp ông ta trong hai ngày ở Los Angeles. Khi CHS mô tả khách hàng của Phantom là tội phạm, Ramos khiển trách anh và nói rằng mọi khách hàng của Phantom cần được gọi là “các lãnh đạo”. Hai người chat qua WhatsApp và điện thoại Phantom, dường như thảo luận về khả năng thành công nếu chuyển hoàn toàn sang làm tội phạm.
CHS sắp xếp một cuộc gặp giữa Ramos với một nhóm buôn hàng cấm tại Vegas vào tháng 2/2017. Họ muốn đặt hàng 200 máy Phantom với giá trị 600.000 USD chỉ trong một thỏa thuận. Sau cuộc thảo luận, nhóm buôn hàng cấm hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một thành viên tổ chức sử dụng điện thoại Phantom và bị bắt.
Ramos khuyến cáo dùng tính năng xóa sạch của Phantom, nhưng cảnh báo điện thoại cần kết nối mạng để nhận lệnh và giới chức có thể bỏ nó vào túi Faraday để ngăn lệnh từ nhà sản xuất.
Các khách hàng đặt thêm câu hỏi, đặc biệt về khả năng Phantom có thể duy trì hệ thống GPS trên thiết bị nếu cần truy dấu người dùng. Ramos cho biết người dùng có thể tắt tính năng GPS nếu không muốn bị theo dõi.
Ông ta đã phạm sai lầm chết người khi cho biết điện thoại Phantom được dùng trong việc buôn hàng cấm, cũng như công ty có thể ra lệnh xóa dữ liệu nếu người dùng bị bắt.
Ramos không biết rằng những lời nói này không phải bình luận qua loa với một khách hàng tiềm năng. Nhóm buôn hàng cấm đó thực chất là các đặc vụ ngầm của RCMP và đang bí mật ghi lại cuộc đối thoại. CHS đã dẫn Ramos vào cãi bẫy của giới chức nhằm chuẩn bị vụ án nhằm vào ông ta.
Niềm tin của Ramos vào CHS tăng dần sau cuộc họp. Người này được trực tiếp liên lạc với các nhà phân phối hàng đầu của Phantom, những người giám sát hoạt động ở Thái Lan, Hong Kong, Dubai, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia.
Ramos ngày càng khó tránh khỏi liên quan đến hoạt động tội phạm. Trong một tin nhắn, ông thừa nhận các đặc vụ ngầm đã tìm cách để nhân viên dưới quyền xóa dữ liệu một chiếc điện thoại liên quan tới buôn hàng cấm.
Đầu năm 2018, Ramos ăn mừng sau chuyến công tác đến Mexico City để bán sản phẩm Phantom cho các khách hàng tiềm năng, trong đó có băng đảng khét tiếng Sinaloa. Chi tiết về chuyến đi và thỏa thuận không được tiết lộ.
Dù vậy, ông ta không ăn mừng được lâu. Giới chức đã có lệnh bắt và sẵn sàng kết tội Ramos với cáo buộc buôn hàng cấm, một phần nhờ cuộc gặp đặc vụ ngầm của RCMP trước đó. Các đặc vụ cho biết vụ Phantom nằm trong đạo luật RICO.
Các đặc vụ thẩm vấn Ramos trong vài ngày, vẫn cho ông ta nghỉ ngơi và gặp vợ. Ramos cũng xây dựng được quan hệ tốt với đặc vụ. Họ đưa đề xuất rằng Ramos tạo ra cửa hậu trong mạng lưới của Phantom, cho phép FBI xâm nhập và xác định danh tính những kẻ tội phạm đang dùng sản phẩm này, đổi lại ông sẽ lĩnh án tù nhẹ hơn nhiều.
Thành viên gia đình cho biết Ramos không cài cửa hậu vì “coi trọng sự riêng tư và bảo đảm đạo đức nghề nghiệp”. Ramos cũng không có kiến thức kỹ thuật để làm điều đó. Người có khả năng làm điều này là CTO và anh ta đang ở Canada.
Khi các đặc vụ ngủ say sau một cuộc thẩm vấn kéo dài, Ramos chạy ra hành lang khách sạn và xuống tầng hầm. Một người quen đón ông ta và đưa Ramos đến gần biên giới. Ramos nhắn tin cho những người có quan hệ chặt chẽ với Phantom để cảnh báo về những chuyện đã xảy ra, nhưng không tiết lộ chi tiết. Nguồn tin giấu tên cho biết Ramos muốn gặp luật sư và giải quyết sự việc, thậm chí nghĩ rằng mình vẫn có thể duy trì hoạt động kinh doanh.
Ông dừng chân để ăn uống tại một tiệm cà phê tại thị trấn Bellingham ở bang Washington, không xa biên giới Mỹ – Canada. Không lâu sau, hai người có vẻ ngoài giống doanh nhân bước vào và nghiên cứu thực đơn. Họ dường như rất lo lắng và cho biết chưa sẵn sàng gọi đồ.
Một trong hai người bước ra ngoài để gọi điện thoại, trước khi 5 – 6 người tiến vào quán và hướng đến chỗ Ramos. Ông không chống cự mà đứng lên, quay lại và chịu còng tay.
Sau khi bắt được Ramos, giới chức đã đánh sập mạng lưới Phantom Secure và thu hơn 180 tên miền được họ sử dụng. Lực lượng an ninh Australia, Canada và Mỹ thực hiện hơn 30 lệnh khám xét các văn phòng có liên hệ với Phantom, cũng như nhà riêng của những tên tội phạm sử dụng điện thoại. Trong đợt khám xét ngày 6/3/2018, giới chức Australia đã thu hơn 1.000 thiết bị Phantom.
Một tuần sau, nhà chức trách phát lệnh truy tố nhằm vào Gamboa và Poquiz ở Los Angeles, Younes Nasri ở Dubai và Kim Augustus Rodd ở Thái Lan. Tất cả vẫn đang lẩn trốn. CTO của Phantom không bị cáo buộc tội danh nào.
Tháng 10/2018, Ramos nhận tội vận hành doanh nghiệp tội phạm liên quan đến buôn hàng cấm. Một thành viên gia đình cho biết ông ký thỏa thuận nhận tội để tránh nguy cơ nhận mức án 25 năm đến chung thân nếu ra tòa xét xử.
Trong phiên kết án vào tháng 5/2019 ở San Diego, Ramos thừa nhận toàn bộ trách nhiệm, bày tỏ hối hận và đưa ra lời xin lỗi. Trong bức thư gửi thẩm phán trước đó, Ramos nói rằng ông biết những gì đã xảy ra, nhưng làm ngơ và không muốn đối diện với sự thật. “Tôi kiếm được tiền để chu cấp cho vợ con”, Ramos viết.
Cả công tố viên và luật sư bào chữa cho Ramos đều nhất trí đây là vụ án chưa từng có tiền lệ, đánh dấu lần đầu chính quyền Mỹ nhằm vào một công ty vì cung cấp công nghệ cho các tổ chức tội phạm ẩn mình khỏi lực lượng hành pháp.
Ramos biết rằng cung cấp dịch vụ cho tội phạm sẽ gây hại lớn, nhưng không có điều luật nào khẳng định việc ông làm là sai trái. Việc bán điện thoại, ngay cả cho tội phạm, không phải hành động phạm pháp. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy Ramos đã cố tình hỗ trợ những kẻ buôn hàng cấm, điều này khiến hành động của ông nằm trong các điều luật về âm mưu phạm pháp.
Thẩm phán kết án Ramos 9 năm tù, thấp hơn nhiều so với mức 14 năm do công tố viên đề xuất. Ông có thể được chuyển về thụ án tại Canada sau 5 năm trong nhà tù Mỹ. Ramos cũng bị cấm tham gia các dự án hoặc làm trong lĩnh vực liên quan đến phát triển, vận hành thiết bị và dịch vụ mã hóa.
Các tổ chức tội phạm vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại mã hóa để liên lạc, đồng thời liên tục thay đổi nhà cung cấp khi bị lực lượng hành pháp truy bắt.
Việc sử dụng các ứng dụng nhắn tin mã hóa hoặc ưu tiên bảo mật cũng tăng đột biến, không chỉ với tội phạm mà còn với số đông người dùng bình thường. “Ramos có thể đã sở hữu những ứng dụng này trước khi chúng ra đời nếu đầu tư vào đúng người, đúng nền tảng và đội ngũ quản lý. Nhưng ông ấy chỉ muốn tiệc tùng và lái xe đắt tiền. Thật phí phạm”, Bruno nói.
Ảnh trên tay smartphone Reno3 trước ngày "lên kệ"
Giờ đây, Oppo Reno3 đã về nước theo đường chính hãng và cho phép đặt trước.
Oppo thường xuyên tung ra những smartphone tầm trung, sức mạnh khá nhưng vẫn gây ấn tượng đến người dùng vì tích hợp những tính năng vô cùng thú vị, đặc biệt là với camera selfie. Sau Oppo Reno đầu tiên với thiết kế camera selfie "vây cá mập", giờ đây, Oppo Reno3 lại "chơi trội" với camera selfie có độ phân giải lên tới 44MP.
Mặt trước của Oppo Reno3 khá quen thuộc.
Số megapixel của camera dù không nói lên tất cả nhưng cảm biến 44MP trên Reno3 chắc chắn sẽ khiến người dùng hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng ảnh tự sướng. Theo nhà sản xuất Oppo, điện thoại có chế độ siêu chụp đêm 2.0 cực đẹp, bất chấp các điều kiện ánh sáng phức tạp như quán cà phê, quán bar, pub,..
Thiết kế mặt lưng bóng bẩy.
Đó là chưa kể cụm 4 camera sau (48MP 13MP 8MP 2MP) của máy cũng thể hiện sức mạnh nhiếp ảnh ở nhiều chế độ chụp: zoom kỹ thuật số 20x, chụp ảnh chân dung,... chắc chắn sẽ thoả mãn mọi yêu cầu của người dùng.
Camera selfie có độ phân giải 44MP.
Ngoài khả năng chụp ảnh tuyệt vời, Reno3 cũng có sức mạnh xử lý không hề kém các smartphone tầm trung khác (bao gồm cả Galaxy A71 của Samsung) nhờ được tích hợp chip xử lý MediaTek Helio P90; RAM 8GB và bộ nhớ trong 128GB. Cấu hình này giúp máy có thể xử lý "ngon" mọi tác vụ, không hề kém smartphone cao cấp.
Cận cảnh cụm 4 camera sau của Oppo Reno3.
Về dung lượng pin, Reno3 được tích hợp thỏi pin dung lượng 4025 mAh, đi kèm công nghệ sạc nhanh VOOC 3.0, có thể sạc 50% chỉ trong 30 phút và sạc đầy trong vòng 73 phút. Cùng với màn hình AMOLED 6,4 inch (độ phân giải Full HD ), người dùng hoàn toàn có thể yên tâm chụp ảnh, chơi game trên chiếc smartphone này.
Thiết kế khá mỏng.
Hiện tại, khách hàng đã có thể đặt trước Oppo Reno3 tại các nhà bán lẻ trong nước. Điện thoại có giá dự kiến khá hợp lý - 8,99 triệu đồng khi được bán ra chính thức vào ngày 09/05 tới với 3 tuỳ chọn màu: Hoa hồng Xanh, Trắng hoa tuyết và Đen ngọc trai. Được biết, nếu đặt hàng ngay lúc này, người dùng sẽ được tặng kèm nhiều phần quà hấp dẫn: tai nghe Bluetooth; thẻ quà tặng và vỏ bảo vệ,...
Máy vẫn giữ lại giắc cắm tai nghe.
Samsung Galaxy A31 giá 6,5 triệu đồng Galaxy A31 là smartphone đầu tiên dòng A dùng MediaTek với pin 5.000 mAh và sạc nhanh. Galaxy A31 là model mới nhất thuộc dòng Galaxy A 2020 của Samsung. Sản phẩm bán ra với các phụ kiện như sạc, cáp kết nối, tai nghe và case bảo vệ. Model này sẽ cạnh tranh với các smartphone trong tầm giá 6 tới 7...